Ủy ban kiểm tra Tỉnh ủy chủ động tham mưu giúp cấp ủy thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát

Thứ hai - 25/11/2024 02:19 45 0
Xác định công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng là một trong những chức năng lãnh đạo quan trọng của Đảng, thời gian qua Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Thường trực Tỉnh ủy luôn bám sát sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Chấp hành Trung ương, trực tiếp là Bộ Chính trị, Ban Bí thư và hướng dẫn, chỉ đạo về chuyên môn, nghiệp vụ của Ủy ban Kiểm tra Trung ương để lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện toàn diện, đồng bộ công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng theo quy định của Điều lệ Đảng và nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ tỉnh.
Năm 2024, UBKT Tỉnh ủy cùng với việc thực hiện tốt nhiệm vụ kiểm tra, giám sát theo quy định của Điều lệ Đảng và nhiệm vụ đột xuất do Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy giao, đã chủ động, tích cực làm tốt công tác tham mưu Tỉnh ủy lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát, nổi bật là:

Một là, kịp thời tham mưu Ban Thường vụ Tỉnh ủy quán triệt, triển khai đầy đủ các văn bản, hướng dẫn về công tác kiểm tra, giám sát của Trung ương đến các cấp ủy, tổ chức đảng, đảng viên để tổ chức thực hiện. Qua triển khai đã giúp tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên nhận thức rõ hơn về vai trò, ý nghĩa, tác dụng của công tác kiểm tra, giám sát, từ đó, lãnh đạo, chỉ đạo tăng cường công tác kiểm tra, giám sát nhằm ngăn ngừa vi phạm.

Hai là, cụ thể hóa các văn bản của Trung ương, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành các văn bản thuộc thẩm quyền để lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát và kỷ luật của đảng, cụ thể: Kế hoạch tổ chức thực hiện Quy định số 131-QĐ/TW, ngày 27/10/2023 của Bộ Chính trị; hệ thống mẫu văn bản nghiệp vụ công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng; quy định về tổ chức và hoạt động đoàn kiểm tra, giám sát của Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy; quy định giải quyết khiếu nại kỷ luật đảng của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy huyện, thị, thành ủy và đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy...

Ba là, Ban Thường vụ Tỉnh ủy luôn chú trọng, nâng cao chất lượng hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát: Cụ thể là Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành quy định về trách nhiệm giám sát thường xuyên và phân công các đồng chí trong ban thường vụ trực tiếp chỉ đạo, theo dõi, thực hiện nhiệm vụ ở các địa phương, đơn vị được giao phụ trách. Bên cạnh đó, chỉ đạo ủy ban kiểm tra các cấp phân công thành viên ủy ban kiểm tra theo dõi địa bàn, lĩnh vực, định kỳ báo cáo kết quả về Ban Thường vụ Tỉnh ủy để kịp thời lãnh đạo, chỉ đạo, giải quyết các vướng mắc.

Bốn là, thực hiện toàn diện nhiệm vụ của Điều lệ Đảng quy định, kiểm tra chấp hành đối với 04 tổ chức đảng và 02 đảng viên; kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với 02 tổ chức đảng và 01 đảng viên; giám sát chuyên đề đối với 04 tổ chức và 06 đảng viên; kỷ luật 02 đảng viên, đề nghị cấp có thẩm quyền kỷ luật 01 đảng viên. Nội dung kiểm tra, giám sát: Tập trung vào các lĩnh vực nhạy cảm, dễ phát sinh tiêu cực như: đất đai, đầu tư công, công tác cán bộ....
 
Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Mạnh Cường, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Huỳnh Thị Hằng chủ trì hội nghị tổng kết công tác kiểm tra, giám sát năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024

Từ kết quả trên cho thấy, công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng tại Đảng bộ tỉnh Bình Phước đã đi vào nề nếp, nhận thức và trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ được nâng lên rõ rệt góp phần đổi mới nội dung, phương pháp lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, tổ chức đảng các cấp. Để nâng cao chất lượng tham mưu cấp ủy thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát, cần tập trung thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm sau:

Một là, tiếp tục khẳng định kiểm tra, giám sát là những chức năng, phương thức lãnh đạo của Đảng, một bộ phận quan trọng trong toàn bộ công tác xây dựng Đảng, là nhiệm vụ của toàn Đảng bộ, trước hết là của cấp ủy và trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động của các cấp ủy, ủy ban kiểm tra các cấp.

Hai là, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và phạm vi trách nhiệm theo Điều lệ Đảng và các quy định của Đảng; chủ động, tích cực tham mưu kịp thời, có hiệu quả giúp cấp ủy trong việc lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật Đảng.

Ba là, đổ mới nội dung, phương pháp kiểm tra, giám sát; tập trung ở các lĩnh vực dễ phát sinh tiêu cực, sai phạm, những vấn đề dư luận xã hội quan tâm như: Đất đai, tài chính, xây dựng cơ bản, chính sách xã hội… Coi trọng công tác kiểm tra, giám sát việc khắc phục những tồn tại, hạn chế, khuyết điểm sau kiểm tra, giám sát và việc thi hành kỷ luật của tổ chức đảng, khắc phục triệt để những yếu kém, vi phạm.

Bốn là, tăng cường phối hợp, trao đổi, cung cấp thông tin liên quan giữa Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy với các ngành, đơn vị thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát và việc chấp hành kỷ luật Đảng, pháp luật của Nhà nước, dấu hiệu vi phạm, đơn thư khiếu nại, tố cáo của tổ chức đảng và đảng viên để giải quyết kịp thời khó khăn, vướng mắc và những vấn đề nảy sinh, góp phần ổn định tình hình.

Tác giả bài viết: Thanh Phương

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây