Bình Phước là tỉnh có đường biên giới dài 258,939 km giáp với nước bạn Campuchia, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, là cửa ngõ khu vực Tây Nguyên, bên cạnh khu vực kinh tế phát triển năng động nhất cả nước (Bình Dương, Đồng Nai, thành phố Hồ Chí Minh). Bình Phước còn là vùng đất giàu truyền thống cách mạng, vùng đất có nhiều di tích lịch sử, văn hóa; là địa phương năng động, sáng tạo trong phát triển kinh tế, xã hội; cộng đồng cư dân Bình Phước có 41 dân tộc anh em hội tụ từ mọi miền của đất nước về cùng sinh sống. Đây là đặc điểm khác biệt, tạo nên bản sắc văn hóa vô cùng đa dạng, phong phú; chứa đựng tiềm năng rất lớn trong nghiên cứu, sáng tác và phát triển văn hóa, văn học nghệ thuật.
Công tác nghiên cứu, quán triệt, tuyên truyền Nghị quyết Hội nghị quán triệt, học tập nghị quyết 23 - NQ/TW được Thường trực Tỉnh ủy chủ trì ở cấp tỉnh và Thường trực cấp ủy các đơn vị trực thuộc tỉnh chủ trì tổ chức tại huyện thị, cơ sở Đảng đảm bảo thời gian, thành phần và nội dung học tập. Tỷ lệ cán bộ, đảng viên tham gia học tập Nghị quyết 23 đạt 98%.Công tác tuyên truyền nghị quyết 23 - NQ/TW được các cấp ủy tiến hành thường xuyên gắn với sinh hoạt thường kỳ của cấp ủy, chi bộ. Nội dung tuyên truyền có sự đổi mới, đa dạng về hình thức và phương pháp, phù hợp với tình hình thực tiễn. Các chỉ thị, nghị quyết, văn bản liên quan đến văn hóa, văn học nghệ thuật như Nghị quyết 33-NQ/TW về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước; Chỉ thị 17-CT/TU của Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động sáng tác, quảng bá, biểu diễn, xuất bản trong lĩnh vực văn học nghệ thuật trên địa bàn tỉnh… luôn được quán triệt kịp thời. Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Vũ Tiến Điền phát biểu tại hội nghị tổng kết Nghị quyết số 23-NQ/TW ở huyện Bù Đăng.
Các cơ quan truyền thông trong tỉnh kịp thời tuyên truyền những nội dung cơ bản của Nghị quyết và thường xuyên đưa tin phản ảnh kết quả tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết trên địa bàn tỉnh, nhân rộng các mô hình mới, cách làm hay của các địa phương trong tỉnh. Hoạt động tuyên truyền còn được thực hiện thông qua các trang thông tin điện tử, nhóm cộng đồng, các hoạt động cổ động trực quan, biểu diễn nghệ thuật, tuyên truyền lưu động, trưng bày, triển lãm, hội thi, hội diễn, liên hoan văn hóa văn nghệ... đã góp phần giới thiệu, quảng bá, phổ biến nhiều tác phẩm văn học, nghệ thuật phục vụ công chúng trong và ngoài tỉnh, đóng góp tích cực trong thực hiện nhiệm vụ chính trị ở địa phương. Thành tựu trong lĩnh vực văn học, nghệ thuậtNhững năm qua, Đảng bộ và chính quyền tỉnh Bình Phước rất quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo công tác xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật. Các ngành chức năng đã phát huy được vai trò, chức năng, nhiệm vụ tham mưu cấp ủy, chính quyền trong lĩnh vực văn hóa - nghệ thuật và đạt được những kết quả: Phát động nhiều cuộc thi sáng tác “Đại thắng mùa xuân 1975”; “Quê hương con người Bình Phước”; “Học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; “Biển đảo quê hương”; “viết chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng”; tham gia giải thưởng “Búa liềm vàng” … thông qua các cuộc thi đã có nhiều tác phẩm tiêu biểu được đánh giá cao; Cuộc thi sáng tác Thơ, Tranh Nghệ thuật, Tranh Cổ động Tuyên truyền, Tân nhạc, Ảnh Nghệ thuật với chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Kết quả có 200 tác phẩm có giá trị được bình chọn và có 11 tác phẩm tiêu biểu được gửi dự thi cấp Trung ương. Năm 2021, UBND tỉnh xét tặng Giải thưởng văn học, nghệ thuật tỉnh Bình Phước lần thứ I, giai đoạn 2016 - 2020, kết quả: 01 Giải B; 02 Giải C; 03 Giải KK (lĩnh vực Văn học); 01 Giải B; 02 Giải C; 04 Giải KK (lĩnh vực Âm nhạc); 01 Giải A; 02 Giải B; 02 Giải C; 01 Giải KK (lĩnh vực Mỹ thuật) và 02 Giải KK (lĩnh vực Nhiếp ảnh). Năm 2022, tổ chức xét chọn giải thưởng quảng bá đối với các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong hoạt động quảng bá các tác phẩm văn học, nghệ thuật, báo chí về chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” đợt 1, giai đoạn 2022 - 2025. Kết quả: Đã xét chọn sơ khảo được: 01 Giải A; 02 Giải B; 03 Giải C và 02 Giải KK, hiện đang tiếp tục thực hiện công tác xét chọn chung khảo theo quy định. Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh khen thưởng các cá nhân có thành tích nổi bật sau 15 năm thực hiện Nghị quyết 23-NQ/TW
Công tác nghiên cứu, bảo tồn, phát huy giá trị của các loại hình văn hóa nghệ thuật các dân tộc luôn được quan tâm. Các lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh đang từng bước được ngành văn hóa và cấp ủy, chính quyền địa phương quan tâm tổ chức phục dựng trong các dịp lễ, tết. Hoạt động nghiên cứu, sưu tầm những câu chuyện kể dân gian, bài hát ru, hát sắc bùa, kèn lá, kèn ống, múa lân, cồng chiêng, làng nghề truyền thống của đồng bào dân tộc trên địa bàn tỉnh được quan tâm chỉ đạo sưu tầm, tổng kết thực tiễn để đề xuất chính sách bảo tồn và phát triển. Hàng năm, tổ chức các hoạt động: Liên hoan cồng chiêng, thi hát dân ca và các trò chơi dân gian... các câu lạc bộ đàn tính, hát then thường xuyên tổ chức giao lưu, biểu diễn, truyền dạy cho thế hệ trẻ.Hoạt động của Tạp chí Văn nghệ và các chi hội chuyên ngành từng bước được củng cố và phát triển. 15 năm thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW về phát triển văn học, nghệ thuật trong tình hình mới, cùng với sự phát triển của Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh, lực lượng văn nghệ sỹ ngày càng phát triển, hoạt động ngày càng tích cực hơn. Khi mới thành lập chỉ có 61 hội viên, sinh hoạt trong 5 chi hội chuyên ngành; đến nay Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh đã có 280 hội viên sinh hoạt tại 8 chi hội chuyên ngành: Văn học, Mỹ thuật, Nhạc sĩ, Sân khấu, Nhiếp ảnh, Nghiên cứu Văn nghệ Dân gian, Kiến trúc và Đờn ca Tài tử. Như vậy, việc phát triển lực lượng văn nghệ sỹ sau 15 năm tăng gần 5 lần so với khi mới thành lập.Tỉnh có 01 Đoàn Ca múa nhạc Dân tộc; 01 Trung tâm Phát hành phim và chiếu bóng; 09 thư viện, gồm thư viên tỉnh, 08 thư viện cấp huyện; 01 Trung tâm Văn hóa tỉnh và 11 trung tâm văn hóa, thể thao cấp huyện; 01 đội tuyên truyền lưu động cấp tỉnh, 10 đội tuyên truyền lưu động cấp huyện; 06 Đội chiếu phim lưu động cấp tỉnh; 13 nhà truyền thống cấp tỉnh, huyện và của các ngành; 06 câu lạc bộ trực thuộc Trung tâm Văn hóa tỉnh; 22 câu lạc bộ đờn ca tài tử và hàng trăm câu lạc bộ, đội, nhóm văn hóa, văn nghệ tổ chức sinh hoạt tại các địa phương trong toàn tỉnh. Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh chủ động phối hợp với Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước tổ chức sản xuất các chương trình truyền hình, các buổi công diễn, trình chiếu, triển lãm các tác phẩm văn học nghệ thuật có giá trị và giới thiệu các tác phẩm mới viết về quê hương và con người Bình Phước, được công chúng đón nhận và ủng hộ. Công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, nghệ thuật, giới thiệu quảng bá về vùng đất, con người Bình Phước đến với đông đảo công chúng trong và ngoài tỉnh thông qua các tác phẩm văn học, nghệ thuật ngày càng khởi sắc, phát triển. Hội Văn học nghệ thuật đã chủ động tổ chức nhiều sân chơi bổ ích thu hút hội viên; tích cực tham gia các cuộc liên hoan, triển lãm tranh, ảnh nghệ thuật khu vực, toàn quốc, qua đó duy trì phong trào sáng tác cũng như cổ vũ các nghệ sỹ chuyên và không chuyên tham gia, góp phần khôi phục những nét đẹp văn hóa truyền thống của các dân tộc trong tỉnh. Từ năm 2008 đến nay, Đài phát thanh truyền hình và Báo Bình Phước đã đăng 6.930 tin, bài; Chuyển thể từ Phát thanh và Truyền hình đăng tải trên báo in, báo điện tử khoảng 950 tin, bài tuyên truyền về văn học nghệ thuật. Hội văn học nghệ thuật hàng năm tổ chức Lễ hội Nguyên tiêu kỷ niệm Ngày thơ Việt Nam; tổ chức 3 cuộc triển lãm tranh, tượng, ảnh nghệ thuật.Các hoạt động văn học, nghệ thuật quần chúng diễn ra sôi nổi, thiết thực từ tỉnh đến cơ sở, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần của nhân dân. Các tổ chức Hội, câu lạc bộ, đội nhóm ngày phát triển; 100% huyện, thị, thành phố có đội, nhóm, câu lạc bộ hoạt động thường xuyên trên các lĩnh vực văn học, nghệ thuật; tích cực tham gia nhiều cuộc thi, triển lãm, hội diễn cấp địa phương, khu vực và Toàn quốc; góp phần gìn giữ, giới thiệu, quảng bá về các loại hình nghệ thuật độc đáo của các dân tộc trên địa bàn tỉnh đến với đông đảo công chúng. Hàng năm, trung bình cấp tỉnh tổ chức từ 02 đến 03 cuộc liên hoan, hội diễn; 80 buổi tuyên truyền lưu động, chiếu bóng; cấp huyện và cấp xã tổ chức trên 50 cuộc liên hoan, hội thi, hội diễn và tham gia hội thi cấp tỉnh. Điển hình tiêu biểu: làng ca hát ở Chơn Thành, câu lạc bộ dân ca “hát then” ở Đồng Phú, đờn ca tài tử ở Đồng Xoài, cồng chiêng ở Lộc Ninh, Bù Đăng… Hoạt động của cơ quan báo chí, truyền thông phát huy hiệu quả rất tích cực trong tuyên truyền, phổ biến, quảng bá các loại hình văn học nghệ thuật. Báo Bình Phước đã xây dựng chuyên mục văn hóa, văn nghệ giới thiệu các tác giả, tác phẩm mới; Đài Phát thanh - Truyền hình xây dựng kênh BPTV2 tổ chức sản xuất và phát sóng nhiều chương trình văn nghệ, giải trí; tổ chức truyền hình trực tiếp các chương trình nghệ thuật tiêu biểu; phát thanh trực tiếp chương trình ca nhạc phục vụ bạn nghe đài hàng tuần. Thời gian qua Đài Phát thanh truyền hình và báo Bình Phước duy trì chuyên mục “Góc nhìn thẳng”; Tạp chí văn nghệ Bình Phước duy trì chuyên mục “tiếng nói văn nghệ sỹ” đã đăng tải nhiều bài viết góp phần tích cực trong tổng kết thực tiển, phát triển lý luận và bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.Nhìn chung, việc thực hiện Nghị quyết 23 - NQ/TW của Bộ Chính trị khóa X về “Tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới” đã được triển khai có hiệu quả trên địa bàn tỉnh Bình Phước. Các mục tiêu, nhiệm vụ, các nhóm giải pháp nghị quyết đề ra được triển khai thực hiện đầy đủ và đạt kết quả khá. Văn học, nghệ thuật đã thật sự đi vào cuộc sống và ngày càng khẳng định vai trò là thành tố quan trọng tạo nên nền tảng tinh thần của xã hội. Các hoạt động văn học, nghệ thuật trên địa bàn tỉnh có nhiều chuyển biến tích cực, đội ngũ văn nghệ sỹ tâm huyết, sáng tạo nhiều tác phẩm mới, đáp ứng nhu cầu tiếp nhận thẩm mỹ đa dạng của nhân dân, môi trường văn hóa được cải thiện tích cực; bản sắc văn hóa các dân tộc ở địa phương được gìn giữ và phát huy góp phần tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội. Môi trường và điều kiện phát triển văn học, nghệ thuật rộng mở; có sự quan tâm lãnh đạo, định hướng thường xuyên của Đảng, kịp thời đầu tư nguồn lực của nhà nước và hướng dẫn chuyên môn của các cơ quan quản lý chuyên ngành.Các hoạt động sáng tác, biểu diễn nghệ thuật, liên hoan văn hóa, văn nghệ quần chúng ngày càng phát triển mạnh hơn; sôi nổi, thiết thực, bổ ích, góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho Nhân dân. Sự phối hợp giữa Hội văn học nghệ thuật với các cơ quan quản lý nhà nước về báo chí, xuất bản, phát thanh, truyền hình trong quảng bá các tác phẩm văn học, nghệ thuật ngày càng tốt hơn. Hoạt động của các chi hội chuyên ngành sôi nổi, hoạt động giao lưu, hợp tác quốc tế trên lĩnh vực văn học, nghệ thuật từng bước được mở rộng… Tuy nhiên, việc duy trì, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, văn học, nghệ thuật của đồng bào dân tộc thiểu số hiệu quả chưa cao; chưa có mô hình, cách làm hay để nhân rộng, chưa có tác phẩm văn học, nghệ thuật có giá trị cao về tư tưởng và nghệ thuật; việc khai thác đề tài về vùng đất, con người và những thành tựu nổi bật của tỉnh chưa thật sự sâu sắc. Việc hỗ trợ tác giả quảng bá và giới thiệu tác phẩm mới còn một số khó khăn… Những giải pháp trọng tâm trong thời gian tới- Tiếp tục đẩy mạnh học tập, nghiên cứu, quán triệt, tuyên truyền nghị quyết 23- NQ/TW về phát triển văn học nghệ thuật trong tình hình mới; tuyên truyền kết quả Hội nghị văn hóa toàn quốc và Bài phát biểu chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị cho đội ngũ văn nghệ sỹ.- Tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về vị trí, vai trò của văn học nghệ thuật trong đời sống xã hội.- Các cấp ủy Đảng, chính quyền, sở, ngành liên quan đưa nhiệm vụ phát triển văn học nghệ thuật vào chương trình, kế hoạch hành động, chỉ tiêu nghị quyết của địa phương, đơn vị mình.- Tổ chức các hoạt động khuyến khích đội ngũ văn nghệ sĩ bám sát mảng đề tài về vùng đất, con người Bình Phước, khai thác các thành tựu trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, gương người tốt việc tốt, điển hình tiêu biểu về Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; phong trào xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, tạo ra nhiều tác phẩm có giá trị về tư tưởng, nghệ thuật. Tham gia tích cực, hiệu quả vào công tác đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên lĩnh vực văn học, nghệ thuật, góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.- Tăng cường chỉ đạo định hướng sáng tác trên nền tảng mỹ học Mác xít, tư tưởng Hồ Chí Minh. Phản bác, phê phán những sáng tác lệch lạc, cản trở sự phát triển của văn học nghệ thuật chân chính; định kỳ tổ chức gặp gỡ, trao đổi với lực lượng văn nghệ sỹ; tạo điều kiện thuận lợi phát triển phong trào văn học, nghệ thuật quần chúng ở địa phương. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động sáng tác, biểu diễn, thông tin, bình luận của đội ngũ văn nghệ sĩ trên các trang mạng xã hội để chấn chỉnh, xử lý kịp thời các biểu hiện lệch lạc.- Xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ văn nghệ sỹ, diễn viên một cách toàn diện cả về chất lượng và số lượng; hướng dẫn, khuyến khích, vận động quần chúng tham gia sáng tác, bảo tồn, truyền dạy và phát huy các giá trị văn hóa, văn học nghệ thuật truyền thống ở địa phương. Nâng cao năng lực, trình độ lãnh đạo, quản lý của đội ngũ cán bộ quản lý lĩnh vực văn học, nghệ thuật; tiếp tục vận động thành lập hội văn học nghệ thuật ở địa phương khi đủ điều kiện./.