Bình Phước: Ban hành quy trình kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng, giải quyết tố cáo của chi bộ

Thứ sáu - 04/08/2023 18:39
Ngày 14/7/2023, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Phước đã ban hành Quyết định số 1127-QĐ/TU về việc ban hành quy trình kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng, giải quyết tố cáo của chi bộ. Nội dung quy trình việc kiểm tra như sau:
QUY TRÌNH: Kiểm tra đảng viên chấp hành (Quy trình này áp dụng cho chi bộ không có chi ủy, không đủ điều kiện thành lập tổ kiểm tra)

I. BƯỚC CHUẨN BỊ

1. Đầu năm, bí thư chi bộ dự thảo kế hoạch kiểm tra, giám sát năm.
Kế hoạch gồm mục đích, yêu cầu; đối tượng, nội dung, mốc thời gian kiểm tra[1]; thời gian kiểm tra[2], phương pháp tiến hành (theo mẫu).
2. Chi bộ họp thống nhất và ban hành kế hoạch kiểm tra, giám sát năm.

II. BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Căn cứ kế hoạch kiểm tra, giám sát năm hoặc nhiệm vụ đột xuất, nhiệm vụ cấp ủy cấp trên giao, Bí thư chi bộ thông báo về nội dung, thời gian kiểm tra đến đảng viên được kiểm tra (trong kỳ họp liền kề trước thời gian kiểm tra quy định trong kế hoạch); hướng dẫn đảng viên được kiểm tra báo cáo tự kiểm tra (theo mẫu), cung cấp hồ sơ, tài liệu (nếu có).
2. Bí thư chi bộ nhận và nghiên cứu báo cáo tự kiểm tra của đảng viên, tài liệu liên quan; làm việc với tổ chức, cá nhân có liên quan (nếu cần thiết); yêu cầu đảng viên được kiểm tra bổ sung những vấn đề cần làm rõ (nếu có); dự thảo báo cáo kết quả kiểm tra của chi bộ (theo mẫu).

III. BƯỚC KẾT THÚC

1. Chi bộ tổ chức hội nghị (chủ trì và phân công đảng viên ghi biên bản)
a- Thành phần: Toàn thể đảng viên của chi bộ.
b- Nội dung:
- Đảng viên được kiểm tra trình bày báo cáo tự kiểm tra; đồng chí bí thư chi bộ thông qua dự thảo báo cáo kết quả kiểm tra; hội nghị thảo luận, đóng góp ý kiến, làm rõ ưu, khuyết điểm, nhận xét và đề nghị; chi bộ xem xét, kết luận.
- Nếu kết luận đảng viên có dấu hiệu vi phạm mà đảng viên là đối tượng do cấp ủy cấp trên quản lý hoặc đối tượng do chi bộ quản lý nhưng không đủ điều kiện thành lập tổ thì chi bộ chuyển toàn bộ hồ sơ đến ủy ban kiểm tra cấp trên hoặc cấp ủy cấp trên nơi không có ủy ban kiểm tra để xem xét, kiểm tra đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm.
- Nếu kết luận vi phạm đã rõ đến mức phải xử lý thuộc thẩm quyền của chi bộ và đảng viên tự nhận có vi phạm thì triển khai thực hiện quy trình xem xét, thi hành kỷ luật theo quy định.
2. Chi bộ trích biên bản hội nghị chi bộ (theo mẫu) gửi đảng viên được kiểm tra để thực hiện và lưu hồ sơ theo quy định .
3. Bí thư chi bộ hoàn chỉnh báo cáo kết quả kiểm tra của Chi bộ ký, ban hành để báo cáo lên cấp ủy và ủy ban kiểm tra cấp trên theo quy định.
Nếu chi bộ cơ sở thì báo cáo ban thường vụ huyện ủy và tương đương; ủy ban kiểm tra huyện ủy và tương đương; nếu chi bộ trực thuộc đảng bộ cơ sở thì báo cáo đảng ủy cơ sở và ủy ban kiểm tra đảng ủy cơ sở; nếu chi bộ trực thuộc đảng ủy bộ phận thì báo cáo đảng uỷ bộ phận.
4. Bí thư chi bộ lập hồ sơ, bàn giao cho chi bộ lưu trữ theo quy định.
5. Bí thư chi bộ hoặc phân công 01 đồng chí phụ trách công tác kiểm tra, giám sát đôn đốc, giám sát đảng viên được kiểm tra thực hiện nội dung kết luận kiểm tra của chi bộ.
Lưu ý:
- Chi bộ kiểm tra đảng viên trong việc thực hiện nhiệm vụ đảng viên. Tập trung kiểm tra việc thực hiện nghị quyết của chi bộ, nhiệm vụ do chi bộ phân công và những điều đảng viên không được làm.
- Đối với mỗi đảng viên, chi bộ có thể chọn một hoặc một số nội dung để kiểm tra, không nhất thiết phải kiểm tra tất cả các nội dung của nhiệm vụ đảng viên.
- Đối với các đồng chí cấp ủy viên các cấp, đảng viên là cán bộ thuộc diện cấp ủy cấp trên quản lý đang công tác, sinh hoạt tại chi bộ, ngoài việc kiểm tra những nội dung trên, cần kiểm tra về trách nhiệm nêu gương của cán bộ lãnh đạo, quản lý theo quy định.


QUY TRÌNH: Kiểm tra chấp hành đối với đảng viên (Áp dụng cho chi bộ có chi ủy, chi bộ có trên 30 đảng viên và đảng viên hoạt động phân tán hoặc có nhiều tổ đảng trực thuộc)

I. BƯỚC CHUẨN BỊ
1. Đầu năm, chi ủy dự thảo kế hoạch kiểm tra, giám sát năm.
Kế hoạch kiểm tra gồm mục đích, yêu cầu; đối tượng, nội dung kiểm tra; mốc thời gian kiểm tra[3]; thời gian kiểm tra[4]; thành lập tổ kiểm tra[5]; phương pháp tiến hành (theo mẫu).
2. Chi bộ họp thống nhất và ban hành kế hoạch kiểm tra, giám sát năm.
3. Tổ kiểm tra họp, phân công nhiệm vụ, xây dựng đề cương gợi ý báo cáo tự kiểm tra gửi cho đảng viên được kiểm tra (theo mẫu).

II. BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Căn cứ kế hoạch kiểm tra, giám sát năm hoặc nhiệm vụ đột xuất, nhiệm vụ cấp ủy cấp trên giao, Tổ kiểm tra thông báo nội dung, thời gian kiểm tra đến đảng viên được kiểm tra (trong kỳ họp liền kề trước khi kiểm tra quy định trong kế hoạch); hướng dẫn đảng viên được kiểm tra báo cáo tự kiểm tra (theo mẫu), cung cấp hồ sơ, tài liệu (nếu có).
2. Tổ kiểm tra nhận và nghiên cứu báo cáo tự kiểm tra, tài liệu liên quan; làm việc với tổ chức, cá nhân có liên quan (nếu cần thiết); yêu cầu đảng viên được kiểm tra bổ sung những vấn đề cần làm rõ (nếu có); dự thảo báo cáo kết quả kiểm tra.
3. Tổ kiểm tra họp, góp ý hoàn chỉnh báo cáo kết quả kiểm tra, dự thảo kết luận kiểm tra trình chi ủy cho ý kiến trước khi thông qua hội nghị chi bộ.

III. BƯỚC KẾT THÚC

1. Chi bộ tổ chức hội nghị (chủ trì và phân công đảng viên ghi biên bản)
a- Thành phần: Toàn thể đảng viên của chi bộ.
b- Nội dung:
- Đảng viên được kiểm tra trình bày báo cáo tự kiểm tra; tổ kiểm tra thông qua báo cáo kết quả kiểm tra; hội nghị thảo luận, đóng góp ý kiến, làm rõ ưu, khuyết điểm, nhận xét và đề nghị; chi bộ xem xét, kết luận.
- Nếu kết luận đảng viên có dấu hiệu vi phạm:
+ Trường hợp đảng viên có dấu hiệu vi phạm là đối tượng do cấp ủy cấp trên quản lý về thực hiện nhiệm vụ chi bộ giao; về phẩm chất đạo đức, lối sống; về thực hiện nhiệm vụ đảng viên (trừ nhiệm vụ cấp trên giao) thì chi bộ thực hiện quy trình kiểm tra đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm; đảng viên có dấu hiệu vi phạm ngoài các nội dung trên thì chi bộ chuyển toàn bộ hồ sơ cho ủy ban kiểm tra cấp trên hoặc cấp ủy cấp trên nơi không có ủy ban kiểm tra xem xét, kiểm tra đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm.
+ Trường hợp đảng viên có dấu hiệu vi phạm là đảng viên do chi bộ quản lý thì chi bộ thực hiện quy trình kiểm tra đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm.
- Nếu kết luận vi phạm đã rõ đến mức phải xử lý thuộc thẩm quyền của chi bộ và đảng viên tự nhận có vi phạm thì triển khai thực hiện quy trình xem xét, thi hành kỷ luật theo quy định.
2. Chi bộ trích biên bản hội nghị chi bộ (theo mẫu) gửi đảng viên được kiểm tra để thực hiện và lưu hồ sơ theo quy định .
3. Tổ kiểm tra tham mưu báo cáo kết quả kiểm tra của Chi bộ (theo mẫu) trình bí thư chi bộ ký, ban hành để báo cáo lên cấp ủy và ủy ban kiểm tra cấp trên theo quy định.
Nếu chi bộ cơ sở thì báo cáo ban thường vụ huyện ủy và tương đương; ủy ban kiểm tra huyện ủy và tương đương; nếu chi bộ trực thuộc đảng bộ cơ sở thì báo cáo đảng ủy cơ sở và ủy ban kiểm tra đảng ủy cơ sở; nếu chi bộ trực thuộc đảng ủy bộ phận thì báo cáo đảng uỷ bộ phận.
4. Tổ kiểm tra lập hồ sơ, bàn giao cho chi ủy lưu trữ theo quy định.
5. Chi ủy phân công 01 đồng chí trong chi ủy phụ trách công tác kiểm tra, giám sát đôn đốc, giám sát đảng viên được kiểm tra thực hiện nội dung kết luận kiểm tra của chi bộ.
Lưu ý:
- Chi bộ kiểm tra đảng viên trong việc thực hiện nhiệm vụ đảng viên. Tập trung kiểm tra việc thực hiện nghị quyết của chi bộ, nhiệm vụ do chi bộ phân công và những điều đảng viên không được làm.
- Đối với mỗi đảng viên, chi bộ có thể chọn một hoặc một số nội dung để kiểm tra, không nhất thiết phải kiểm tra tất cả các nội dung của nhiệm vụ đảng viên.
- Đối với các đồng chí chi ủy viên, cấp ủy viên các cấp, đảng viên là cán bộ thuộc diện cấp ủy cấp trên quản lý đang công tác, sinh hoạt tại chi bộ, ngoài việc kiểm tra những nội dung trên, cần kiểm tra về trách nhiệm nêu gương của cán bộ lãnh đạo, quản lý theo quy định.


QUY TRÌNH: Giám sát chuyên đề đối với đảng viên (Áp dụng cho chi bộ có chi ủy, chi bộ có trên 30 đảng viên và đảng viên hoạt động phân tán hoặc có nhiều tổ đảng trực thuộc)

I. BƯỚC CHUẨN BỊ

1. Đầu năm, chi ủy dự thảo kế hoạch kiểm tra, giám sát năm.
Kế hoạch giám sát (gồm: mục đích, yêu cầu; đối tượng, nội dung giám sát; mốc thời gian giám sát[6]; thời gian giám sát[7]; thành lập tổ giám sát[8]; phương pháp tiến hành (theo mẫu).
2. Chi bộ họp thống nhất và ban hành kế hoạch kiểm tra, giám sát năm.
3. Tổ giám sát họp, phân công nhiệm vụ, xây dựng đề cương gợi ý báo cáo tự giám sát gửi cho đảng viên được giám sát (theo mẫu).

II. BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Căn cứ kế hoạch kiểm tra, giám sát năm hoặc nhiệm vụ đột xuất, nhiệm vụ cấp ủy cấp trên giao, Tổ giám sát thông báo nội dung, thời gian giám sát đến đảng viên được giám sát (trong kỳ họp liền kề trước khi kiểm tra quy định trong kế hoạch); yêu cầu đảng viên được giám sát chuẩn bị báo cáo tự giám sát (quy định cụ thể thời gian gửi báo cáo tự giám sát); cung cấp hồ sơ, tài liệu (nếu có).
2. Tổ giám sát nhận và nghiên cứu báo cáo, tài liệu liên quan; làm việc với tổ chức, cá nhân có liên quan (nếu cần thiết); yêu cầu đảng viên được giám sát bổ sung những vấn đề cần làm rõ (nếu có); dự thảo báo cáo kết quả giám sát.
3. Tổ giám sát họp, góp ý hoàn chỉnh báo cáo kết quả giám sát, dự thảo kết luận giám sát trình chi ủy cho ý kiến trước khi thông qua hội nghị chi bộ.

III. BƯỚC KẾT THÚC

1. Chi bộ tổ chức hội nghị (chủ trì và phân công đảng viên ghi biên bản)
a- Thành phần: Toàn thể đảng viên của chi bộ.
b- Nội dung: Đảng viên được giám sát trình bày báo cáo tự giám sát; tổ giám sát thông qua báo cáo kết quả giám sát; hội nghị thảo luận, đóng góp ý kiến, làm rõ ưu, khuyết điểm, nhận xét và đề nghị; chi bộ xem xét, kết luận.
- Nếu kết luận đảng viên có dấu hiệu vi phạm:
+ Trường hợp đảng viên có dấu hiệu vi phạm là đối tượng do cấp ủy cấp trên quản lý về thực hiện nhiệm vụ chi bộ giao;phẩm chất đạo đức, lối sống; về thực hiện nhiệm vụ đảng viên (trừ nhiệm vụ cấp trên giao) thì chi bộ thực hiện quy trình kiểm tra đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm; đảng viên có dấu hiệu vi phạm ngoài các nội dung trên thì chi bộ chuyển toàn bộ hồ sơ cho ủy ban kiểm tra cấp trên hoặc cấp ủy cấp trên nơi không có ủy ban kiểm tra xem xét, kiểm tra đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm.
+ Trường hợp đảng viên có dấu hiệu vi phạm là đảng viên do chi bộ quản lý thì chi bộ thực hiện quy trình kiểm tra đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm.
2. Tổ giám sát tham mưu Chi bộ xây dựng báo cáo kết quả giám sát của Chi bộ (theo mẫu), trình bí thư chi bộ ký, ban hành và báo cáo lên cấp ủy, ủy ban kiểm tra cấp trên.
Nếu chi bộ cơ sở thì báo cáo ban thường vụ huyện ủy và tương đương; ủy ban kiểm tra huyện ủy và tương đương; nếu chi bộ trực thuộc đảng bộ cơ sở thì báo cáo đảng ủy cơ sở và ủy ban kiểm tra đảng ủy cơ sở; nếu chi bộ trực thuộc đảng ủy bộ phận thì báo cáo đảng uỷ bộ phận.
3. Chi bộ trích biên bản hội nghị chi bộ (theo mẫu) gửi đảng viên được giám sát để thực hiện và lưu hồ sơ theo quy định.
4. Tổ giám sát lập hồ sơ, bàn giao cho chi ủy lưu trữ theo quy định.
5. Chi ủy phân công 01 đồng chí chi ủy viên phụ trách công tác kiểm tra, giám sát đôn đốc đảng viên được giám sát thực hiện nội dung kết luận giám sát của chi bộ.

QUY TRÌNH: Kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với đảng viên

I. BƯỚC CHUẨN BỊ
1. Căn cứ kết luận kiểm tra chấp hành, giám sát chuyên đề hoặc kết quả nắm tình hình[9]; chi ủy hoặc bí thư chi bộ (nơi không có chi ủy) dự thảo quyết định thành lập tổ kiểm tra[10] khi có dấu hiệu vi phạm (theo mẫu), kế hoạch kiểm tra (theo mẫu).
Trường hợp qua kết quả nắm tình hình, chi bộ ít đảng viên không đủ điều kiện thành lập tổ thì báo cáo lên ủy ban kiểm tra cấp trên trực tiếp hoặc cấp ủy cấp trên nơi không có ủy ban kiểm tra để kiểm tra theo quy định.
2. Chi bộ họp thống nhất ban hành quyết định, kế hoạch kiểm tra.
3. Tổ kiểm tra họp phân công nhiệm vụ, thống nhất lịch trình và nội dung gợi ý đảng viên được kiểm tra báo cáo giải trình (theo mẫu).

II. BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Tổ kiểm tra triển khai quyết định, kế hoạch kiểm tra đến đảng viên được kiểm tra; yêu cầu đảng viên làm báo cáo giải trình, cung cấp hồ sơ, tài liệu (nếu có); thống nhất lịch trình kiểm tra.
2. Đảng viên được kiểm tra báo cáo giải trình và cung cấp hồ sơ, tài liệu có liên quan (nếu có) gửi Tổ kiểm tra.
3. Tổ kiểm tra nghiên cứu báo cáo, tài liệu nhận được; làm việc với tổ chức, cá nhân để thu thập tài liệu, chứng cứ có liên quan; làm việc với đảng viên được kiểm tra để yêu cầu giải trình bổ sung, làm rõ nội dung kiểm tra. Xây dựng dự thảo báo cáo kết quả kiểm tra (theo mẫu).
Trong quá trình kiểm tra nếu cần điều chỉnh, bổ sung nội dung, thời gian, đối tượng kiểm tra, thành viên tổ kiểm tra hoặc cần giám định về chuyên môn, kỹ thuật thì tổ trưởng báo cáo chi ủy hoặc chi bộ (nơi không có chi ủy) xem xét, quyết định.
4. Tổ kiểm tra họp, góp ý hoàn chỉnh báo cáo kết quả kiểm tra; trình chi ủy hoặc đồng chí bí thư chi bộ (nơi không có cấp ủy) cho ý kiến trước khi thông qua hội nghị chi bộ.

III. BƯỚC KẾT THÚC

1. Chi bộ tổ chức hội nghị (chủ trì và phân công đảng viên ghi biên bản)
- Thành phần: Toàn thể đảng viên của chi bộ.
- Nội dung: Tổ kiểm tra trình bày báo cáo kết quả kiểm tra; đảng viên được kiểm tra trình bày báo cáo giải trình, tự nhận hình thức kỷ luật (nếu có); hội nghị thảo luận; xem xét, kết luận kiểm tra.
Nếu kết luận vi phạm đã rõ đến mức phải xử lý kỷ luật thì triển khai thực hiện quy trình thi hành kỷ luật theo quy định.
2. Tổ kiểm tra tham mưu xây dựng báo cáo kết quả kiểm tra của chi bộ (theo mẫu); trình bí thư ký, ban hành để báo cáo lên cấp ủy và ủy ban kiểm tra cấp trên.
Nếu chi bộ cơ sở thì báo cáo ban thường vụ huyện ủy và tương đương; ủy ban kiểm tra huyện ủy và tương đương; nếu chi bộ trực thuộc đảng bộ cơ sở thì báo cáo đảng ủy cơ sở và ủy ban kiểm tra đảng ủy cơ sở; nếu chi bộ trực thuộc đảng ủy bộ phận thì báo cáo đảng uỷ bộ phận.
3. Chi bộ trích biên bản hội nghị chi ủy (theo mẫu) gửi đảng viên được kiểm tra để thực hiện và lưu hồ sơ theo quy định.
4. Tổ kiểm tra lập hồ sơ, bàn giao cho chi ủy hoặc chi bộ (nơi không có chi ủy) lưu trữ theo quy định.
5. Chi ủy phân công 01 đồng chí chi ủy viên phụ trách công tác kiểm tra, giám sát hoặc Bí thư chi bộ (nơi không có chi ủy) đôn đốc, giám sát đảng viên được kiểm tra thực hiện nội dung kết luận kiểm tra của chi bộ.
Lưu ý:
- Nội dung chi bộ kiểm tra đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm: về thực hiện nhiệm vụ chi bộ giao; về phẩm chất, đạo đức, lối sống; về thực hiện nhiệm vụ đảng viên (trừ nhiệm vụ cấp trên giao).
- Đối tượng chi bộ kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm: là đảng viên thuộc phạm vi chi bộ quản lý (trừ cấp ủy viên cùng cấp và cấp ủy viên các cấp quản lý).
- Khi triển khai quyết định, kế hoạch kiểm tra phải ghi biên bản (theo mẫu).
- Khi quyết định điều chỉnh, bổ sung phải xây dựng văn bản theo mẫu.
- Thời gian kiểm tra: không quá 45 ngày.

QUY TRÌNH: Giải quyết tố cáo đối với đảng viên

I. BƯỚC CHUẨN BỊ

1. Đại diện chi bộ làm việc với người viết đơn tố cáo (sau đây gọi là người tố cáo) để nắm tình hình, xác định rõ danh tính, địa chỉ đối tượng tố cáo; đảng viên bị tố cáo và nội dung tố cáo (khi làm việc phải có từ 02 người trở lên, ghi biên bản làm việc); Chi ủy hoặc Bí thư chi bộ (nơi không có chi ủy) dự thảo quyết định thành lập tổ[11] giải quyết tố cáo, kế hoạch giải quyết tố cáo (theo mẫu).
Trường hợp chi bộ không đủ điều kiện thành lập tổ giải quyết tố cáo thì báo cáo lên cấp ủy, ủy ban kiểm tra cấp trên trực tiếp xem xét, giải quyết.
2. Chi bộ họp thống nhất ban hành quyết định, kế hoạch giải quyết tố cáo.
3. Tổ kiểm tra nghiên cứu đơn tố cáo, căn cứ nội dung đơn và kết quả làm việc với đối tượng tố cáo để xây dựng đề cương yêu cầu đảng viên bị tố cáo báo cáo giải trình (theo mẫu); họp phân công nhiệm vụ, thống nhất lịch trình.

II. BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Tổ kiểm tra làm việc với đảng viên bị tố cáo để triển khai quyết định, kế hoạch giải quyết tố cáo (ghi biên bản làm việc theo mẫu); yêu cầu đảng viên bị tố cáo chuẩn bị báo cáo giải trình, cung cấp hồ sơ, tài liệu (nếu có) và phối hợp thực hiện.
2. Đảng viên bị tố cáo viết báo cáo giải trình và cung cấp các hồ sơ, tài liệu có liên quan (nếu có) gửi Tổ kiểm tra.
3. Tổ kiểm tra nghiên cứu báo cáo, tài liệu nhận được; làm việc với đảng viên bị tố cáo (nếu cần) và tổ chức, cá nhân có liên quan đến nội dung tố cáo, đảng viên bị tố cáo để thẩm tra, xác minh; xây dựng dự thảo báo cáo kết quả giải quyết tố cáo (theo mẫu).
Trường hợp cần điều chỉnh, bổ sung nội dung, thời gian, đối tượng kiểm tra, thành viên tổ kiểm tra hoặc cần giám định về chuyên môn, kỹ thuật thì tổ trưởng báo cáo chi ủy hoặc chi bộ (nơi không có chi ủy) xem xét, quyết định.
Trong khi thực hiện quy trình giải quyết tố cáo nếu phát hiện đảng viên bị tố cáo có dấu hiệu vi phạm khác thì báo cáo chi bộ quyết định cho chuyển sang kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm, đưa nội dung tố cáo vào báo cáo chung về kết quả kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm và kết luận; lập hồ sơ kết thúc việc giải quyết tố cáo.
4. Tổ kiểm tra họp, góp ý hoàn chỉnh báo cáo kết quả giải quyết tố cáo trình chi ủy hoặc đồng chí bí thư chi bộ (nơi không có cấp ủy) cho ý kiến trước khi thông qua hội nghị chi bộ.

III. BƯỚC KẾT THÚC

1. Chi bộ tổ chức hội nghị (chủ trì và phân công đảng viên ghi biên bản)
- Thành phần: Toàn thể đảng viên của chi bộ.
- Nội dung: Tổ kiểm tra trình bày báo cáo kết quả giải quyết tố cáo; Đảng viên bị tố cáo trình bày ý kiến giải trình, tự nhận hình thức kỷ luật (nếu có); chi bộ thảo luận, phân tích, kết luận về từng nội dung tố cáo (tố cáo đúng, tố cáo đúng một phần, tố cáo sai hoặc chưa đủ cơ sở kết luận) làm rõ ưu điểm, khuyết điểm; xem xét, kết luận về kết quả giải quyết tố cáo.
Nếu tố đúng có vi phạm cần đánh giá tính chất, mức độ, nguyên nhân vi phạm; nếu đến mức phải xử lý kỷ luật thì chi bộ thực hiện quy trình xem xét, thi hành kỷ luật theo quy định.
2. Tổ kiểm tra tham mưu chi bộ báo cáo kết quả giải quyết tố cáo; trình bí thư chi bộ ký, ban hành để báo cáo cấp ủy và ủy ban kiểm tra cấp trên.
Nếu chi bộ cơ sở thì báo cáo ban thường vụ huyện ủy và tương đương; ủy ban kiểm tra huyện ủy và tương đương; nếu chi bộ trực thuộc đảng bộ cơ sở thì báo cáo đảng ủy cơ sở và ủy ban kiểm tra đảng ủy cơ sở; nếu chi bộ trực thuộc đảng ủy bộ phận thì báo cáo đảng uỷ bộ phận.
3. Chi bộ trích biên bản hội nghị chi bộ kết luận nội dung tố cáo gửi đảng viên bị tố cáo để thực hiện và lưu hồ sơ chi bộ.
4. Đại diện chi ủy hoặc bí thư chi bộ (nơi không có chi ủy) và Tổ kiểm tra thông báo cho người tố cáo bằng hình thức thích hợp (nếu trả lời trực tiếp thì ghi biên bản có chữ ký của người tố cáo).
5. Tổ kiểm tra hoàn thiện hồ sơ, bàn giao cho chi ủy hoặc chi bộ (nơi không có chi ủy) lưu trữ theo quy định.
6. Chi bộ phân công 01 đồng chí chi ủy viên hoặc đảng viên được phân công phụ trách công tác kiểm tra, giám sát đôn đốc, giám sát đảng viên bị tố cáo thực hiện nội dung kết luận giải quyết tố cáo.
Lưu ý:
- Nội dung tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của chi bộ: về thực hiện nhiệm vụ chi bộ giao; về phẩm chất, đạo đức, lối sống; về thực hiện nhiệm vụ đảng viên (trừ nhiệm vụ cấp trên giao).
- Đối tượng bị tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của chi bộ: là đảng viên thuộc phạm vi chi bộ quản lý (trừ cấp ủy viên cùng cấp).
- Khi làm việc với người tố cáo phải thông báo trách nhiệm của người tố cáo. Chi bộ phải đảm bảo bí mật cho người tố cáo; không để người bị tố cáo chủ trì giải quyết tố cáo đối với mình; không để người tố cáo hoặc người có liên quan đến tố cáo giải quyết tố cáo.
- Thời hạn giải quyết tố cáo là 90 ngày làm việc kể từ khi nhận được đơn tố cáo.
- Nếu trong quá trình đang giải quyết tố cáo, người tố cáo làm đơn xin rút một số nội dung hoặc rút toàn bộ đơn tố cáo thì lập biên bản, ký xác nhận của người tố cáo trước khi chi bộ họp xem xét, kết luận.
- Sau khi chi bộ cho người tố cáo rút một số nội dung hoặc toàn bộ nội dung tố cáo, chi bộ cho kết thúc một phần giải quyết tố cáo hoặc toàn bộ nội dung tố cáo. Nếu chi bộ xác định nội dung tố cáo đã rút có cơ sở thì chuyển nắm tình hình phục vụ công tác kiểm tra, giám sát. Nếu phát hiện đối tượng bị tố cáo có dấu hiệu vi phạm thì chuyển qua kiểm tra đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm.

QUY TRÌNH: Xem xét, thi hành kỷ luật đảng viên theo kết luận

I. BƯỚC CHUẨN BỊ

1. Căn cứ vào nội dung vi phạm của đảng viên theo kết luận kiểm tra (kiểm tra chấp hành, kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm, giải quyết tố cáo) của chi bộ hoặc của cấp trên; chi ủy hoặc bí thư chi bộ (nơi không có chi ủy) thông báo lịch kiểm điểm.

II. BƯỚC TIẾN HÀNH

1- Đại diện chi ủy hoặc bí thư, phó bí thư chi bộ (nơi không có chi ủy) làm việc với đảng viên vi phạm để hướng dẫn viết bản kiểm điểm theo nội dung vi phạm, quy định thời gian gửi bản kiểm điểm.
2- Chi ủy hoặc bí thư, phó bí thư chi bộ (nơi không có chi ủy) nghiên cứu bản kiểm điểm và trao đổi với đảng viên vi phạm những nội dung cần bổ sung vào bản kiểm điểm (nếu có), thông báo thời gian tiến hành kiểm điểm.
3- Chi ủy hoặc bí thư, phó bí thư chi bộ (nơi không có chi ủy) thống nhất dự thảo nội dung kết luận của chi bộ đối với vi phạm của đảng viên (nếu chi bộ chỉ có bí thư thì bí thư dự thảo nội dung kết luận).
Đại diện chi ủy hoặc bí thư, phó bí thư chi bộ (nơi không có chi ủy) nghe đảng viên vi phạm trình bày ý kiến.

III. BƯỚC KẾT THÚC

1. Chi bộ tổ chức hội nghị (chủ trì và phân công đảng viên ghi biên bản)
- Thành phần: Toàn thể đảng viên của chi bộ.
- Nội dung: 
+ Đảng viên vi phạm trình bày bản kiểm điểm, tự nhận hình thức kỷ luật.
+ Hội nghị thảo luận và kết luận rõ nội dung, tính chất, mức độ, tác hại, nguyên nhân của vi phạm, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ; tiến hành bỏ phiếu biểu quyết quyết định hình thức kỷ luật (nếu thuộc thẩm quyền) hoặc bỏ phiếu biểu quyết đề nghị tổ chức đảng có thẩm quyền kỷ luật đối với đảng viên vi phạm (nếu không thuộc thẩm quyền).
* Trường hợp nội dung vi phạm thuộc thẩm quyền kỷ luật của chi bộ:
+ Nếu kết quả bỏ phiếu là các hình thức kỷ luật thuộc thẩm quyền quyết định của chi bộ (khiển trách, cảnh cáo) thì ban hành quyết định.
+ Nếu kết quả bỏ phiếu là hình thức kỷ luật không thuộc thẩm quyền quyết định của chi bộ (cách chức, khai trừ) thì báo cáo và đề nghị, chuyển toàn bộ hồ sơ cho tổ chức đảng cấp trên xem xét, quyết định.
+ Nếu kết quả biểu quyết quyết định các hình thức kỷ luật cụ thể mà không có hình thức nào đủ số phiếu theo quy định, thì cộng dồn số phiếu từ hình thức kỷ luật cao nhất xuống đến hình thức kỷ luật liền kề thấp hơn, đến hình thức nào mà kết quả có đủ số phiếu theo quy định thì quyết định kỷ luật bằng hình thức đó. Trường hợp đã cộng dồn phiếu nhưng vẫn không có hình thức kỷ luật nào đủ đa số phiếu theo quy định thì báo cáo tổ chức đảng cấp trên xem xét, quyết định.
* Trường hợp nội dung vi phạm không thuộc thẩm quyền của chi bộ: Chi bộ bỏ phiếu biểu quyết đề nghị hình thức kỷ luật, sau đó báo cáo đề nghị thi hành kỷ luật và chuyển toàn bộ hồ sơ cho tổ chức đảng cấp trên xem xét, quyết định.
Báo cáo tổ chức đảng cấp trên như sau: Nếu chi bộ cơ sở thì báo cáo ban thường vụ huyện ủy và tương đương, đồng thời gửi ủy ban kiểm tra huyện ủy và tương đương; nếu chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở thì báo cáo đảng ủy cơ sở, đồng thời gửi ủy ban kiểm tra đảng ủy cơ sở; nếu chi bộ trực thuộc đảng ủy bộ phận thì báo cáo đảng ủy bộ phận.
2. Chi ủy hoặc bí thư, phó bí thư chi bộ (nơi không có chi ủy) tham mưu chi bộ ban hành quyết định kỷ luật[12]  hoặc báo cáo đề nghị tổ chức đảng có thẩm quyền thi hành kỷ luật trình đồng chí bí thư chi bộ ký, ban hành (theo mẫu).
Trường hợp đảng viên vi phạm là thành viên cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội thì chi bộ thông báo đến cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét, thi hành kỷ luật về hành chính, đoàn thể kịp thời, đồng bộ với kỷ luật đảng. Sau khi chi bộ quyết định kỷ luật khiển trách, cảnh cáo đối với cấp ủy viên các cấp, cán bộ thuộc diện cấp ủy cấp trên quản lý, phải báo cáo lên các cấp ủy mà đảng viên đó là thành viên và cấp ủy, ủy ban kiểm tra cấp ủy quản lý cán bộ.
3. Trong vòng 10 ngày, chi bộ giao quyết định kỷ luật cho đảng viên bị kỷ luật để thực hiện (ghi biên bản có chữ ký của đảng viên bị kỷ luật), gửi lên cấp trên để báo cáo và lưu hồ sơ.
4. Chi ủy hoặc bí thư, phó bí thư chi bộ (nơi không có chi ủy) hoàn thiện hồ sơ, bàn giao cho chi ủy hoặc chi bộ (nơi không có chi ủy) lưu trữ theo quy định.
5. Chi bộ phân công 01 đồng chí chi ủy viên hoặc đảng viên được phân công phụ trách công tác kiểm tra, giám sát theo dõi việc chấp hành quyết định kỷ luật.
Lưu ý:
- Nguyên tắc bắt buộc: đảng viên phải kiểm điểm trước chi bộ (trừ trường hợp: đảng viên vi phạm nhiệm vụ do cấp trên giao; đảng viên vi phạm bí mật nhà nước; đảng viên vi phạm trước khi chuyển đến sinh hoạt). Nếu đảng viên vi phạm kỷ luật có lý do chính đáng không thể trực tiếp kiểm điểm trước chi bộ thì phải báo cáo bằng văn bản và nghiêm chỉnh chấp hành quyết định kỷ luật. Nếu từ chối kiểm điểm hoặc bị tam giam thì chi bộ vẫn tiến hành xem xét, kỷ luật.
- Nội dung vi phạm (đoàn thể, chính quyền, pháp luật…) khi xem xét, thi hành kỷ luật đảng phải căn cứ vào quy định về nội dung vi phạm của Đảng sau đó đối chiếu nội dung vi phạm với hình thức kỷ luật của Quy định thi hành kỷ luật đảng viên. Việc áp dụng tình tiết tăng nặng hay giảm nhẹ phải áp vào từng điểm, khoản, điều của Quy định.
- Việc tính thời hiệu kỷ luật: chi bộ bỏ phiếu biểu quyết xác định hình thức kỷ luật cụ thể sau đó mới đối chiếu hình thức kỷ luật với thời hiệu quy định (05 năm đối với hình thức khiển trách, 10 năm đối với cảnh cáo, không tính thời hiệu đối với hình thức khai trừ).
- Trường hợp Chi bộ chỉ có Bí thư, nếu Bí thư chi bộ bị xử lý kỷ luật thuộc thẩm quyền của chi bộ thì chi bộ báo cáo lên cấp ủy cấp trên cử đại diện chủ trì hội nghị. Sau biểu quyết, chậm nhất 05 ngày chi bộ báo cáo lên tổ chức đảng có thẩm quyền (là tổ chức đảng có thẩm quyền thi hành hành kỷ luật: nếu chi bộ cơ sở báo cáo lên ủy ban kiểm tra huyện ủy; nếu chi bộ trực thuộc đảng bộ cơ sở báo cáo lên ủy ban kiểm tra đảng ủy) ra quyết định kỷ luật (không phải bỏ phiếu lại). Trường hợp tất cả các cấp ủy viên của chi bộ đều bị thi hành kỷ luật thì chi bộ báo cáo để tổ chức đảng có thẩm quyền cấp trên quyết định.
- Đảng viên vi phạm đang trong thời gian mang thai hoặc nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi, bị bệnh nặng đang điều trị nội trú tại bệnh viên thì chưa xem xét, xử lý kỷ luật. Trường hợp đảng viên vi phạm đã qua đời tổ chức đảng xem xét, không xử lý kỷ luật, trừ trường hợp có vi phạm đặc biệt nghiêm trọng.
- Nếu kết quả biểu quyết đủ số phiếu cho 01 hình thức kỷ luật (khiển trách, cảnh cáo) thì quyết định đó có hiệu lực ngay khi công bố kết quả kiểm phiếu tại chi bộ.
- Trường hợp đảng viên vi phạm bị kỷ luật từ chối nhận quyết định kỷ luật thì ghi vào biên bản, quyết định vẫn có hiệu lực thi hành.
- Quyết định kỷ luật đối với đảng viên vi phạm được gửi 01 bản cho cơ quan hoặc cấp ủy lưu hồ sơ đảng viên để kịp thời cập nhật vào lý lịch đảng viên (tùy từng cấp ủy trực thuộc tỉnh ủy quy định Ban Tổ chức hay chi bộ, đảng bộ,…).

QUY TRÌNH: Xem xét, thi hành kỷ luật đảng viên không theo kết luận kiểm tra

I. BƯỚC CHUẨN BỊ

1. Căn cứ vào nội dung vi phạm của đảng viên theo kết luận, đề nghị của một số cơ quan chức năng hoặc do chi bộ phát hiện nhưng chưa được cấp nào kiểm tra kết luận; chi ủy hoặc bí thư chi bộ (nơi không có chi ủy) dự kiến thành lập tổ kiểm tra[13] và kế hoạch kiểm tra xem xét, xử lý kỷ luật.
Trường hợp chi bộ không đủ điều kiện thành lập tổ kiểm tra thì báo cáo lên ủy ban kiểm tra cấp trên trực tiếp xem xét.
2. Chi bộ họp thống nhất ban hành quyết định, kế hoạch kiểm tra.
3. Tổ kiểm tra xây dựng đề cương để hướng dẫn đảng viên vi phạm viết bản kiểm điểm và phân công nhiệm vụ cho các thành viên; chuẩn bị các văn bản, tài liệu liên quan.

II. BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Đại diện cấp ủy hoặc bí thư chi bộ (nơi không có cấp ủy) và Tổ kiểm tra triển khai quyết định, kế hoạch; thống nhất lịch làm việc; yêu cầu, hướng dẫn đảng viên vi phạm chuẩn bị bản kiểm điểm, cung cấp hồ sơ, tài liệu (nếu có).
2. Đảng viên vi phạm làm bản kiểm điểm (nêu rõ nội dung, tính chất, mức độ, nguyên nhân, tác hại của vi phạm, tự nhận hình thức kỷ luật) và các hồ sơ, tài liệu có liên quan (nếu có) gửi Tổ kiểm tra.
3. Tổ kiểm tra nghiên cứu bản kiểm điểm, hồ sơ, tài liệu; làm việc với đảng viên vi phạm và tổ chức, cá nhân có liên quan; thẩm tra, xác minh những nội dung chưa rõ. Xây dựng dự thảo báo cáo đề nghị thi hành kỷ luật.
4. Tổ kiểm tra họp, góp ý hoàn chỉnh thảo báo cáo đề nghị thi hành kỷ luật trình chi ủy hoặc đồng chí bí thư chi bộ (nơi không có cấp ủy) cho ý kiến trước khi thông qua hội nghị chi bộ.
5. Đại diện chi ủy hoặc bí thư chi bộ (nơi không có chi ủy) và Tổ kiểm tra làm việc với đảng viên để nghe đảng viên vi phạm trình bày ý kiến (ghi biên bản làm việc).

III. BƯỚC KẾT THÚC

1. Chi bộ tổ chức hội nghị (chủ trì và phân công đảng viên ghi biên bản)
- Thành phần: Toàn thể đảng viên của chi bộ.
- Nội dung: 
+ Đảng viên vi phạm trình bày bản kiểm điểm. Tổ kiểm tra báo cáo đề nghị thi hành kỷ luật.
+ Chi bộ thảo luận, kết luận rõ nội dung, tính chất, mức độ, tác hại, nguyên nhân của vi phạm, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ (nếu có) và bỏ phiếu biểu quyết quyết định hình thức kỷ luật (nếu thuộc thẩm quyền) hoặc bỏ phiếu biểu quyết đề nghị tổ chức đảng có thẩm quyền kỷ luật đối với đảng viên vi phạm (nếu không thuộc thẩm quyền).
*Trường hợp nội dung vi phạm thuộc thẩm quyền kỷ luật của chi bộ:
+ Nếu kết quả bỏ phiếu là các hình thức kỷ luật thuộc thẩm quyền quyết định của chi bộ (khiển trách, cảnh cáo) thì ban hành quyết định.
+ Nếu kết quả bỏ phiếu là hình thức kỷ luật không thuộc thẩm quyền quyết định của chi bộ (cách chức, khai trừ) thì báo cáo đề nghị thi hành kỷ luật và chuyển toàn bộ hồ sơ cho tổ chức đảng cấp trên xem xét, quyết định.
+ Nếu kết quả biểu quyết quyết định các hình thức kỷ luật cụ thể mà không có hình thức nào đủ số phiếu theo quy định, thì cộng dồn số phiếu từ hình thức kỷ luật cao nhất xuống đến hình thức kỷ luật liền kề thấp hơn, đến hình thức nào mà kết quả có đủ số phiếu theo quy định thì quyết định kỷ luật bằng hình thức đó. Trường hợp đã cộng dồn phiếu nhưng vẫn không có hình thức kỷ luật nào đủ đa số phiếu theo quy định thì báo cáo tổ chức đảng cấp trên xem xét, quyết định.
* Trường hợp nội dung vi phạm không thuộc thẩm quyền kỷ luật của chi bộ: Chi bộ bỏ phiếu biểu quyết đề nghị hình thức kỷ luật, sau đó báo cáo đề nghị thi hành kỷ luật và chuyển toàn bộ hồ sơ cho tổ chức đảng cấp trên xem xét, quyết định.
Báo cáo tổ chức đảng cấp trên như sau: Nếu chi bộ cơ sở thì báo cáo ban thường vụ huyện ủy và tương đương, đồng thời gửi ủy ban kiểm tra huyện ủy và tương đương; nếu chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở thì báo cáo đảng ủy cơ sở, đồng thời gửi ủy ban kiểm tra đảng ủy cơ sở; nếu chi bộ trực thuộc đảng ủy bộ phận thì báo cáo đảng ủy bộ phận, đồng thời gửi đảng ủy cơ sở và ủy ban kiểm tra đảng ủy cơ sở.
2. Tổ kiểm tra tham mưu chi bộ ban hành quyết định kỷ luật[14]  hoặc báo cáo đề nghị tổ chức đảng có thẩm quyền thi hành kỷ luật trình đồng chí bí thư chi bộ ký, ban hành.
3. Trong vòng 10 ngày, chi bộ giao quyết định kỷ luật cho đảng viên bị kỷ luật để thực hiện (ghi biên bản có chữ ký của đảng viên bị kỷ luật), gửi lên cấp trên để báo cáo và lưu hồ sơ.
Trường hợp đảng viên vi phạm là thành viên cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội thì chi bộ thông báo đến cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét, thi hành kỷ luật về hành chính, đoàn thể kịp thời, đồng bộ với kỷ luật đảng. Sau khi chi bộ quyết định kỷ luật khiển trách, cảnh cáo đối với cấp ủy viên các cấp, cán bộ thuộc diện cấp ủy cấp trên quản lý, phải báo cáo lên các cấp ủy mà đảng viên đó là thành viên và cấp ủy, ủy ban kiểm tra cấp ủy quản lý cán bộ.
4. Tổ kiểm tra hoàn thiện hồ sơ, bàn giao cho chi bộ lưu trữ theo quy định.
5. Chi bộ phân công 01 đồng chí chi ủy viên hoặc đảng viên được phân công phụ trách công tác kiểm tra, giám sát theo dõi việc chấp hành quyết định kỷ luật.
Lưu ý:
- Nguyên tắc bắt buộc: đảng viên phải kiểm điểm trước chi bộ (trừ trường hợp: đảng viên vi phạm nhiệm vụ do cấp trên giao; đảng viên vi phạm bí mật nhà nước; đảng viên vi phạm trước khi chuyển đến sinh hoạt). Nếu đảng viên vi phạm kỷ luật có lý do chính đáng không thể trực tiếp kiểm điểm trước chi bộ thì phải báo cáo bằng văn bản và nghiêm chỉnh chấp hành quyết định kỷ luật. Nếu từ chối kiểm điểm hoặc bị tam giam thì chi bộ vẫn tiến hành xem xét, kỷ luật.
- Nội dung vi phạm dù ở lĩnh vực nào (đoàn thể, chính quyền,…) phải quy về vi phạm quy định của Đảng sau đó mới đối chiếu nội dung vi phạm với hình thức kỷ luật của Quy định 69. Việc áp dụng tình tiết tăng nặng hay giảm nhẹ phải áp vào từng điểm, khoản, điều của Quy định 69.
- Việc tính thời hiệu kỷ luật: phải bỏ phiếu biểu quyết xác định hình thức kỷ luật cụ thể sau đó mới đối chiếu hình thức kỷ luật với thời hiệu quy định (05 năm đối với hình thức khiển trách, 10 năm đối với cảnh cáo, không tính thời hiệu đối với hình thức khai trừ).
- Trường hợp Chi bộ chỉ có Bí thư, nếu Bí thư chi bộ bị xử lý kỷ luật thuộc thẩm quyền của chi bộ thì bí thư báo cáo lên cấp ủy cấp trên cử đại diện chủ trì hội nghị. Sau biểu quyết, chậm nhất 05 ngày chi bộ báo cáo lên tổ chức đảng có thẩm quyền (là tổ chức đảng có thẩm quyền thi hành hành kỷ luật: nếu chi bộ cơ sở báo cáo lên ủy ban kiểm tra huyện ủy; nếu chi bộ trực thuộc đảng bộ cơ sở báo cáo lên ủy ban kiểm tra đảng ủy) ra quyết định kỷ luật (không phải bỏ phiếu lại). Trường hợp tất cả các cấp ủy viên của chi bộ đều bị thi hành kỷ luật thì chi bộ báo cáo để tổ chức đảng có thẩm quyền cấp trên quyết định.
- Đảng viên vi phạm đang trong thời gian mang thai, hoặc nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi, bị bệnh nặng thì chưa xem xét, xử lý kỷ luật. Trường hợp đảng viên vi phạm đã qua đời tổ chức đảng xem xét, không xử lý kỷ luật, trừ trường hợp có vi phạm đặc biệt nghiêm trọng.
- Nếu kết quả biểu quyết đủ số phiếu cho 01 hình thức kỷ luật (khiển trách, cảnh cáo) thì quyết định đó có hiệu lực ngay khi công bố kết quả kiểm phiếu.
- Trường hợp đảng viên vi phạm bị kỷ luật từ chối nhận quyết định kỷ luật thì ghi vào biên bản, quyết định vẫn có hiệu lực thi hành.
- Quyết định kỷ luật của đảng viên vi phạm phải gửi 01 bản cho cơ quan hoặc cấp ủy lưu hồ sơ đảng viên để kịp thời cập nhật vào lý lịch đảng viên (tùy từng cấp ủy trực thuộc tỉnh ủy quy định Ban Tổ chức hay chi bộ, đảng bộ,…).

[1] Đối với chi bộ cơ sở không quá 05 năm gần nhất; đối với chi bộ trực thuộc Đảng bộ cơ sở không quá 01 nhiệm kỳ.
[2] Không quá 30 ngày; trường hợp gia hạn không quá 1/3 thời gian kiểm tra.
[3] Đối với chi bộ cơ sở không nên quá 05 năm gần nhất; đối với chi bộ trực thuộc Đảng bộ cơ sở không quá 01 nhiệm kỳ của chi bộ.
[4] Không quá 30 ngày; trường hợp gia hạn không quá 1/3 thời gian kiểm tra.
[5] Từ 02 đồng chí trở lên.
[6] Đối với chi bộ cơ sở không quá 03 năm gần nhất; đối với chi bộ trực thuộc Đảng bộ cơ sở không quá 01 nhiệm kỳ của chi bộ.
[7] Không quá 30 ngày; trường hợp gia hạn không quá 1/3 thời gian giám sát.
[8] Từ 02 đồng chí trở lên
[9] Kết quả nắm tình hình là khi chi bộ có những thông tin, tài liệu về đảng viên mà đối chiếu với các quy định của Đảng, đoàn thể, chính sách, pháp luật của Nhà nước có căn cứ cho thấy đảng viên không tuân theo, không làm hoặc làm trái.
[10] Từ 02 người trở lên.
[11] Từ 03 người trở lên.
[12] Quyết định kỷ luật của chi bộ trực thuộc đảng bộ bộ phận, đảng bộ cơ sở được đóng dấu của đảng uỷ cơ sở vào phía trên, góc trái. Đảng uỷ cơ sở hoặc cấp uỷ cấp trên trực tiếp, không phải ra quyết định chuẩn y.
[13] Từ 03 người trở lên.
[14] Quyết định kỷ luật của chi bộ trực thuộc đảng bộ bộ phận, đảng bộ cơ sở được đóng dấu của đảng uỷ cơ sở vào phía trên, góc trái. Đảng uỷ cơ sở hoặc cấp uỷ cấp trên trực tiếp, không phải ra quyết định chuẩn y.

Tác giả: Bích Liên

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Dang cs
quoc hoi
chinh phu
bp
hndn
cb
TUYEN GIAO
BAO BP

19/2023/LT

Lịch VPTU tuần thứ 19/2023

Thời gian đăng: 07/05/2023

lượt xem: 2076 | lượt tải:26

01/DSMT

Danh sách miễn thi ngoại ngữ, tin học CVC 2021

Thời gian đăng: 07/11/2021

lượt xem: 2452 | lượt tải:599

VB1111

Công văn V/v điều chỉnh, bổ sung lịch làm việc tuần 44

Thời gian đăng: 31/10/2021

lượt xem: 20621 | lượt tải:4464

8-HĐTNN

Số 08-HĐTNN

Thời gian đăng: 26/10/2021

lượt xem: 21224 | lượt tải:97580

số 16 /TB-QHTASXH

số 16 /TB-QHTASXH

Thời gian đăng: 10/05/2021

lượt xem: 19800 | lượt tải:381
Thống kê
  • Đang truy cập442
  • Máy chủ tìm kiếm24
  • Khách viếng thăm418
  • Hôm nay67,374
  • Tháng hiện tại284,344
  • Tổng lượt truy cập26,462,731
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây