Sự ưu việt của bình đẳng và tiến bộ

Thứ bảy - 05/03/2016 20:36
Trong lúc các tầng lớp nhân dân đang nô nức chuẩn bị cho cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016-2021, thời điểm này các thế lực thù địch tiếp tục ào ạt “diễn lại bài cũ”, đua nhau tung lên mạng các chiêu bài chống phá chính trị và đều hướng tới mục tiêu phá hoại ngày hội bầu cử của đất nước ta. Cảnh giác trước những thông tin chống phá đó, mỗi người dân, mỗi cử tri hãy thật tỉnh táo trước “tim đen” của các thế lực thù địch, đồng thời nhìn nhận rõ hơn để tự hào về những tiến bộ của chúng ta.

ĐẠI BIỂU CỦA NHÂN DÂN

Khi nói đến bầu cử, ứng cử ở một quốc gia có dân chủ, công bằng hay không, phải xem xét toàn bộ hệ thống bầu cử, ứng cử và nhất là kết quả của hệ thống đó được áp dụng vào bối cảnh đặc thù về lịch sử và văn hóa chính trị của một quốc gia và xu thế tiến bộ của nhân loại, chứ không thể chỉ nhìn vào một yếu tố nào đó để khái quát, đánh giá. Hệ thống bầu cử của Việt Nam ra đời từ khi ra đời nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Và hệ thống ấy cho đến nay luôn được xây dựng trên nền tảng “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức” (Điều 2 Hiến pháp 2013).


Sinh viên Trường cao đẳng Sư phạm Bình Phước xem danh sách cử tri trước kỳ bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011-2016 - Ảnh: Sỹ Hòa

Điều 7 và Điều 8, Luật Bầu cử 2015 do Quốc hội khóa XIII ban hành quy định: “Mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có ít nhất ba đại biểu cư trú và làm việc tại địa phương. Số lượng đại biểu tiếp theo được tính theo số dân và đặc điểm của mỗi địa phương, bảo đảm tổng số đại biểu Quốc hội dự kiến được bầu là năm trăm người. Căn cứ vào dự kiến số lượng đại biểu Quốc hội được bầu, sau khi thống nhất ý kiến với Ban thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và đại diện các tổ chức chính trị - xã hội, chậm nhất là 105 ngày trước ngày bầu cử, Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự kiến cơ cấu, thành phần đại biểu Quốc hội; số lượng người của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, lực lượng vũ trang nhân dân, cơ quan nhà nước ở trung ương và địa phương được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội để bảo đảm tỷ lệ đại diện hợp lý của các tầng lớp nhân dân trong Quốc hội”.

Sinh viên Trường cao đẳng Sư phạm Bình Phước bỏ phiếu bầu đại biểu Quốc hội khóa XIII và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011-2016 - Ảnh: K.B

Là một quốc gia có nhiều dân tộc thiểu số, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến đại biểu là người dân tộc thiểu số, từ đại biểu Quốc hội đến đại biểu HĐND các cấp. Điều 8, Luật Bầu cử 2015 do Quốc hội khóa XIII ban hành quy định: “Số lượng người dân tộc thiểu số được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội do Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự kiến trên cơ sở đề nghị của Hội đồng dân tộc của Quốc hội, bảo đảm có ít nhất mười tám phần trăm tổng số người trong danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Quốc hội là người dân tộc thiểu số”. Trong nhiều nhiệm kỳ qua, tỷ lệ đại biểu Quốc hội là người dân tộc thiểu số luôn luôn cao hơn tỷ lệ dân số. Quốc hội khóa XI số đại biểu là người dân tộc thiểu số chiếm 17,2%, Quốc hội khóa XII chiếm 17,6%; Quốc hội XIII chiếm 15,6%, trong khi đó tỷ lệ 53 dân tộc thiểu số chỉ chiếm 13% dân số Việt Nam.

Tương tự như vậy, Đảng và Nhà nước ta cũng đặc biệt quan tâm xu hướng tiến bộ xã hội, nâng cao vai trò của phụ nữ. Luật Bầu cử 2015 do Quốc hội khóa XIII ban hành, Điều 8 quy định: “Số lượng phụ nữ được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội do Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự kiến trên cơ sở đề nghị của Đoàn chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, bảo đảm có ít nhất ba mươi lăm phần trăm tổng số người trong danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Quốc hội là phụ nữ”. Theo báo cáo của Quỹ phát triển Phụ nữ Liên hiệp quốc (UNIFEM), tỷ lệ đại biểu Quốc hội nữ của Việt Nam những nhiệm kỳ qua luôn cao hơn hầu hết các nước ở khu vực Đông Nam Á...

Chỉ với những cơ cấu như đã nêu, có thể thấy, ít đất nước nào trên thế giới lại có những quy định tạo nên sự bình đẳng, tiến bộ như vậy trong việc chọn lựa người đại biểu cho nhân dân như thế.

KỲ VỌNG QUỐC HỘI KHÓA MỚI

Lá phiếu của người cử tri tuy khuôn khổ nó bé nhỏ, nhưng giá trị của nó thì vô cùng to lớn. Nhân dân ta đã trải qua biết bao gian khổ, hy sinh biết bao xương máu trong cuộc cách mạng đánh đổ thực dân và phong kiến mới giành được nó. Nó chứng tỏ chế độ dân chủ và tự do của Nhà nước ta và quyền làm chủ thật sự của mỗi người công dân ta. Vì vậy, đi bỏ phiếu trong cuộc tổng tuyển cử vừa là quyền lợi quý báu, vừa là nghĩa vụ thiêng liêng của mỗi người cử tri. Phải đi bỏ phiếu để tự mình lựa chọn những người xứng đáng thay mặt cho mình trong Quốc hội.

Chủ tịch Hồ Chí Minh
Hồ Chí Minh toàn tập, NXBCTQG, HN 2002, tập 11, tr.247

Sau Đại hội XII của Đảng, cuộc bầu cử Quốc hội khóa XIV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016-2021 tiếp tục là đợt sinh hoạt chính trị - pháp lý, dân chủ sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân. Đây cũng là lúc nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình như Điều 2 Hiến pháp 2013 đã nêu ở trên thông qua việc lựa chọn, bầu ra những người tiêu biểu, xứng đáng đại diện cho nhân dân tại Quốc hội và HĐND các cấp. 

Ngày 16-2-2016, Đoàn chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức hội nghị hiệp thương lần thứ nhất. Hội nghị là khâu quan trọng để Hội đồng bầu cử Quốc gia lập và công bố danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Quốc hội. Hội nghị đã thống nhất cơ cấu, thành phần, số lượng người của các cơ quan, tổ chức, đơn vị ở Trung ương được bầu làm đại biểu Quốc hội khóa XIV là 198 đại biểu. Cơ cấu, thành phần được dự kiến phân bổ là các cơ quan Đảng 11 đại biểu; cơ quan Chủ tịch nước 3 đại biểu; các cơ quan của Quốc hội (đại biểu Quốc hội chuyên trách ở Trung ương) 114 đại biểu, trong đó dự kiến khoảng 20% đại biểu là phụ nữ và khoảng 10% đại biểu người dân tộc thiểu số; Chính phủ, cơ quan thuộc Chính phủ 18 đại biểu, phấn đấu có đại biểu là phụ nữ và đại biểu là người dân tộc thiểu số. Như vậy, đại biểu Quốc hội khóa XIV ở Trung ương tăng 15 người so với khóa XIII (khóa XIII là 183 đại biểu). Số tăng này đều là đại biểu Quốc hội chuyên trách để góp phần tăng cường hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Quốc hội.

Với cơ cấu đại biểu được hiệp thương lần thứ nhất, cử tri cả nước đang kỳ vọng Quốc hội khóa mới sẽ hoạt động hiệu quả hơn, chất lượng hơn.

Nguồn tin: Theo Báo Bình Phước

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Dang cs
quoc hoi
chinh phu
bp
hndn
cb
TUYEN GIAO
BAO BP

19/2023/LT

Lịch VPTU tuần thứ 19/2023

Thời gian đăng: 07/05/2023

lượt xem: 2075 | lượt tải:26

01/DSMT

Danh sách miễn thi ngoại ngữ, tin học CVC 2021

Thời gian đăng: 07/11/2021

lượt xem: 2451 | lượt tải:599

VB1111

Công văn V/v điều chỉnh, bổ sung lịch làm việc tuần 44

Thời gian đăng: 31/10/2021

lượt xem: 20619 | lượt tải:4464

8-HĐTNN

Số 08-HĐTNN

Thời gian đăng: 26/10/2021

lượt xem: 21223 | lượt tải:97579

số 16 /TB-QHTASXH

số 16 /TB-QHTASXH

Thời gian đăng: 10/05/2021

lượt xem: 19798 | lượt tải:381
Thống kê
  • Đang truy cập313
  • Máy chủ tìm kiếm15
  • Khách viếng thăm298
  • Hôm nay65,174
  • Tháng hiện tại268,836
  • Tổng lượt truy cập26,447,223
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây