Luật Chứng khoán phải có khung thiết chế huy động nguồn vốn nhàn rỗi

Thứ tư - 23/10/2019 22:40
Nhiều quy định trong luật còn mâu thuẫn với Luật Doanh nghiệp và chưa có khung thiết chế huy động được nguồn vốn nhàn rỗi trong nhân dân để thúc đẩy kinh tế phát triển. Đây là những nhóm nội dung mà đại biểu Huỳnh Thành Chung, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Phước đưa ra khi thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Chứng khoán (sửa đổi) sáng 22-10, tại Hội trường Diên Hồng. 
Theo đại biểu Huỳnh Thành Chung, dự thảo luật chính thức bổ sung “chứng chỉ lưu ký” là loại hình chứng khoán hoàn toàn phù hợp yêu cầu thị trường và kỳ vọng của nhà đầu tư nước ngoài cũng như các công ty chứng khoán Việt Nam. Tuy nhiên, theo đại biểu, việc định nghĩa “chứng chỉ lưu ký” như trong dự thảo là không rõ ràng và chưa phù hợp. Trong các điều luật còn lại trong dự thảo không quy định chi tiết về thủ tục, điều kiện phát hành, cơ chế giao dịch, kiểm soát từ phía Nhà nước đối với loại chứng khoán đặc biệt này. Như vậy, nếu không có cơ chế pháp lý cho loại chứng khoán mới này thì chứng chỉ lưu ký sẽ không có “đất sống”.

Đại biểu Huỳnh Thành Chung chỉ ra rằng, nhiều quy định trong Luật Chứng khoán (sửa đổi) còn mâu thuẫn với Luật Doanh nghiệp, điển hình như quy định trong Điều 72. Theo quy định của điều này, chi nhánh công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam phải đăng ký doanh nghiệp dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần là chưa hợp lý. Bởi, Luật Doanh nghiệp năm 2014 xác định rất rõ “chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp kể cả chức năng đại diện theo ủy quyền”. Do vậy, chi nhánh không thể nào là một pháp nhân theo đúng quy định của pháp luật. Đại biểu đề nghị Ban soạn thảo điều chỉnh dự thảo luật cho phù hợp hơn.

Về giao dịch cổ phiếu quỹ, đại biểu Huỳnh Thành Chung cho rằng, bản chất của giao dịch cổ phiếu quỹ là một hoạt động tài chính bình thường, miễn sao tuân thủ nguyên tắc công bằng, minh bạch, không gây thiệt hại cho thị trường và nhà đầu tư. Do vậy, phải thiết kế khung pháp luật chi tiết, khoa học để triệt tiêu các mặt trái và “tác động phụ” của giao dịch này.  

Đại biểu Huỳnh Thành Chung cũng đề nghị, việc quy định về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán cần hợp lý hơn. Theo đại biểu, việc tăng mức phạt tiền không phải là biện pháp duy nhất ngăn chặn hành vi vi phạm mà cần phải có cơ chế thu hồi toàn bộ các lợi ích mà tổ chức, cá nhân có được từ hành vi vi phạm.

“Dù trong luật đã đưa lên mức phạt gấp 10 lần thu nhập có được, tuy nhiên, trong trong thực tế có những lúc doanh nghiệp không trực tiếp vi phạm, không thu lợi trực tiếp mà hiệu quả được đẩy ra một doanh nghiệp khác hoặc người thứ ba được hưởng. Vì vậy, trong luật cần quy định rõ hơn, trong trường hợp vi phạm mà có thu nhập dù trực tiếp hay không trực tiếp thì cũng phải có biện pháp để thu hồi” - đại biểu Chung đề xuất.

Tác giả: Trần Thể

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Dang cs
quoc hoi
chinh phu
bp
hndn
cb
TUYEN GIAO
BAO BP

19/2023/LT

Lịch VPTU tuần thứ 19/2023

Thời gian đăng: 07/05/2023

lượt xem: 2076 | lượt tải:26

01/DSMT

Danh sách miễn thi ngoại ngữ, tin học CVC 2021

Thời gian đăng: 07/11/2021

lượt xem: 2453 | lượt tải:602

VB1111

Công văn V/v điều chỉnh, bổ sung lịch làm việc tuần 44

Thời gian đăng: 31/10/2021

lượt xem: 20623 | lượt tải:4467

8-HĐTNN

Số 08-HĐTNN

Thời gian đăng: 26/10/2021

lượt xem: 21225 | lượt tải:97622

số 16 /TB-QHTASXH

số 16 /TB-QHTASXH

Thời gian đăng: 10/05/2021

lượt xem: 19801 | lượt tải:386
Thống kê
  • Đang truy cập260
  • Máy chủ tìm kiếm23
  • Khách viếng thăm237
  • Hôm nay53,116
  • Tháng hiện tại324,152
  • Tổng lượt truy cập26,502,539
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây