Trong 06 tháng đầu năm 2023, Ban Chỉ đạo cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” tỉnh Bình Phước đã chỉ đạo các thành viên Ban Chỉ đạo triển khai phát động trong đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đạt được nhiều kết quả nổi bật.Công tác tuyên truyền đa dạng, phong phúTập trung xây dựng các văn bản, kế hoạch, hướng dẫn tuyên truyền mục đích của Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”; xây dựng chuyên mục, thường xuyên đưa tin, bài phản ánh tình hình và kết quả thực hiện tại các địa phương, đơn vị, doanh nghiệp tập trung trên 4 loại hình báo chí và các hạ tầng số của Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước.Toàn tỉnh đã tổ chức tuyên truyền được 3.528 cuộc với 58.846 lượt người tham dự, tuyên truyền trên 2.154 băng rôn, áp-phích, phát trên sóng truyền hình phát sóng 02 phóng sự, 11 tin; phát thanh 265 tin, bài với tời lượng 2.241 giờ; đăng trên báo in, bài điện tử 12 tin, bài. Tuyên truyền 120 tin bài trên các trang thông tin điện tử của các thành viên, đăng hàng trăm tin, bài trên các trang mạng xã hội (zalo, facebook, fanpage); ngoài ra còn tuyên truyền về chương trình đưa hàng Việt đến tay người tiêu dùng thông qua các điểm bán hàng bình ổn giá, các phiên chợ hàng Việt.Tuyên truyền vận động các doanh nghiệp, tiểu thương cùng vào cuộc, cùng tham gia những hoạt động giới thiệu, quảng bá hàng Việt ngay tại địa phương thông qua các phiên chợ đưa hàng Việt về nông thôn, tham gia sàn giao dịch nông sản của tỉnh. Tuyên truyền về chương trình bình ổn thị trường, về việc các cơ quan chức năng đẩy mạnh công tác đấu tranh phòng chống buôn lậu, hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và sản xuất… Kết quả, đã tổ chức lồng ghép tuyên truyền được trên 130 cuộc, có 1.236 lượt người tham gia, cắt dán 323 băng rôn, khẩu hiệu.Chú trọng việc tuyên truyền, phát hiện, nêu gương các tập thể, cá nhân thực hiện tốt cuộc vận động ở địa phương, cơ sở, kịp thời phê phán, đấu tranh các hành vi vi phạm quyền lợi của người tiêu dùng, có sản phẩm hàng hóa kém chất lượng, tôn vinh những cá nhân, đơn vị thực hiện tốt cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Nhìn chung, nội dung tuyên truyên được các cấp, các ngành tập trung vào các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội, nhất là các giải pháp kích cầu, tăng cường năng lực cạnh tranh của nền kinh tế; giáo dục, khích lệ lòng yêu nước, ý chí tự lực, tự cường của dân tộc để mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân hiểu sâu sắc về văn hóa tiêu dùng hàng Việt là thiết thực góp phần phát triển kinh tế xã hội.Lồng ghép với Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” gắn với việc thực hiện Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” của BCĐ cấp huyện trong các đợt giao ban Mặt trận định kỳ và các cuộc họp dân ở khu dân cư để tuyên truyền nâng cao ý thức người dân trong thực hiện cuộc vận động. Kết quả, 6 tháng đầu năm 2023, MTTQ các cấp đã tuyên truyền được 2.520 cuộc với 48.826 lượt người tham dự, tuyên truyền trên 1.143 băng rôn, áp-phích, phát thanh được 1.124 giờ và đăng hàng trăm tin, bài trên các Trang mạng xã hội (zalo, facebook, fanpage); Website Ủy ban MTTQVN tỉnh để tuyên truyền về cuộc vận động.UBMTTQ Việt Nam các cấp đẩy mạnh nhiều hoạt động hướng về cơ sởHuyện Hớn Quản: Đài truyền thanh – truyền hình huyện đã tuyên truyền được 16 tin, bài với thời lượng phát sóng 48 phút về Cuộc vận động thông qua hệ thống loa, đài truyền thanh của 13/13 xã, thị trấn; Phòng văn hóa và thông tin huyện thường xuyên đăng tải, chia sẻ các bài viết tuyên truyền Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trên trang Panpage Văn hóa Hớn Quản, Khát vọng Hớn Quản, phối hợp với công chức văn hóa của 13 xã, thị trấn đăng tải, chia sẻ các nội dung liên quan đến Cuộc vận động. 6 tỉnh, thành phố vùng Đông Nam Bộ ký kết thỏa thuận hợp tác phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 tại tỉnh Bình Phước
Huyện Lộc Ninh đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu sản phẩm, hàng hóa Việt Nam, nhất là những sản phẩm có giá trị của địa phương, như: Nhãn hiệu hồ tiêu Lộc Ninh (chỉ dẫn địa lý); thương hiệu hạt điều tươi rang củi của công ty điều Hoàng Phú xã Lộc Thiện; thương hiệu “Dê sạch Lộc Ninh” của hợp tác xã kinh doanh chăn nuôi dê Lộc Hiệp; sản phẩm bưởi da xanh Lộc Tấn; sản phẩm mì sợi thủ công Hoàng Tẫn xã Lộc Điền; đũa sóng lá Lộc Thành; hoa khô Nghệ thuật Đông Hà - xã Lộc Thịnh; tiêu hữu cơ Lộc Quang; Trà nụ hoa hồng – Natural; sản phẩm gỗ mỹ nghệ của Công ty TNHH Linh Trang Bình Phước (ấp 1 xã Lộc Thuận)... các sản phẩn thủ công đã và đang được quảng bá sâu rộng, mở rộng thị trường tiêu thụ ra các địa phương, tạo thêm nhiều việc làm, tăng thu nhập, ổn định cuộc sống của nhiều người dân địa phương.Thị xã Phước Long tổ chức 5 hội chợ triển lãm; 4 hội chợ hàng tiêu dùng với trên 60 gian hàng lưu động để phục vụ người tiêu dùng tại địa phương.Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp thành phố Đồng Xoài đã tiếp tục hướng dẫn các tổ hợp tác liên kết sản xuất nấm trên địa bàn xã Tân Thành, qua đó cung cấp sản phẩm có chất lượng đến người tiêu dùng cấp cho thị trường.Huyện Lộc Ninh: MTTQ tham gia với các ngành chức năng kiểm tra, giám sát thị trường, chống các biểu hiện đầu cơ, nâng giá bất hợp lý (Đội quản lý thị trường số 5 đã tổ chức kiểm tra đối với 42 cơ sở kinh doanh, xử lý 30/42 cơ sở vi phạm với tổng số tiền xử phạt là 129.000.000đ).Huyện Hớn Quản: phối hợp với Đội quản lý thị trường số 4 tăng cường công tác kiểm tra tại các doanh nghiệp như: các cây xăng, quán tạp hóa, đại lý phân phối để xử lý tình trạng buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng. Qua kết quả kiểm tra phát hiện: 22 trường hợp vi phạm. Xử lý vi phạm hành chính với số tiền 108.750.000 đồngThành phố Đồng Xoài thành phố đã cấp 54 giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm cho 54/57 cơ sở; kiểm tra 26 cơ sở, giám sát 93 cơ sở sản xuất kinh doanh; các phường, xã đã tổ chức được đi kiểm tra, giám sát liên ngành về an toàn thực phẩm tại 119 cơ sở kinh doanh, sản xuất nhỏ lẻ tại địa phương; đã phát hiện, nhắc nhở 16 cơ sở vi phạm các điều kiện như tại thời điểm kiểm tra chưa xuất trình được giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm, hàng hóa hết hạn sử dụng.Tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối giao thương và kết nối đầu tưNgay từ đầu năm, Ban chỉ đạo cuộc vận động tỉnh và các huyện, thị xã, thành phố tập trung thực hiện các công việc theo kế hoạch đề ra, trong đó tập trung công tác kiểm tra, giám sát chất lượng các mặt hàng thiết yếu… trên địa bàn tỉnh. Sở Công thương đã phối hợp với Sở Công Thương thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị xúc tiến thương mại, kết nối giao thương và kết nối đầu tư giữa các tỉnh, thành vùng Đông Nam bộ theo chuỗi sự kiện của Hội nghị tổng kết Chương trình hợp tác các tỉnh thuộc vùng Đông Nam bộ tại tỉnh. Trong đó có sự tham dự của 09 hệ thống phân phối lớn tại TP.HCM với các doanh nghiệp cung ứng tại các tỉnh trong vùng Đông Nam Bộ. Qua Hội nghị đã đề xuất các giải pháp thiết thực, góp phần nâng cao hiệu quả của các hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối giao thương, ưu đãi về đầu tư, chính sách mời gọi đầu tư, các lĩnh vực ưu tiên mời gọi đầu tư của các tỉnh và TP.HCM trong thời gian tới. Cũng tại Hội nghị đã diễn ra lễ ký kết hợp tác giữa chín hệ thống phân phối tại TP.HCM với 33 doanh nghiệp cung ứng tại các tỉnh trong vùng Đông Nam Bộ. Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải - Phó Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, đã đẫn đầu Đoàn kiểm tra đến khảo sát thực tế tại các doanh nghiệp sản xuất, phân phối trên địa bàn tỉnh Bình Phước tháng 12/2022
Vận hành Sàn giao dịch nông sản tỉnh Bình Phước, đến nay đã hỗ trợ được 91 doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh với 375 sản phẩm tham gia chào bán sản phẩm trên Sàn. Đa số thành viên tham gia là doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh sản phẩm Hạt điều và các sản phẩm khác như: tiêu, cà phê, tổ yến, trái cây, sản phẩm chế biến từ gỗ cao su, sản phẩm thủ công mỹ nghệ…. Hoạt động của Sàn giao dịch nông sản tỉnh đã tạo lập một không gian để kết nối online các doanh nghiệp, giữa người mua và người bán; bước đầu đã được các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh quan tâm tham gia, đưa sản phẩm lên Sàn, trao đổi thông tin về sản phẩm, giá cả, tình hình thị trường, nhu cầu cung ứng…Thường xuyên cung cấp thông tin về các Hội chợ, Triển lãm thương mại, hội nghị kết nối cung cầu trong và ngoài nước để các doanh nghiệp, cơ sở SXKD trên địa bàn tỉnh biết và tham gia trưng bày, giới thiệu hàng hóa và tìm kiếm thị trường tiêu thụ như: Lễ hội ẩm thực Năm Châu lần thứ 2 tại thành phố Hồ Chí Minh; mời tham gia chuỗi sự kiện “kết nối chuỗi cung ứng hàng hoá quốc tế” (Vietnam International Sourcing 2023) tại thành phố Hồ Chí Minh; mời tham dự chương trình Đoàn giao dịch thương mại tại Úc; mời tham dự Diễn đàn, Hội chợ hàng Việt Nam xuất khẩu năm 2023 tại thành phố Hồ Chí Minh; mời tham dự Hội chợ triển lãm Công Thương - OCOP Thái Nguyên 2023 và Hội chợ Công Thương vùng đồng bằng Sông Hồng - Hà Nam 2023; tham gia Đoàn giao dịch xúc tiến thương mại tại Qatar và Ethiopia, Hội nghị kết nối giao thương quốc tế năm 2023 và Hội chợ triển lãm chuyên ngành Cà phê năm 2023…Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch Bình Phước đã tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến thương mại nhằm mở rộng thị trường sang các khu vực Trung Đông, Nam Mỹ, Nam Á, Châu Phi cho các sản phẩm chủ yếu của tỉnh Bình Phước; Qua đó, góp phần đẩy mạnh hợp tác quốc tế để xây dựng và phát triển ngành Halal Việt Nam theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Lãnh đạo Trung tâm đã tích cực kết nối với các Trưởng Cơ quan đại diện Việt Nam ở hơn 50 quốc gia tại các khu vực nói trên và từng bước phối hợp với các Đại sứ quán, Lãnh sự quán Việt Nam tại nước ngoài đưa các sản phẩm chủ yếu của tỉnh, cùng các ấn phẩm xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch Bình Phước vào thị trường các nước Trung Đông, Nam Mỹ, Nam Á và Châu Phi.Tỉnh Đoàn tổ chức 02 lớp tập huấn chuyển đổi số trong khởi nghiệp, lập nghiệp và khuyến khích thanh niên ứng dụng chuyển đổi số trong sản xuất, kinh doanh cho hơn 200 đoàn viên, hội viên, thanh niên huyện Bù Đăng và huyện Đồng Phú . Tổ chức 02 chương trình tập huấn chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới hướng tới nông thôn mới thông minh cho gần 300 cán bộ Đoàn, đoàn viên thanh niên. Bên cạnh đó, nhằm hỗ trợ mở rộng quy mô, mua sắm trang thiết bị kinh doanh hàng hóa Việt Nam chất lượng cao, Tỉnh Đoàn đã phối hợp với Quỹ Khởi nghiệp tỉnh hỗ trợ giải ngân nguồn vốn vay cho 01 dự án thanh niên khởi nghiệp với tổng số vốn vay là 300 triệu đồng.Nhìn chung, trong 06 tháng đầu năm 2023, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp và thành viên Ban Chỉ đạo đã triển khai thực hiện kế hoạch của Ban Chỉ đạo cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” của tỉnh; Các cơ quan thông tấn, báo chí của tỉnh đã quan tâm hơn đến công tác tuyên truyền về cuộc vận động, qua đó đã có tác động tích cực đến toàn xã hội, giúp cho người tiêu dùng, cơ quan, đơn vị, tổ chức nhận thức đầy đủ hơn về trách nhiệm, quyền lợi của người tiêu dùng đối với sản phẩm, hàng hóa sản xuất trong nước, từ đó thay đổi thái độ, hành vi ưu tiên mua sắm, tiêu dùng hàng hóa thương hiệu Việt.Cuộc vận động đã được cấp ủy, chính quyền trong tỉnh quan tâm, gắn với các giải pháp thực hiện nhiệm vụ chính trị và các phong trào thi đua yêu nước mà Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã đề ra. Công tác tuyên truyền đã góp phần giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam nói chung, doanh nghiệp trong tỉnh nói riêng đã từng bước nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ; thực hiện các cam kết bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng; chủ động phối hợp với các tổ chức, đoàn thể đấu tranh phòng ngừa các hành vi gian lận thương mại… từng bước hướng tới hàng Việt Nam chinh phục người Việt Nam và tự hào sử dụng hàng Việt Nam, đồng thời hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới.Cuộc vận động được triển một các đồng bộ, hiệu quả, đã tác động tích cực đến toàn xã hội, giúp người tiêu dùng, cơ quan, đơn vị, tổ chức nhận thức đầy đủ hơn về trách nhiệm, quyền lợi khi tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa trong nước từ đó ưu tiên mua sắm, tiêu dùng hàng hóa thương hiệu Việt. Tâm lý sính hàng ngoại của một bộ phận người tiêu dùng đã có sự thay đổi, các chương trình đưa hàng Việt về nông thôn, khuyến mại, giảm giá đã giúp người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh được tiếp cận trực tiếp với hàng hóa có thương hiệu, có đủ thông tin để so sánh từ đó yên tâm khi tiêu dùng hàng Việt.Các doanh nghiệp trong nước, trong tỉnh đã quan tâm nhiều hơn đến thị trường nội địa, coi trọng cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm, quan tâm hơn đến công tác xúc tiến thương mại. Các doanh nghiệp cũng không ngừng thay đổi cách thức phân phối hàng hóa, kết hợp hình thức phân phối hiện đại với truyền thống và hàng năm triển khai nhiều đợt khuyến mại, giảm giá, kích thích mua sắm từ đó từng bước thay đổi hành vi của người tiêu dùng khi lựa chọn hàng hóa.