Sáng 25/10/2024, lãnh đạo Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam tổ chức dâng hương kỷ niệm 95 năm Ngày truyền thống ngành cao su Việt Nam (28/10/1929 – 28/10/2024) tại tượng đài Phú Riềng Đỏ, xã Thuận Phú, huyện Đồng Phú.
Dự lễ dâng hương có đông chí Nguyễn Minh Triết - nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước; Đ/c Nguyễn Long Hải - Ủy viên Dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương; Đ/c Trần Công Kha - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam; Đ/c Lê Thanh Hưng - Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam; nguyên lãnh đạo Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam qua các thời kỳ; đại diện lãnh đạo một số cơ quan ban ngành Trung ương.Về phía lãnh đạo tỉnh Bình Phước dự có đồng chí Nguyễn Mạnh Cường – UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Đ/c Huỳnh Thị Hằng - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Đ/c Trần Tuệ Hiền - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh và các địa phương cùng dự. Nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết và các đồng chí lãnh đạo dự lễ dâng hương
Tại buổi lễ, các đại biểu đã ôn lại lịch sử ra đời của Chi bộ Đông Dương cộng sản Đảng. Cách đây 95 năm, ngày 28/10/1929, tại khu rừng bên suối đá Làng 3 đồn điền cao su Phú Riềng (nay là Nông trường cao su Thuận Phú, Công ty cổ phần cao su Đồng Phú thuộc ấp Thuận Phú 2, xã Thuận Phú, huyện Đồng Phú), Chi bộ Đông Dương Cộng sản Đảng đầu tiên ở miền Đông Nam Bộ được thành lập, với tên gọi Chi bộ Phú Riềng. Sự kiện ra đời của Chi bộ Cao su Phú Riềng đánh dấu các phong trào đấu tranh của công nhân cao su miền Đông Nam Bộ ngày càng phát triển mạnh mẽ, từ đấu tranh tự phát chuyển sang đấu tranh tự giác dưới sự lãnh đạo của Đảng. Kể từ đây phong trào đấu tranh cách mạng của đội ngũ công nhân cao su đã có một sự biến đổi nhảy vọt về chất. Từ những cuộc đấu tranh lẻ tẻ, tự phát đòi quyền sống sơ đẳng nhất của những người phu cao su thì nay phong trào đấu tranh của công nhân cao su đã được tổ chức chặt chẽ, có mục tiêu và phương pháp đấu tranh cách mạng đa dạng phong phú. Công nhân đấu tranh đòi những quyền lợi thiết thực về ăn, ở, đòi giảm giờ làm việc, tăng lương, chống cúp phạt, chống đánh đập công nhân, cho thành lập nghiệp đoàn... Gần một thế kỷ trôi qua, nơi đây đã nuôi dưỡng tinh thần đấu tranh bất khuất trong chiến tranh, cũng như sự hăng say lao động của bao thế hệ công nhân ngành cao su ngày đêm cống hiến vì sự phát triển của vùng đất đỏ anh hùng này. Năm tháng qua đi, bao lớp người lao động nơi đây vẫn miệt mài gắn bó với dòng nhựa trắng, góp phần tạo nên sự phát triển cho quê hương Bình Phước hôm nay.Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết và đồng chí Nguyễn Mạnh Cường – UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy tại lễ dâng hương Đối với Bình Phước, phát huy truyền thống “Phú Riềng Đỏ” ngành cao su đã phát triển mạnh mẽ, cao su trở thành cây công nghiệp mũi nhọn của địa phương với khoảng 244.000 ha cao su, đứng đầu cả nước về diện tích. Các doanh nghiệp cao su trên địa bàn tỉnh đã giải quyết việc làm cho hàng chục ngàn lao động với mức thu nhập ổn định.Ghi nhận, biết ơn những cống hiến, đóng góp của các anh hùng liệt sỹ, các thế hệ công nhân ngành cao su đã hy sinh vì sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc, các đại biểu đã dâng hương tưởng niệm và trồng cây lưu niệm tại khuôn viên tượng đài Phú Riềng Đỏ.Một số hình ảnh tại lễ dâng hương