Phát huy truyền thống 66 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của Bộ đội Biên phòng; 36 năm  Ngày biên phòng toàn dân trong tình hình mới

Thứ hai - 03/03/2025 09:37
Cách đây 66 năm, thực hiện chủ trương của Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngày 3/3/1959, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định 100/TTg thành lập lực lượng CAND vũ trang - nay là BĐBP.
Đồn là nhà, biên giới là quê hương

66 năm qua, trên cơ sở quán triệt các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thực hiện tốt các biện pháp công tác biên phòng, kết hợp chặt chẽ giữa đấu tranh vũ trang và đấu tranh chính trị, lực lượng BĐBP đã cùng với các lực lượng và quần chúng nhân dân trên địa bàn đấu tranh phòng, chống có hiệu quả mọi âm mưu “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch, giữ vững an ninh chính trị, TTATXH trên khu vực biên giới. Với khẩu hiệu: “Đồn là nhà, biên giới là quê hương.

Đồng bào các dân tộc là anh em ruột thịt”, thực hiện “cùng ăn, cùng ở, cùng làm, cùng nói tiếng dân tộc”, được chính quyền địa phương, quần chúng nhân dân tin yêu giúp đỡ, những người lính quân hàm xanh đã vượt qua mọi thử thách, gian khổ, bám trụ ở địa bàn biên giới, vận động đồng bào các dân tộc định canh, định cư, phát triển sản xuất, xóa bỏ các tập tục lạc hậu, mê tín dị đoan, nâng cao dân trí, xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh.

Quán triệt đường lối, quan điểm của Đảng, tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò, sức mạnh của Nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia, ngày 22/2/1989, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) ban hành Quyết định 16/HĐBT về tổ chức Ngày Biên phòng trong cả nước và Kỳ họp thứ III, Quốc hội khóa 11 đã thông qua Luật Biên giới quốc gia, trong đó xác định ngày 3/3 hằng năm là Ngày Biên phòng toàn dân.

Qua 36 năm thực hiện Ngày Biên phòng toàn dân, Đảng, Nhà nước đã quan tâm sâu sắc và có nhiều chủ trương, chính sách sát đúng; các bộ, ngành, đoàn thể trung ương và địa phương đã chung tay, góp sức hướng về biên giới, biển đảo.

Các hoạt động Ngày Biên phòng toàn dân được tổ chức thường xuyên, rộng khắp, tạo khí thế sôi nổi, trở thành ngày hội của toàn dân cả ở tuyến sau và trên biên giới; quần chúng nhân dân trong cả nước nói chung, ở khu vực biên giới nói riêng đồng tình ủng hộ, tham gia tích cực vào sự nghiệp bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới. Các phong trào, chương trình, mô hình giúp dân phát triển KT-XH như “Nâng bước em tới trường - Con nuôi đồn biên phòng”, “Thầy giáo quân hàm xanh”, “Thầy thuốc quân hàm xanh”, “BĐBP chung sức xây dựng nông thôn mới”, “Mái ấm biên cương”, “Xuân biên phòng ấm lòng dân bản”... đã góp phần củng cố, tăng cường niềm tin của Nhân dân với Đảng, Nhà nước, Quân đội, góp phần xây dựng nền biên phòng toàn dân, thế trận biên phòng toàn dân vững chắc trong nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân, gắn với nền an ninh nhân dân, thế trận an ninh nhân dân vững mạnh, quản lý, bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia, xây dựng biên giới hòa bình, ổn định, hữu nghị, hợp tác và phát triển.

Những năm tới, trên thế giới, hòa bình, hợp tác và hội nhập quốc tế là xu hướng chủ đạo, nhưng tiềm ẩn nhiều nhân tố gây mất ổn định, diễn biến nhanh, khó lường; chiến tranh cục bộ, xung đột vũ trang, tranh chấp tài nguyên, chủ quyền lãnh thổ, xung đột sắc tộc, tôn giáo, hoạt động can thiệp, lật đổ, ly khai, khủng bố; các yếu tố an ninh phi truyền thống sẽ diễn biến phức tạp, ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự của các nước như: Tội phạm có tổ chức, có vũ trang, tội phạm công nghệ cao, tội phạm xuyên quốc gia; vấn đề biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, an ninh lương thực, an toàn thực phẩm và bệnh dịch… Khu vực Đông Nam Á tiếp tục phát triển năng động, nhưng vấn đề chủ quyền biên giới, lãnh thổ, nhất là trên Biển Đông sẽ diễn biến phức tạp hơn. Tình hình chính trị - xã hội của đất nước cơ bản ổn định, kinh tế tiếp tục phát triển, quốc phòng, an ninh được củng cố, tăng cường; tuy nhiên, đất nước còn những khó khăn, thách thức.

Trên một số tuyến, địa bàn biên giới sẽ diễn biến phức tạp, các thế lực thù địch, phần tử cơ hội chính trị trong, ngoài nước tiếp tục đẩy mạnh chiến lược “diễn biến hòa bình”, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” và thực hiện âm mưu “phi chính trị hóa Quân đội”. Hoạt động của các loại tội phạm ngày càng tinh vi, xảo quyệt, manh động hơn; nhất là tội phạm về ma túy, buôn bán vũ khí, mua bán người, buôn lậu và gian lận thương mại có tổ chức, xuyên biên giới. Cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền trên biển của quân và dân ta sẽ còn lâu dài; các vấn đề an ninh phi truyền thống tiếp tục diễn biến phức tạp, đời sống của một bộ phận Nhân dân và lực lượng vũ trang, nhất là các đơn vị, địa bàn vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo còn gặp nhiều khó khăn.

Tình hình trên đặt ra cho công tác bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh BGQG trong tình hình mới ngày càng toàn diện, nặng nề và phức tạp, đòi hỏi những yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới ngày càng cao. Phát huy truyền thống 66 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, cán bộ, chiến sĩ BĐBP tuyệt đối tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, nắm vững thời cơ, vượt qua thách thức, quyết tâm phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước, Quân đội và Nhân dân giao phó; bảo vệ vững chắc toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ, an ninh BGQG trong mọi tình huống


Quán triệt sâu sắc nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, thực hiện tốt chức năng tham mưu cho Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng về nhiệm vụ công tác biên phòng và xây dựng BĐBP; phối hợp chặt chẽ với các lực lượng giải quyết thắng lợi các tình huống xảy ra trên biên giới, biển, đảo; bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia, phát huy truyền thống 66 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của Bộ đội Biên phòng như sau:

Một là, tiếp tục quán triệt, nắm vững quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước về nhiệm vụ quân sự - quốc phòng và nhiệm vụ xây dựng, quản lý, bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia, nhất là Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 25/7/2018 của Bộ Chính trị về Chiến lược Bảo vệ Tổ quốc trên không gian mạng; Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 16/4/2018 của Bộ Chính trị về Chiến lược Quốc phòng Việt Nam; Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 28/9/2018 của Bộ Chính trị về Chiến lược Bảo vệ biên giới quốc gia; Nghị quyết số 51-NQ/TW ngày 05/9/2019 của Bộ Chính trị về Chiến lược Bảo vệ an ninh quốc gia, Nghị quyết số 44-NQ/TW ngày 24/11/2023 của Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa XIII) về Chiến lược Bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Nâng cao tinh thần cảnh giác, chủ động làm tốt công tác nghiên cứu, dự báo tình hình biên giới, biển đảo, tình hình liên quan nhiệm vụ quân sự - quốc phòng; chấp hành nghiêm chế độ báo cáo và kịp thời tham mưu, đề xuất với Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng xây dựng, hoàn chỉnh hệ thống văn bản pháp luật về bảo vệ biên giới; có nhiều giải pháp xây dựng KVBG vững mạnh toàn diện; xây dựng lực lượng BĐBP tinh gọn, mạnh, “Mẫu mực, tiêu biểu”; các chủ trương, đối sách giải quyết kịp thời các tình huống trên biên giới, vùng biển, góp phần bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, giữ vững biên giới hòa bình, hữu nghị, ổn định, hợp tác và phát triển.
 
Đảng ủy, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Bình Phước tổ chức gặp mặt kỷ niệm 65 năm Ngày truyền thống Bộ đội Biên phòng (3-3-1959 / 3-3-2024), 35 năm Ngày Biên phòng toàn dân (3-3-1989 / 3-3-2024).

Hai là, tiếp tục nghiên cứu, đổi mới toàn diện, đồng bộ các biện pháp công tác biên phòng; thường xuyên đề cao cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu tốt, nắm chắc tình hình các tuyến biên giới, biển đảo, có kế sách ngăn ngừa những nguy cơ bất ổn từ sớm, từ xa, không để bị động, bất ngờ hoặc nảy sinh các vụ việc phức tạp kéo dài; kịp thời tham mưu và trực tiếp xử lý tốt các tình huống xảy ra, không đối đầu, căng thẳng, không để các thế lực thù địch, phản động lợi dụng kích động tạo thành những vấn đề phức tạp. Tổ chức quản lý, bảo vệ biên giới, biển đảo đúng chủ trương, đường lối của Đảng, theo qui định pháp luật, các hiệp định, quy chế biên giới. Tổ chức quản lý, bảo vệ biên giới tuyến Việt Nam - Trung Quốc theo 3 văn kiện pháp lý và các thỏa thuận cấp cao hai nước; triển khai các văn kiện đã ký kết sau tăng dày, tôn tạo mốc quốc giới tuyến Việt Nam - Lào và tổ chức quản lý, bảo vệ biên giới trên thực địa; tham mưu đẩy nhanh tiến trình phân giới, cắm mốc tuyến Việt Nam - Campuchia (hiện còn khoảng 212,796 km, tương ứng 16% đường biên giới chưa hoàn thành phân giới cắm mốc); xây dựng các văn bản pháp lý để quản lý, bảo vệ biên giới sau phân giới cắm mốc. Tiếp tục quản lý chặt chẽ người, phương tiện ra vào hoạt động khu vực biên giới biển theo Nghị định 71/2015/ NĐ-CP ngày 03/9/2015 của Chính phủ về quản lý hoạt động của người, phương tiện trong khu vực biên giới biển nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; trực tiếp và tham gia phối hợp với các đơn vị có liên quan tuần tra, kiểm soát, bảo vệ trong vùng biển Vịnh Bắc Bộ và phối hợp với lực lượng chấp pháp Campuchia và các đơn vị có liên quan tuần tra, kiểm soát trong vùng nước lịch sử Việt Nam - Campuchia.

Chủ động xây dựng kế hoạch đấu tranh phòng, chống các loại tội phạm, nhất là tội phạm ma túy, mua bán người, các hoạt động vi phạm chủ quyền biên giới, vùng biển; kiên quyết bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, tài nguyên, môi trường và lợi ích quốc gia trong mọi tình huống.

Ba là, tiếp tục đổi mới nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý, kiểm tra, kiểm soát xuất, nhập cảnh theo tinh thần cải cách thủ tục hành chính gắn với ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, bảo đảm văn minh, thuận tiện, thông thoáng, chặt chẽ, đúng pháp luật, đáp ứng yêu cầu mở rộng giao lưu, hội nhập quốc tế. Thực hiện tốt Nghị định số 112/2014/NĐ-CP ngày 21/11/2014 của Chính phủ Quy định về quản lý cửa khẩu biên giới đất liền và Nghị định số 34/2023/NĐ-CP ngày 16/6/2023 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều về Nghị định số 112/2014/NĐ-CP ngày 21/11/2014 của Chính phủ; Điều lệ công tác Ủy ban Hợp tác quản lý cửa khẩu biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc. Phối hợp với các ban, bộ, ngành tham mưu, báo cáo Bộ Quốc phòng, đề xuất Chính phủ bổ sung, sửa đổi các văn bản pháp luật có liên quan đến xuất, nhập cảnh. Đẩy nhanh dự án thành phần số 4 thuộc Đề án “Sản xuất và phát hành Hộ chiếu điện tử Việt Nam”. Tăng cường hợp tác với các nước và các tổ chức quốc tế trong các lĩnh vực quản lý, kiểm soát cửa khẩu, kiểm soát an ninh biên giới.

Bốn là, thực hiện có hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở KVBG. Tập trung đổi mới phương thức hoạt động, nâng cao chất lượng công tác nghiệp vụ cơ bản; xây dựng, củng cố mạng lưới mật, quản lý chắc địa bàn, đối tượng; kịp thời phát hiện âm mưu, phương thức, thủ đoạn mới của địch và các loại đối tượng; phòng, chống có hiệu quả các hoạt động xâm nhập, móc nối, liên kết tập hợp lực lượng hai bên biên giới tiến hành các hoạt động chống phá, gây mất ổn định KVBG. Tập trung chỉ đạo bằng các giải pháp quyết liệt để xóa các điểm nóng về tình hình tội phạm, nhất là tội phạm về ma túy, mua bán người, mua bán vận chuyển trái phép vũ khí, vật liệu nổ, buôn lậu, gian lận thương mại, xuất nhập cảnh trái phép. Bảo đảm tốt an ninh trật tự các tuyến, địa bàn trọng điểm, nhất là KVBG Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ, các cửa khẩu, cảng biển, các khu kinh tế, các khu hợp tác kinh tế hai bên biên giới. Mở rộng, nâng cao hiệu quả phối hợp với lực lượng chức năng trong nước và các nước láng giềng đấu tranh, phòng chống tội phạm ở KVBG.

Năm là, tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đối ngoại biên phòng. Nắm vững và thực hiện nhất quán quan điểm, đường lối đối ngoại của Đảng; kết hợp chặt chẽ đối ngoại của Đảng, Nhà nước, đối ngoại quân sự, quốc phòng với đối ngoại biên phòng và đối ngoại Nhân dân; thực hiện tốt phương châm vừa hợp tác, vừa đấu tranh, bảo vệ bí mật, bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc, giải quyết kịp thời, hiệu quả, tại chỗ những vấn đề nảy sinh trên biên giới, vùng biển. Tham mưu giải quyết các vấn đề còn tồn tại về biên giới, lãnh thổ, vùng biển với các nước có liên quan trên cơ sở luật pháp quốc tế. Phát huy hiệu quả hoạt động của đại diện biên giới; đa dạng hóa các nội dung, hình thức hợp tác, tăng cường các hoạt động giao lưu, tiếp xúc, củng cố lòng tin với lực lượng bảo vệ biên giới các nước láng giềng trên tinh thần hiểu biết, tin cậy cùng chung tay xây dựng biên giới bình yên, đồn - trạm hữu nghị, vì hạnh phúc của Nhân dân hai bên biên giới. Tiếp tục thực hiện tốt các thỏa thuận ký kết với biên phòng các nước ở cả 3 cấp về trao đổi thông tin, kinh nghiệm, phối hợp công tác, đào tạo cán bộ và trang bị kỹ thuật biên phòng. Phát động, tổ chức sâu rộng phong trào học ngoại ngữ, học tiếng nước láng giềng, nhất là đội ngũ cán bộ làm công tác ở cửa khẩu, công tác đối ngoại; tích cực đổi mới phương pháp, tác phong công tác, ứng xử văn hóa trong hoạt động đối ngoại; đảm bảo đối ngoại biên phòng luôn là một điểm sáng của đối ngoại quân sự.

Sáu là, củng cố, xây dựng nền biên phòng toàn dân vững chắc, KVBG ngày càng vững mạnh. Tham mưu, đề xuất với địa phương xây dựng quy hoạch, các kế hoạch, dự án kinh tế - xã hội gắn với quốc phòng - an ninh và nhiệm vụ bảo vệ biên giới; giải quyết tốt các vấn đề xã hội phức tạp liên quan đến Nhân dân; phát huy tinh thần làm chủ của Nhân dân trong xây dựng nền biên phòng toàn dân, trong đấu tranh với các loại tội phạm, giải quyết các mâu thuẫn trong nội bộ Nhân dân, đấu tranh với các quan điểm sai trái, thù địch. Phối hợp với các cấp, các ngành, các địa phương triển khai thực hiện Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 09/01/2015 của Thủ tướng Chính phủ về “Tổ chức phong trào toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh BGQG trong tình hình mới”; tiếp tục triển khai thực hiện Đề án “Phát huy vai trò của lực lượng Quân đội nhân dân tham gia công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, vận động Nhân dân chấp hành pháp luật tại cơ sở giai đoạn 2021-2027” và Đề án “Tập huấn, tuyên truyền phổ biến Luật Biên phòng Việt Nam và các văn bản quy định chi tiết giai đoạn 2021 - 2025”, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức cho Nhân dân về pháp luật, các quy chế, quy định về biên giới, biển, đảo; tham gia bồi dưỡng kiến thức quốc phòng, an ninh cho các đối tượng, nhất là kiến thức về biên giới và nhiệm vụ bảo vệ biên giới. Rà soát các chương trình, mô hình giúp dân theo hướng thiết thực, hiệu quả; tiếp tục tham gia thực hiện có hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025 về xây dựng nông thôn mới; giảm nghèo bền vững; phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi ở KVBG biển, đảo. Tích cực tham gia xây dựng, củng cố hệ thống chính trị cơ sở, phát triển giáo dục - đào tạo, chương trình quân, dân y kết hợp và các chương trình giúp dân nơi biên giới. Tăng cường hoạt động kết nghĩa, đỡ đầu của tuyến sau với biên giới, hải đảo.

Bảy là, nâng cao trình độ tác chiến, khả năng sẵn sàng chiến đấu của BĐBP, nhất là các đồn, trạm, hải đoàn, hải đội biên phòng. Tiếp tục phối hợp với các quân khu, Bộ Tư lệnh Hải quân, Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển, bộ chỉ huy quân sự các tỉnh, thành phố chỉ đạo, hướng dẫn BĐBP các tỉnh, thành bổ sung, hoàn thiện hệ thống văn kiện tác chiến ở từng cấp; điều chỉnh, bố trí đồn, trạm phù hợp yêu cầu, nhiệm vụ biên phòng, thế trận khu vực phòng thủ. Tổ chức huấn luyện, diễn tập phương án tác chiến bảo vệ biên giới, vùng biển, tác chiến khu vực phòng thủ, bảo vệ đồn, trạm; diễn tập xử lý các tình huống phức tạp về an ninh trật tự, giải quyết các “điểm nóng” và tham gia nhiệm vụ đấu tranh chính trị và xử lý tình huống quốc phòng. Thực hiện nghiêm chế độ sẵn sàng chiến đấu; chấp hành nghiêm quy định của Bộ Quốc phòng về sử dụng lực lượng, phương tiện quân đội. Chuẩn bị tốt mọi mặt thực hiện nhiệm vụ, tích cực giúp đỡ Nhân dân phòng chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn, khắc phục hậu quả xảy ra, sớm ổn định đời sống Nhân dân.

Với những thành tích đạt được, lực lượng BĐBP vinh dự được Đảng, Nhà nước ghi nhận và tặng thưởng nhiều phần thưởng, danh hiệu cao quý: 2 lần được phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân; được tặng thưởng Huân chương Sao vàng; 3 Huân chương Hồ Chí Minh; 2 Huân chương Độc lập; 3 Huân chương Quân công; 3 Huân chương Lao động; Huân chương Chiến công hạng nhì trong đấu tranh phòng, chống tội phạm; 156 lượt tập thể và 67 cá nhân được Đảng, Nhà nước trao tặng danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân.
 

Tác giả: Gia Phúc

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Dang cs
quoc hoi
chinh phu
bp
hndn
cb
TUYEN GIAO
BAO BP

35

Chào giá dịch vụ thuê kiểm toán

Thời gian đăng: 02/03/2025

lượt xem: 171 | lượt tải:36

19/2023/LT

Lịch VPTU tuần thứ 19/2023

Thời gian đăng: 07/05/2023

lượt xem: 2275 | lượt tải:26

01/DSMT

Danh sách miễn thi ngoại ngữ, tin học CVC 2021

Thời gian đăng: 07/11/2021

lượt xem: 2722 | lượt tải:683

VB1111

Công văn V/v điều chỉnh, bổ sung lịch làm việc tuần 44

Thời gian đăng: 31/10/2021

lượt xem: 20853 | lượt tải:4523

8-HĐTNN

Số 08-HĐTNN

Thời gian đăng: 26/10/2021

lượt xem: 21458 | lượt tải:99143

35

Chào giá dịch vụ thuê kiểm toán

Thời gian đăng: 02/03/2025

lượt xem: 171 | lượt tải:36

19/2023/LT

Lịch VPTU tuần thứ 19/2023

Thời gian đăng: 07/05/2023

lượt xem: 2275 | lượt tải:26

01/DSMT

Danh sách miễn thi ngoại ngữ, tin học CVC 2021

Thời gian đăng: 07/11/2021

lượt xem: 2722 | lượt tải:683

VB1111

Công văn V/v điều chỉnh, bổ sung lịch làm việc tuần 44

Thời gian đăng: 31/10/2021

lượt xem: 20853 | lượt tải:4523

8-HĐTNN

Số 08-HĐTNN

Thời gian đăng: 26/10/2021

lượt xem: 21458 | lượt tải:99143
Thống kê
  • Đang truy cập155
  • Máy chủ tìm kiếm19
  • Khách viếng thăm136
  • Hôm nay38,587
  • Tháng hiện tại247,380
  • Tổng lượt truy cập30,658,513
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây