Quy định 148-QĐ/TW: Thẩm quyền tạm đình chỉ công tác trong cơ quan của Quốc hội, các cơ quan thuộc UBTVQH và HĐND các cấp

Thứ năm - 06/06/2024 11:32
Quy định số 148-QĐ/TW của Bộ Chính trị đã nêu rõ những người đứng đầu có quyền tạm đình chỉ công tác với cán bộ cấp dưới trong trong cơ quan của Quốc hội, các cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội và hội đồng nhân dân các cấp.
Ngày 23/5/2024, Bộ Chính trị ban hành Quy định 148-QĐ/TW về thẩm quyền của người đứng đầu trong việc tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ cấp dưới trong trường hợp cần thiết hoặc khi có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
Tạm đình chỉ công tác là việc buộc cán bộ dừng thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao trong thời hạn nhất định. Tạm đình chỉ công tác không phải là hình thức kỷ luật. (Điều 3 Quy định 148-QĐ/TW năm 2024)

Thẩm quyền tạm đình chỉ công tác trong cơ quan của Quốc hội, các cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội và hội đồng nhân dân các cấp được quy định như sau:
 
1- Chủ tịch Quốc hội quyết định tạm đình chỉ công tác đối với: Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, phó chủ nhiệm các ủy ban của Quốc hội; Phó Trưởng Ban Công tác đại biểu, Phó Trưởng Ban Dân nguyện; Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp; chủ tịch hội đồng nhân dân cấp tỉnh.
 
Chủ tịch Hội đồng Dân tộc quyết định tạm đình chỉ công tác đối với: Ủy viên thường trực, Ủy viên chuyên trách và các uỷ viên Hội đồng Dân tộc.

Chủ nhiệm ủy ban của Quốc hội quyết định tạm đình chỉ công tác đối với: Ủy viên thường trực, uỷ viên chuyên trách và các ủy viên ủy ban.
Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội quyết định tạm đình chỉ công tác đối với: Cấp phó của mình, người đứng đầu cơ quan, đơn vị trực thuộc.
 
Người đứng đầu cơ quan, đơn vị trực thuộc Văn phòng Quốc hội quyết định tạm đình chỉ công tác đối với: Cấp phó của mình; cán bộ lãnh đạo, quản lý do mình quản lý, điều hành,
 
Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp quyết định tạm đình chỉ công tác đổi với: Cấp phó của mình; cán bộ lãnh đạo, quản lý do mình quản lý, điều hành trong Viện Nghiên cứu lập pháp.
 
2- Chủ tịch hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định tạm đình chỉ công tác đối với: Phó chủ tịch hội đồng nhân dân cấp tỉnh; trưởng ban, phó trưởng ban của hội đồng nhân dân cấp tỉnh, chủ tịch hội đồng nhân dân cấp huyện; cán bộ lãnh đạo, quản lý do mình quản lý, điều hành trong hội đồng nhân dân cấp tỉnh.
 
Chủ tịch hội đồng nhân dân cấp huyện quyết định tạm đình chỉ công tác đối với: Phó chủ tịch hội đồng nhân dân cấp huyện; trưởng ban, phó trưởng ban của hội đồng nhân dân cấp huyện, chủ tịch hội đồng nhân dân cấp xã.
 
Chủ tịch hội đồng nhân dân cấp xã quyết định tạm đình chỉ công tác đối với: Phó chủ tịch hội đồng nhân dân cấp xã; trưởng ban, phó trưởng ban và các ủy viên các ban của hội đồng nhân dân cấp xã.
 

 Quy định số 148-QĐ/TW quy định rõ căn cứ tạm đình chỉ công tác trong trường hợp cần thiết:

1) Cán bộ có hành vi vi phạm về phẩm chất đạo đức, lối sống gây ảnh hưởng tiêu cực, bức xúc trong dư luận, ảnh hưởng xấu đến uy tín tổ chức, cá nhân.

2) Cán bộ cố tình trì hoãn, đùn đẩy, né tránh trách nhiệm, không thực hiện công việc thuộc thẩm quyền theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

3) Cán bộ có hành vi nhũng nhiễu, tiêu cực, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức trong quá trình thực thi công vụ.

4) Cán bộ đang bị xem xét, xử lý kỷ luật mà cố ý trì hoãn, trốn tránh không thực hiện yêu cầu của cấp có thẩm quyền trong quá trình xem xét, xử lý vi phạm của bản thân hoặc lợi dụng chức vụ, quyền hạn, ảnh hưởng của mình, của người khác để tác động, gây khó khăn cho việc xem xét, xử lý.

5) Cán bộ bị kỷ luật đảng bằng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức và đang trong thời gian chờ xem xét, xử lý chức vụ chính quyền mà nếu tiếp tục công tác sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của cấp uỷ, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị.

Căn cứ tạm đình chỉ công tác trong trường hợp có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng:

1) Cán bộ bị khởi tố để phục vụ công tác điều tra.

2) Trong quá trình xem xét, xử lý hành vi vi phạm của cán bộ, có cơ sở xác định phải xử lý kỷ luật từ cảnh cáo trở lên hoặc xử lý bằng pháp luật hình sự mà cơ quan thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án có văn bản đề nghị tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ.

Về thẩm quyền của người đứng đầu trong việc tạm đình chỉ công tác, Quy định số 148-QĐ/TW nêu rõ:

1) Người đứng đầu có quyền quyết định tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ cấp dưới theo Danh mục kèm theo Quy định này khi có một trong những căn cứ nêu trên. Trường hợp chưa có trong Danh mục thì do người đứng đầu cấp có thẩm quyền bổ nhiệm và quản lý xem xét, quyết định tạm đình chỉ công tác.

Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, quyết định việc tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý; các cơ quan, đơn vị thực hiện các thủ tục liên quan theo quy định.

2) Đề nghị cơ quan chức năng, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến việc ra quyết định tạm đình chỉ công tác hoặc yêu cầu cơ quan chức năng kiểm tra, xác minh làm rõ, xử lý vi phạm theo quy định.

3) Yêu cầu cán bộ bị tạm đình chỉ công tác chấp hành các yêu cầu của cơ quan chức năng hoặc người có thẩm quyền để phục vụ công tác xác minh, làm rõ, xử lý vi phạm.

Trách nhiệm của người đứng đầu trong việc tạm đình chỉ công tác

Quy định số 148-QĐ/TW cũng quy định rõ trách nhiệm của người đứng đầu trong việc tạm đình chỉ công tác:

1) Kịp thời ra quyết định tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ cấp dưới khi có một trong những căn cứ được quy định tại Điều 4, Điều 5 của Quy định này; huỷ bỏ quyết định tạm đình chỉ công tác trong trường hợp không đúng quy định hoặc khi có kết luận không vi phạm, đồng thời báo cáo cấp có thẩm quyền quản lý cán bộ.

2) Chịu trách nhiệm về việc ra quyết định tạm đình chỉ công tác, huỷ bỏ quyết định tạm đình chỉ công tác. Công bố quyết định tạm đình chỉ công tác, quyết định huỷ bỏ tạm đình chỉ công tác trong cơ quan, đơn vị nơi cán bộ công tác và gửi quyết định tạm đình chỉ công tác, quyết định huỷ bỏ tạm đình chỉ công tác đến các cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan.

3) Khi hết thời hạn tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ nếu có nhiều tình tiết phức tạp cần có thời gian tiếp tục xác minh, làm rõ vi phạm của cán bộ thì báo cáo cấp có thẩm quyền quản lý cán bộ trước khi gia hạn tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ.

Thời hạn tạm đình chỉ công tác trong trường hợp cần thiết không quá 15 ngày làm việc

Về thời hạn tạm đình chỉ công tác, Quy định số 148-QĐ/TW nêu rõ:

+ Thời hạn tạm đình chỉ công tác trong trường hợp cần thiết không quá 15 ngày làm việc, trường hợp phải gia hạn thì thời gian gia hạn tạm đình chỉ công tác tối đa không quá 15 ngày làm việc.

+ Thời hạn tạm đình chỉ công tác trong trường hợp có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước thực hiện theo đề nghị của cơ quan tiến hành tố tụng; thanh tra; kiểm tra; kiểm toán; thi hành án.

+ Quyết định tạm đình chỉ công tác đương nhiên hết hiệu lực thi hành khi hết thời hạn tạm đình chỉ công tác./.

Tác giả: Gia Phúc

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Dang cs
quoc hoi
chinh phu
bp
hndn
cb
TUYEN GIAO
BAO BP

19/2023/LT

Lịch VPTU tuần thứ 19/2023

Thời gian đăng: 07/05/2023

lượt xem: 2075 | lượt tải:26

01/DSMT

Danh sách miễn thi ngoại ngữ, tin học CVC 2021

Thời gian đăng: 07/11/2021

lượt xem: 2450 | lượt tải:599

VB1111

Công văn V/v điều chỉnh, bổ sung lịch làm việc tuần 44

Thời gian đăng: 31/10/2021

lượt xem: 20619 | lượt tải:4464

8-HĐTNN

Số 08-HĐTNN

Thời gian đăng: 26/10/2021

lượt xem: 21223 | lượt tải:97579

số 16 /TB-QHTASXH

số 16 /TB-QHTASXH

Thời gian đăng: 10/05/2021

lượt xem: 19798 | lượt tải:381
Thống kê
  • Đang truy cập252
  • Máy chủ tìm kiếm38
  • Khách viếng thăm214
  • Hôm nay48,291
  • Tháng hiện tại251,953
  • Tổng lượt truy cập26,430,340
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây