Tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người

Thứ ba - 12/07/2016 03:49
Quyền con người là vấn đề có nội dung rộng lớn, có tính chất nhạy cảm, phức tạp và càng phức tạp, nhạy cảm hơn khi nó gắn với các chế độ chính trị khác nhau. Do đó, thường có những quan điểm khác nhau do cách tiếp cận khác nhau.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chủ nghĩa Mác-Lênin và chủ nghĩa yêu nước chân chính, do đó Chủ tịch Hồ Chí Minh có cách tiếp cận về quyền con người hoàn toàn khác, mới mẻ và sâu sắc. Người xuất phát từ truyền thống dân tộc, từ đặc điểm của thời đại và con người hiện thực Việt Nam đang bị địa chủ phong kiến và đế quốc thực dân áp bức, bóc lột để xem xét và giải quyết vấn đề quyền con người. Ngoài ra, do đặc điểm của thời đại, vấn đề quyền con người trong tư tưởng Hồ Chí Minh được đặt ra ở tầm rộng lớn hơn nhiều. Theo đó, cuộc đấu tranh giành quyền con người ở Việt Nam cũng như trên thế giới trực tiếp gắn liền với cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc, chống chủ nghĩa thực dân cũ và mới, giải phóng dân tộc, giành độc lập dân tộc.
Ngay từ năm 1919, trong Bức thư 8 điểm gửi Hội nghị Véc-xay, Người đã đề cập những quyền rất cơ quản của con người như: Ân xá toàn thể chính trị phạm Việt Nam, bỏ hẳn tòa án đặc biệt, thay chế độ sắc lệnh bằng đạo luật, đòi quyền tự do báo chí, tự do tư tưởng, hội họp, lập hội, tự do cư trú, xuất dương, học tập và mở trường kỹ thuật chuyên nghiệp cho người bản xứ ở khắp các tỉnh. Tư tưởng nhân quyền này về sau được phát triển trong nhiều tác phẩm khác nhau như: Bài phát biểu tại Đại hội Tua năm 1920; Bản án chế độ thực dân Pháp 1925…
Cách tiếp cận của Người về Nhân quyền có những đặc điểm là:
Thứ nhất, truyền thống chính trị “dân là gốc” là nét độc đáo trong tư tưởng của Người về nhân quyền. Người đã kế thừa tư tưởng triết học phương Đông “đề cao Nhân dân”, rằng “dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh”. Nhưng ở đây, tư tưởng của Mạnh Tử là hàng “địa chủ thứ dân”, còn Nhân dân trong quan niệm Hồ Chí Minh là “những người lao khổ”, là Nhân dân lao động. Người viết “Trong bầu trời không có gì quý bằng Nhân dân”[1].
Thứ hai, cách tiếp cận tổng thể, toàn diện vấn đề quyền con người là đặc điểm quan trọng trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Vấn đề quyền con người ở đây không chỉ đòi quyền tự do cho cá nhân như thường diễn ra ở nhiều nước phương Tây mà là đòi quyền cho cả dân tộc. Điều này thể hiện rõ trong Tuyên ngôn độc lập năm 1945 khi Người trích Tuyên ngôn độc lập của Mỹ 1776 rằng: “Tất cả mọi người đều sinh ra bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được, trong những quyền ấy có quyền được sống, quyền tự do và mưu cầu hạnh phúc”.
Thứ ba, tiếp cận Hồ Chí Minh về nhân quyền không những đã kế thừa được những giá trị nhân quyền phổ biến trong lịch sử nhân loại mà còn mang tính sáng tạo, độc đáo. Người vẫn sử dụng khái niệm nhân quyền.
Công nông mình cứu lấy mình,
Sửa sang thế đạo kinh dinh nhân quyền [2].
Với cách tiếp cận về quyền con người như vậy, nội dung quyền con người trong tư tưởng Hồ Chí Minh được phát triển phong phú cả về bề rộng lẫn chiều sâu, tạo ra hệ thống quyền con người theo quan điểm khoa học và cách mạng, đó là: Quyền dân sự, chính trị, các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa cũng như quyền của các nhóm đặc biệt như: Quyền của các dân tộc thiểu số, quyền phụ nữ, quyền trẻ em…
Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến quyền và lợi ích của Nhân dân lao động, ngay khi nói về chủ nghĩa xã hội cũng nhấn mạnh điều đó “Mục đích của chủ nghĩa xã hội là gì? Nói một cách khác đơn giản và dễ hiểu là không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân, trước hết là Nhân dân lao động”[3].
Trên lĩnh vực phân phối, Người nhấn mạnh rằng, phải đảm bảo công bằng mới tạo ra động lực phát triển kinh tế, xã hội nhưng công bằng không phải là bình quân, chia đều mà phải được đặt trên quan điểm là “làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít, không làm không hưởng. Người già yếu tàn tật sẽ được nhà nước giúp đỡ chăm nom”[4]. Ngoài ra, quyền học tập, vui chơi, quyền tham gia nghiên cứu khoa học, văn học nghệ thuật, thừa kế và phát huy truyền thống tốt đẹp của văn hóa dân tộc đi đôi với việc học tập và tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa nhân loại.
Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh thực sự quan tâm đến quyền và lợi ích của mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là các nhóm người khó khăn trong việc thực hiện quyền, đòi hỏi các cơ quan nhà nước và các tổ chức xã hội tạo mọi điều kiện thuận lợi để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của họ, đó là quyền của trẻ em, quyền phụ nữ, quyền của những người già cả, tàn tật, quyền của các dân tộc thiểu số…
Như vậy, có thể thấy rằng, Hồ Chí Minh đã đề cập đến nhân quyền với nội dung rộng lớn theo quan điểm khoa học, cách mạng và được Người quán triệt trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Điều này đã khẳng định Hồ Chí Minh là người đã đặt nền móng cho sự phát triển dân chủ và nhân quyền ở Việt Nam.
Ngày nay, Đảng ta đang tiếp tục phát huy tư tưởng nhân quyền trong quá trình đổi mới đất nước, thể hiện trên cơ sở chủ trương, đường lối, quan điểm của Đảng, Hiến pháp, pháp luật, chính sách của Nhà nước; căn cứ thực trạng và những vấn đề đang đặt ra trong bảo đảm quyền con người và có tính đến những vấn đề lớn về nhân quyền trên thế giới. Do đó, quan điểm chỉ đạo công tác bảo đảm quyền con người ở Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 được xác định theo hướng: Nhân dân là chủ thể của quyền và bảo đảm quyền con người là mục tiêu, động lực của sự nghiệp đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Quyền con người vừa có tính phổ biến vừa có tính đặc thù và trong xã hội cơ bản được thể hiện ở tính nhân loại gắn với tính giai cấp và tính dân tộc. Bảo đảm quyền con người theo phương châm thực hiện các giá trị nhân quyền phổ quát trên cơ sở chủ quyền quốc gia và gắn với các điều kiện phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa. Quyền con người không đồng nhất với quyền công dân, gồm cả quyền tập thể và quyền cá nhân, quyền gắn liền với nghĩa vụ, giới hạn quyền do luật định, trên cơ sở xác định rõ chủ thể quyền và chủ thể có nghĩa vụ bảo đảm quyền. Từng bước bảo đảm sự bình đẳng giữa các quyền, có ưu tiên quyền sống, quyền phát triển và quyền của các nhóm yếu thế. Quyền con người được bảo đảm bằng chế độ dân chủ và Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
Điều kiện pháp lý cho công tác bảo đảm quyền con người ở Việt Nam hiện nay tùy thuộc vào việc tiếp tục xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa với 5 đặc điểm: Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp hành pháp và tư pháp; thượng tôn Hiến pháp và pháp luật; sự bình đẳng của mọi người trong thụ hưởng và phát triển quyền, trước tiên và chủ yếu trong việc tham gia vào công tác quản lý nhà nước và xã hội; sự cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật; bảo vệ công lý, quyền con người và quyền công dân.
Giải pháp bảo đảm quyền con người ở Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 bao gồm: Sử dụng ngày càng phổ biến và sâu rộng cách tiếp cận dựa trên quyền con người trong hoạch định và triển khai thực hiện đường lối, chủ trương và chính sách, pháp luật, chiến lược, kế hoạch, chương trình phát triển kinh tế, xã hội của Đảng và Nhà nước. Bảo đảm một cách thực tế các quyền con người, nhất là quyền sống, quyền phát triển và quyền của các nhóm yếu thế, trên cơ sở từng bước bảo đảm quyền con người một cách bình đẳng. 
 

[1] Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb CTQG, H, 1996, tập 8, tr 276.
[2] Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb CTQG, H, 1995, tập 2, tr.489.
[3]  Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb CTQG, H, 1996, tập 10, tr.271.
[4]  Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb CTQG, H, 1996, tập 19, tr.175.

Tác giả: Huỳnh Thanh Tú (Tổng hợp)

  Ý kiến bạn đọc

Dang cs
quoc hoi
chinh phu
bp
hndn
cb
TUYEN GIAO
BAO BP

35

Chào giá dịch vụ thuê kiểm toán

Thời gian đăng: 02/03/2025

lượt xem: 184 | lượt tải:37

19/2023/LT

Lịch VPTU tuần thứ 19/2023

Thời gian đăng: 07/05/2023

lượt xem: 2278 | lượt tải:26

01/DSMT

Danh sách miễn thi ngoại ngữ, tin học CVC 2021

Thời gian đăng: 07/11/2021

lượt xem: 2728 | lượt tải:684

VB1111

Công văn V/v điều chỉnh, bổ sung lịch làm việc tuần 44

Thời gian đăng: 31/10/2021

lượt xem: 20855 | lượt tải:4524

8-HĐTNN

Số 08-HĐTNN

Thời gian đăng: 26/10/2021

lượt xem: 21461 | lượt tải:99168

35

Chào giá dịch vụ thuê kiểm toán

Thời gian đăng: 02/03/2025

lượt xem: 184 | lượt tải:37

19/2023/LT

Lịch VPTU tuần thứ 19/2023

Thời gian đăng: 07/05/2023

lượt xem: 2278 | lượt tải:26

01/DSMT

Danh sách miễn thi ngoại ngữ, tin học CVC 2021

Thời gian đăng: 07/11/2021

lượt xem: 2728 | lượt tải:684

VB1111

Công văn V/v điều chỉnh, bổ sung lịch làm việc tuần 44

Thời gian đăng: 31/10/2021

lượt xem: 20855 | lượt tải:4524

8-HĐTNN

Số 08-HĐTNN

Thời gian đăng: 26/10/2021

lượt xem: 21461 | lượt tải:99168
Thống kê
  • Đang truy cập137
  • Máy chủ tìm kiếm39
  • Khách viếng thăm98
  • Hôm nay38,207
  • Tháng hiện tại348,180
  • Tổng lượt truy cập30,759,313
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây