Nguyễn Sinh Sắc (chữ Hán: 阮生色; còn gọi là Nguyễn Sinh Huy 阮生輝, nhân dân còn gọi tắt là Cụ Phó bảng; 1862–1929) là thân sinh của Hồ Chí Minh. Ông là con của ông Nguyễn Sinh Nhậm và bà Hà Thị Hy, lớn lên trong một môi trường nho học dưới sự nuôi dạy của nhà nho và cha vợ của mình là cụ Hoàng Xuân Đường, ông đỗ cử nhân năm 1894 và Phó Bảng năm 1901. Năm 1906, ông được triều đình bổ nhiệm chức Thừa biện bộ Lễ[1], Năm 1909, ông nhậm chức Tri huyện Bình Khê tỉnh Bình Định[2]. Làm quan được ít lâu thì bị triều đình thải hồi vì một "tên cường hào" bị ông bắt giam rồi chết sau khi thả ra hai tháng[3]. Sau đó ông đi vào miền Nam và sống một cuộc đời thanh bạch tại Đồng Tháp Mười cho đến cuối đời.
Thuở nhỏ nổi tiếng thông minh, năm 1894 ông đỗ Cử nhân. Năm sau không đậu kỳ thi Hội, dù gia cảnh nghèo, nhưng ông quyết tâm theo đuổi khoa cử; năm 1901, ông đỗ Phó bảng. Với quan niệm học để làm người chớ không phải học để làm quan; vã lại, trong hoàn cảnh đất nước bị thực dân Pháp thống trị, làm quan là làm tay sai cho giặc, là đắc tội với đồng bào, nên sau khi đỗ đạt, ông đã hai lần từ chối lời kêu ra làm quan của triều đình. Ông sống thanh đạm bằng nghề dạy học, nghiên cứu tân thư, kết bạn tâm giao với các sĩ phu yêu nước như Phan Bội Châu, Vương Thúc Quý, Phan Chu Trinh… và đặc biệt chú tâm dạy dỗ con cái.
Năm 1906, khi không còn lý do thoái thác, ông đành phải ra nhận chức Hành tẩu bộ Lễ; song ông thường nói: “Quan trường thị nô lệ trung, chi nô lệ, hựu nô lệ” và răn dạy các con: “Dĩ vật quan gia di ngô phong dạng” (chớ lấy phong cách nhà quan làm phong cách nhà mình). Ông dạy con rất nghiêm khắc, song cũng rất tôn trọng nguyện vọng của con cái. Ông là một nhà Nho tiến bộ, cho rằng trung quân không phải là ái quốc, mà ái quốc là ái dân, tán thành chủ trương canh tân của Phan Chu Trinh, cho hai con trai vào học trường Pháp - Việt từ năm 1905. Năm 1909, ông được đưa vào Bình Khê (Bình Định) nhận chức Tri huyện.
Lúc ngồi ghế Tri huyện, ông thường giao du với các nhà Nho yêu nước ở địa phương hơn là có mặt ở công đường, tạo điều kiện cho những nông dân thiếu tiền thuế, những người tham gia phong trào chống thuế… đang bị giam cầm, trốn thoát. Ông rất oán ghét bọn cường hào bức hiếp nông dân và ông thường đứng về phía nông dân chống lại chúng. Nhân vụ một tên cường hào bị ông bắt giam rồi chết sau khi thả ra hai tháng, ông bị triều đình phạt 100 trượng, sau gián bốn cấp và thải hồi. Ông vào Phan Thiết tháng 3/1911, rồi đến Sài Gòn, cùng Nguyễn Tất Thành xuống Mỹ Tho gặp Phan Chu Trinh, trong lúc Phan Chu Trinh đang chuẩn bị sang Pháp.
Ông đi khắp các tỉnh Nam Bộ và đôi lần sang tận Campuchia. Đến đâu ông cũng tìm cách quan hệ với các nhà sư, nhà Nho yêu nước, chính trị phạm của các phong trào Cần Vương, Đông Du, Duy Tân bị an trí, hoặc đang lẫn tránh mật thám Pháp… Ông giúp nhiều chùa ở Nam Bộ dịch, chú giải kinh, góp nhiều ý kiến cho phong trào Chấn hưng Phật giáo do hoà thượng Khánh Hoà khởi xướng. Hiện một số chùa còn bút tích và một vài câu đối nổi tiếng của ông.
Năm 1917, ông về Cao Lãnh, kết thân với nhiều nhà Nho yêu nước trong đó có ông Lê Văn Đáng (Chánh nhất Đáng), Trần Bá Lê (Cả nhì Ngưu), gặp Võ Hoành (Cử Hoành). Ông Trần Bá Lê cất cho ông một gian nhà nhỏ để ông xem mạch cho toa và dạy nghề thuốc. Ông ở Cao Lãnh đến hết năm 1919.
Ông quan hệ với nhiều tổ chức Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội ở đồng bằng sông Cửu Long và thường xuyên bị mật thám bám sát theo dõi. Nhưng do ông rất cẩn thận, nên mật thám không có đủ chứng cứ để bắt ông.
Đầu năm 1928, ông về ở Cao Lãnh. Tổ chức Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí Hội ở Cao Lãnh, đứng đầu là Phạm Hữu Lầu, cho người sắp xếp ông về ở nhà ông Năm Giáo. Hàng ngày ông đến tiệm thuốc bắc Hằng An Đường ở chợ Cao Lãnh xem mạch ra toa, buổi chiều ở nhà làm thuốc. Người giàu, ông lấy tiền; người nghèo ông xem giúp và hốt thuốc không lấy tiền.
Cuối tháng 11/1929, ông lâm trọng bệnh và qua đời, được đồng bào Hoà An, Cao Lãnh chôn cất tử tế bên cạnh chùa Hoà Long (phường 4, thành phố Cao Lãnh). Trong thời gian tập kết chuyển quân năm 1954, mộ ông được Bộ đội và đồng bào địa phương tôn tạo và bảo vệ trong suốt thời kỳ chống Mỹ.
Sau năm 1975, mộ ông được kiến tạo to đẹp, được Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch) công nhận là di tích văn hóa lịch sử cấp quốc gia. Hàng năm có đến hàng trăm ngàn lượt đồng bào trong nước và khách nước ngoài đến viếng.
Hoàng Thị Loan
|
Bà Hoàng Thị Loan |
Bà
Hoàng Thị Loan (1868-1901) là con gái của cụ Hoàng Xuân Đường, bà được cha mình gả chồng vào năm 15 tuổi. Bà là một hình mẫu cho hình ảnh người Việt Nam hiền hậu và hết lòng vì chồng con: sau khi chồng bà là ông Nguyễn Sinh Sắc đi thi ở Huế, vì túng thiếu tiến bạc nên ngỏ ý mời bà lên kinh giúp ông học tập, bà đã gởi con gái đầu lòng của mình lại Nghệ An và cùng chồng vào Huế. Ở đây bà đã lao động dệt vải vất vả một tay nuôi sống cả gia đình. Năm 1900 sau khi sinh người con thứ tư là Nguyễn Sinh Xin, cộng với sự vất vả khó nhọc trước đó bà Hoàng Thị Loan sinh bệnh rồi qua đời vào ngày 10 tháng 2 năm 1901 . Năm 1922, hài cốt của bà được cô Nguyễn Thị Thanh đưa về an táng tại vườn nhà mình ở Làng Sen, Kim Liên. Năm 1942, cải táng tại núi núi Động Tranh thấp, thuộc dãy núi Đại Huệ. 1985, nhân dân và chính quyền địa phương xây dựng tại đây một khu lăng mộ dành cho bà.
CÁC ANH CHỊ EM Nguyễn Thị Thanh |
Bà Nguyễn Thị Thanh |
Bà Nguyễn Thị Thanh (1884-1954) là người chị cả, có hiệu khác là Bạch Liên nữ sĩ, bà hoạt động tích cực chống Pháp dưới ngọn cờ yêu nước của chí sĩ Phan Bội Châu. Năm 1918 bà Nguyễn Thị Thanh phối hợp với Nguyễn Kiên tổ chức lây trộm súng trong doanh trại lính khố xanh đóng tại thành phố Vinh. Bị phát giác nên Nguyễn Thị Thanh bị bắt và nhốt vào nhà tù tra tấn dã man. Vào năm 1918, thực dân Pháp chỉ thị cho qua lại địa phương mở phiên tòa số 80 xử phạt bà Nguyễn Thị Thanh 100 trượng và 9 năm khổ sai. Ngày 2 tháng 12 năm 1918, Nguyễn Thị Thanh bị đày vào giam tại nhà lao Quảng Ngãi. Án sát tỉnh Quảng Ngãi lúc đó là Phạm Bá Phổ có người vợ bị bệnh đau ở vú không cho con bú được dù đã được cố gắng cứu chữa. Thương người phụ nữ bị bệnh hoạn , bà Nguyễn Thị Thanh đã chữa cho, ít ngày sau bệnh khỏi, dòng sữa con bú được phục hồi. Chính điều này đã làm Phạm Bá Phổ rất nể bà.
Theo lời kể của nhà văn Sơn Tùng, bà Thanh nói lý do tại sao bà không lập gia đình[5]:
O đã già, không dễ gì ngồi nói lại những chuyện này với một người trẻ tuổi như cháu. Nhưng biết cháu là một người có thể thấu hiểu thì o mới nói- Cũng như cậu Khiêm, O cũng bị kẻ thù tra tấn dã man. Cháu có tưởng tượng được không? Chúng nung đỏ chiếc mâm đồng… Một chiếc mâm đồng nung đỏ mà chúng bắt O ngồi lên đó… Một nỗi đau đớn đến tận cùng xuyên sâu từ da thịt vào xương tủy… Nhiều ngày sau đó O không đi lại được… Vết bỏng đã làm biến dạng cả cơ thể, xoắn vặn cả tâm hồn O. Vậy thì, làm sao O có thể có gia đình được nữa...
Thấy cô Thanh là người vừa xinh đẹp lại vừa thông minh, Phổ muốn đưa về nhà riêng làm hành dịch và dạy cho con cái học.
Dù quy chế của thực dân Pháp và triều đình Huế cấm việc đó, nhưng người anh kết nghĩa của Phạm Bá Phổ là Xô đứng đầu mật thám trung kỳ đã cho phép Phổ đưa cô Thanh từ nhà tù về ở trong nhà Phạm Bá Phổ.
Vào năm 1922, Phạm Bá Phổ được triều đình Huế thăng cho Phổ làm tham tri bộ hình. Bà Nguyễn Thị Thanh cũng đi theo. Ở đây bà đã đem hài cốt của mẹ mình về cải táng tại Nghệ An [6][7]
Nguyễn Sinh Khiêm
|
ông Cả Khiêm |
Nguyễn Sinh Khiêm (1888–1950) là con thứ hai của trong gia đình cụ Phó Bảng, sau chị cả Nguyễn Thị Thanh và là anh trai của Nguyễn Sinh Cung và Nguyễn Sinh Nhuận.
Ông còn được gọi là Cả Khiêm, tên tự là Tất Đạt. Thời thanh niên, ông tham gia các hoạt động yêu nước chống thực dân và phong kiến nên từng bị tù đày nhiều nǎm. Do hành nghề thầy thuốc và thầy địa lý, ông còn có biệt danh là "Thầy Nghệ". Ông lập gia đình với bà Nguyễn Thị Giáng (1897-1960) và có với nhau ba người con nhưng đều chết sớm. Người con duy nhất của hai người, vốn là con riêng của bà Giáng, là Hà Hữu Thừa, Đại tá Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Theo lời kể của bà Nguyễn Thị Chanh, em con chú ruột của bà Nguyễn Thị Cúc - vợ Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, chị dâu của bà vợ cựu Đại sứ Hà Văn Lâu và cũng là chị dâu của bà Nguyễn Thị Giáng [8], bà Nguyễn Thị Giáng là người làng Phú Lễ (thuộc xã Quảng Phú, huyện Quảng Điền, Thừa Thiên - Huế) nằm bên bờ bắc sông Bồ, cách phía đông chợ An Lỗ chừng 2km, cách phía Bắc trung tâm Huế 20km. Bà Giáng đã có một đời chồng người họ Hà làng Phú Ốc. Không may chồng bà mất sớm, để lại cho bà một người con trai còn đi chập chững. Từ ngày chồng chết, bà Giáng hay đau ốm, thuốc thang mãi vẫn không khỏi. May được ông Cả Khiêm chữa cho lành bệnh. Bà gởi tiền thầy nhưng ông Cả không nhận.
Sau ngày bà Giáng mãn tang chồng (1930), ông Cả Khiêm đến ăn ở với bà Giáng. Cậu bé con trai của bà là Hà Hữu Thừa được ông Cả thương yêu dạy dỗ như con đẻ. Cuối năm 1933, bà Giáng có với ông một người con gái, đặt tên là Nguyễn Thị Cao. Cao lên 3 tuổi thì mất vì bệnh.
Năm 1937, bà Giáng sinh tiếp người con gái thứ hai Nguyễn Thị Ba. Đang ở Huế, được tin có cháu gọi bằng cô, bà Nguyễn Thị Thanh - chị ruột ông Cả, về Phú Lễ thăm và ở lại một thời gian để chăm sóc cháu. Đến đầu năm 1940, bé Ba mắc bệnh và qua đời. Ông Cả thương con muốn phát điên vì ông làm thầy thuốc mà không cứu được con. Tháng 2 năm 1940, ông tạm biệt bà Giáng về lại Nghệ An.
Về quê, ông cho rằng nơi táng thân mẫu ông trong vườn nhà ở Kim Liên không tốt nên ông cải táng lên núi Đại Huệ. Sau đó ông lên Vinh tổ chức diễn tuồng Trưng Nữ Vương do cụ Phan Bội Châu soạn, rồi lại mở lớp dạy võ cho thanh niên. Thực dân Pháp nghi ông tập hợp thanh niên để hoạt động chống Pháp nên đã bắt giam ông mấy tháng. Theo lời bà Thanh kể lại với nhà văn Sơn Tùng, ông Khiêm đã bị thực dân Pháp "triệt nòi giống bằng cách tiêm thuốc"[9]
Năm 1941, ông bị buộc phải trở lại Huế để Pháp dễ bề theo dõi ông.
Năm 1943, bà Giáng lại sinh cho ông cậu con trai đặt tên là Nguyễn Tất Thông. Và cũng chỉ nuôi được 6 tháng rồi cậu bé cũng mất. Đau khổ vì chuyện mất con lần thứ ba, ông Cả lại bỏ nhà ra đi. Lần này ông ra Phong Điền với thầy Lê Văn Miến.
Sau ngày Nhật đảo chính Pháp (9 tháng 3 năm 1945), lính Nhật rải ra đóng đồn giữ các cầu trên quốc lộ 1. Lính Nhật gác cầu An Lỗ hay về chợ Phú Lễ mua thực phẩm. Nhân đó ông Cả Khiêm và ông Ấm Hoàng (bác ruột của bà Nguyễn Thị Chanh) hay bút đàm với người Nhật để tìm hiểu tình hình chiến tranh giữa Nhật và Đồng minh, đặc biệt là với quân đội Liên Xô. Nhờ thế mà các ông sớm biết được cái tin Nhật đầu hàng quân đội Đồng minh vào trung tuần tháng 8.1945.
Sau ngày 23 tháng 8 năm 1945, Cách mạng tháng Tám thành công ở Huế, ông mới biết được Chủ tịch Hồ Chí Minh - người lãnh đạo cách mạng thành công, chính là Nguyễn Ái Quốc em trai ông.
Đầu năm 1946, ông cùng Hà Hữu Thừa (con trai của vợ ông) và Nguyễn Hữu Tạo (cháu ông Ấm Hoàng) đi tàu hoả ra Hà Nội thăm người em làm Chủ tịch Nước. Sau chuyến thăm viếng đó, ông cho hai thanh niên trở lại Huế ăn Tết Bính Tuất và tham gia công tác cách mạng, còn ông thì ghé về thăm quê. Không ngờ cuối năm 1946, toàn quốc kháng chiến, ông không còn cơ hội để trở lại Phú Lễ với bà Giáng nữa. Ông qua đời tại Nghệ An vào cuối năm 1950, hưởng thọ 62 tuổi.
Nguyễn Sinh Nhuận
Nguyễn Sinh Nhuận (1900-1901), hay tên khai sinh là Nguyễn Sinh Xin [10], là con út trong gia đình, sau khi sinh ông, bà Hoàng Thị Loan bệnh nặng và mất đi. Nguyễn Sinh Xin được gửi về quê ngoại Hoàng Trù để chăm sóc nhưng vì ốm yếu nên qua đời mấy tháng sau đó.