Đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Phước đề xuất tiếp tục đầu tư cao tốc Bắc - Nam theo hình thức PPP

Thứ ba - 09/06/2020 20:53 1.223 0
Ngày 09/6, Quốc hội nghe tờ trình và thảo luận tại tổ về việc điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến  Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020.
Đại biểu Phan Viết Lượng phát biểu thảo luận tại tổ
Đại biểu Phan Viết Lượng phát biểu thảo luận tại tổ
Trong phiên thảo luận, các đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Phước đã đề xuất nhiều giải pháp tâm huyết, trách nhiệm để Dự án đạt mục tiêu kế hoạch đề ra.

Cơ bản nhất trí với sự cần thiết phải điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án và thống nhất chuyển đổi 03 dự án thành phần từ đầu tư theo phương thức đối tác công-tư (PPP) sang đầu tư sử dụng 100% vốn đầu tư công và tiếp tục thực hiện đầu tư theo phương thức PPP đối với 05 dự án thành phần còn lại, đại biểu Phan Viết Lượng, đoàn ĐBQH tỉnh Bình Phước cho rằng việc chuyển đổi hôm nay chính là hệ quả của việc chậm triển khai Nghị quyết 52/2017/QH14 ngày 22/11/2017 của Quốc hội. Do vậy, đại biểu đề nghị trong Nghị quyết lần này quy định rõ cam kết, trách nhiệm của các nhà thầu, các cơ quan quản lý, nhất là người đứng đầu để triển khai nghị quyết này. Đồng thời có cơ chế giám sát, không để tái diễn tình trạng chậm tiến độ, chất lượng kém và thu phí theo hình thức thủ công mà phải thực hiện thu phí không dừng.

Đại biểu Huỳnh Thành Chung đề nghị tiếp tục sử dụng phương thức đối tác công-tư (PPP), không vì vướng về nguồn vốn tài trợ cho dự án và tiến độ dự án mà chuyển sang đầu tư công là sử dụng nguồn ngân sách nhà nước và thu phí để hoàn vốn.

Đại biểu Huỳnh Thành Chung chỉ ra rằng hiện nay Chính phủ có công cụ đó là Ngân hàng phát triển Việt Nam, trong thời điểm đặc thù cần điều chỉnh một phần trong Luật ngân sách cho phép Chính phủ ứng vốn ngân sách ủy thác cho Ngân hàng phát triển Việt Nam quản lý nguồn vốn cho doanh nghiệp PPP vay để vừa có khoản thu cho ngân sách nhưng vẫn đảm bảo ngân sách không bị thất thoát. Các nhà đầu tư quản lý dự án PPP phải chịu trách nhiệm về dự án này và ngân sách hoàn toàn không áp lực.

Theo đại biểu Huỳnh Thành Chung thì: “Trong bối cảnh đặc biệt, chúng ta sử dụng ngân sách làm đòn bẩy kinh tế để ủy thác cho Ngân hàng phát triển Việt Nam góp vốn thay vì sử dụng các ngân hàng thương mại. Như vậy, nhiệm vụ chính trị chúng ta làm được mà mục tiêu chúng ta cũng đạt được, vì nếu chuyển sang đầu tư công thì ngân sách cũng phải ứng vốn, trong khi đó chúng ta dùng cơ chế để tiếp tục phương thức đối tác công-tư nhằm giải quyết hoàn toàn vấn đề về thị trường và bảo toàn ngân sách”./.

Tác giả bài viết: Trần Thể

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây