Bình Phước toạ đàm kiểm soát quyền lực trong thực hiện mô hình bí thư cấp uỷ đồng thời là Chủ tịch UBND cấp xã

Thứ năm - 28/03/2024 03:25 604 0
Sáng 28-3, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Tỉnh ủy Bình Phước phối hợp với Huyện ủy Lộc Ninh tổ chức tọa đàm đề tài khoa học “Kiểm soát quyền lực trong thực hiện mô hình bí thư cấp uỷ đồng thời là chủ tịch UBND cấp xã trên địa bàn tỉnh Bình Phước”.
Tại buổi tọa đàm, các đại biểu đã được nghe đồng chí Giang Thị Phương Hạnh, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ nhiệm UBKT Tỉnh ủy, chủ nhiệm đề tài, báo cáo tóm tắt nội dung Đề tài “Kiểm soát quyền lực trong thực hiện mô hình Bí thư cấp ủy đồng thời là Chủ tịch UBND cấp xã trên địa bàn tỉnh Bình Phước”. Toàn tỉnh đã triển khai thực hiện thí điểm mô hình này ở 6/11 huyện, thị xã và Lộc Ninh có 5 xã thực hiện trong nhiệm kỳ 2020 – 2025. Đến nay, huyện đã dừng thực hiện ở 3 xã, còn 2 xã đã thông qua Ban chấp hành và sẽ triển khai ngừng thí điểm trong thời gian tới.
 
Toàn cảnh buổi tọa đàm
 
Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ nhiệm UBKT Tỉnh ủy,Giang Thị Phương Hạnh, chủ nhiệm đề tài, phát biểu tại buổi toạ đàm

Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Bí thư Huyện uỷ Lộc Ninh Lê Trường Sơn cho biết: Quá trình triển khai thực hiện 5 xã của Lộc Ninh cơ bản hoàn thành tốt nhiệm vụ, một số xã có quy mô diện tích lớn, đảng viên đông thì còn khó khăn. Việc đổi mới tổ chức bộ máy chưa thực hiện đồng bộ với việc điều chỉnh, bổ sung các quy định liên quan, cụ thể như chưa có khung quy chế làm việc, phân công nhiệm vụ nên còn lúng túng; việc đôn đốc, kiểm tra, giám sát gặp nhiều hạn chế; mối quan hệ giữa cấp uỷ với ủy ban chưa được làm rõ…
 
Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Bí thư Huyện uỷ Lộc Ninh Lê Trường Sơn nêu rõ về thực trạng, giải pháp về kiểm soát quyền lực trong thực hiện mô hình ở Lộc Ninh

    Buổi toạ đàm cũng đã nhận được 6 báo cáo tham luận khác của các đơn vị và các xã về thực trạng, những thuận lợi, khó khăn trong kiểm soát quyền lực đối với mô hình bí thư cấp ủy đồng thời là chủ tịch UBND cấp xã tại Lộc Ninh. Nhiều ý kiến tham luận của các đại biểu tham gia đã giúp Ban Chủ nhiệm Đề tài khoa học có thêm những luận cứ để hoàn thiện cơ chế kiểm soát quyền lực đối với mô hình này.
 
Các đại biểu tham dự buổi toạ đàm

Phát biểu tại tọa đàm, đồng chí Giang Thị Phương Hạnh, chủ nhiệm đề tài đã ghi nhận rất nhiều các ý kiến phát biểu. Qua ý kiến của các đại biểu cho thấy kết quả bước đầu đã khẳng định sự lựa chọn đúng trong công tác cán bộ, đồng thời đặt ra một số vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu, giải quyết. Vì vậy, sau buổi toạ đàm hôm nay, Ban Chủ nhiệm Đề tài sẽ bổ sung thêm vào các giải pháp để giúp việc kiểm soát quyền lực khi thực hiện việc nhất thể hóa tại các địa phương hiệu quả./.

Tác giả bài viết: Bích Liên (Tổng hợp)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây