Nội dung của bộ phim: Tập 1 giới thiệu về chân dung đồng chí Bí thư Xứ ủy Nam bộ Trương Văn Bang - người có nhiều đóng góp to lớn trong cuộc kháng chiến trường kỳ của cách mạng miền Nam nói riêng và cách mạng Việt Nam nói chung. Tập 2 giới thiệu về chân dung đồng chí Nguyễn Thị Một - người phụ nữ anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang (vợ đồng chí Trương Văn Bang). Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đón đoàn làm phim và bố trí cho đoàn làm phim quay phân cảnh về Cuốn sách Lịch sử Đảng bộ Bình Phước, tập trung nội dung quay trang 51 và 52 có đoạn nói về vai trò của ông Trương Văn Bang. Đoàn làm phim đã được cán bộ có chuyên môn của Phòng Lý luận - Văn hóa - Lịch sử Đảng cung cấp một số thông tin có liên quan đến nội dung phân cảnh cần quay.
Trong cuốn sách Lịch sử Đảng bộ Bình Phước, mô tả như sau: “Những năm cuối thế kỷ XIX, sau khi thiết lập xong bộ máy cai trị, thực dân Pháp bắt đầu tiến hành công cuộc khai thác thuộc địa ở nước ta. Là địa bàn có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển cây cao su nên thực dân Pháp đã nhanh chóng xây dựng ở Bình Phước các đồn điền cao su. Dưới sự áp bức, bóc lột dã man của bọn chủ đồn điền, công nhân và đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh đã nổi dậy đấu tranh. Ban đầu, các cuộc đấu tranh chỉ mang tính tự phát, nhằm đòi các quyền lợi dân sinh, dân chủ. Trước sự phát triển của phong trào công nhân, ngày 28/10/1929, Chi bộ Đông Dương Cộng sản Đảng đồn điền cao su Phú Riềng được thành lập, đánh dấu bước phát triển mới trong phong trào cách mạng trên địa bàn tỉnh” (trích trong trang 5). Đoàn phim thực hiện cảnh ghi hình cuốn sách Lịch sử Đảng bộ Bình Phước, nội dung trong trang 51 - 52 nói về Ông Trương Văn Bang.
Trong trang 51 và 52 có đoạn viết như sau: “…Để tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, củng cố, kiện toàn công tác tổ chức, thực hiện Chỉ thị của Xứ ủy Nam Kỳ, cuối năm 1935, đồng chí Trương Văn Nhâm - Xứ ủy viên và đồng chí Trương Văn Bang - Ủy viên Liên Tỉnh ủy miền Đông đến gặp Tỉnh ủy Gia Định bàn việc tách các chi bộ của Thủ Dầu Một (đang sinh hoạt hoặc ghép trong Đảng bộ Gia Định) để thành lập Đảng bộ mới. Đầu năm 1936, Tỉnh ủy lâm thời Thủ Dầu Một ra đời với cấp ủy gồm 05 đồng chí (04 nam, 01 nữ), đồng chí Trương Văn Nhâm được cử làm Bí thư. Việc thành lập Tỉnh ủy lâm thời vào mùa Xuân năm 1936 đánh dấu một bước ngoặt trong phong trào cách mạng của giai cấp công nhân nói riêng và Nhân dân Thủ Dầu Một nói chung” (trích trong trang 51);“…Cũng trong năm 1936, ở Biên Hòa, phong trào đấu tranh đòi địch bỏ thuế thân, giảm các khoản sưu cao thuế nặng, đòi quyền tự do cư trú, tự do đi lại làm ăn... nổ ra liên tiếp. Đặc biệt, cuộc vận động hưởng ứng phong trào Đông Dương Đại hội và tham gia Mặt trận Dân chủ Đông Dương có phần sôi nổi hơn. Phong trào đấu tranh của quần chúng lên cao, và từ đó, tổ chức đảng cũng được phát triển. Cuối năm 1936, đồng chí Trương Văn Bang được Liên Tỉnh ủy miền Đông cử về Biên Hòa để lãnh đạo phong trào, củng cố xây dựng cơ sở đảng và thành lập Tỉnh ủy lâm thời Biên Hòa. Tháng 01/1937, Tỉnh ủy Biên Hòa được cấp trên công nhận chính thức. Đồng chí Trương Văn Bang làm Bí thư Tỉnh ủy. Việc thành lập Tỉnh ủy Biên Hòa đã đánh dấu bước phát triển có ý nghĩa về chất trong phong trào đấu tranh của quần chúng trong tỉnh, đặc biệt là đối với công nhân các đồn điền cao su trên địa bàn” (trích trong trang 52).Tiếp tục cảnh quay, Đoàn làm phim được cán bộ Bảo tàng tỉnh đưa đi quay phân cảnh tại Di tích lịch sử Quốc gia “Cuộc nổi dậy của đồng bào S’tiêng - xã Phú Riềng chống thực dân Pháp ngày 25/10/1933 (Mả thằng Tây)” tại Xã Phú Riềng huyện Phú Riềng. Đoàn phim thực hiện cảnh ghi hình tại Di tích lịch sử quốc gia “Cuộc nổi dậy của đồng bào S’tiêng - xã Phú Riềng chống thực dân Pháp ngày 25/10/1933
Di tích lịch sử quốc gia “Cuộc nổi dậy của đồng bào S’tiêng - xã Phú Riềng chống thực dân Pháp ngày 25/10/1933 (Mả thằng Tây)” được Bộ Văn Hóa công nhận trong Quyết định số 608-VH/QĐ ngày 29/5/1989 về công nhận di tích.Tiếp tục cảnh quay, Đoàn làm phim được cán bộ Công ty Cổ phần Cao su Đồng Phú tận tâm đưa đi và hướng dẫn địa điểm quay phân cảnh quay tại Khu di tích lịch sử Quốc gia “Địa điểm thành lập chi bộ Đông Dương Cộng sản Đảng ở Phú Riềng - xã Thuận Lợi, huyện Đồng Phú, Bình Phước (Nông trường Cao su Tân Thành - Công ty Cổ phần Cao su Đồng Phú). Đoàn phim thực hiện cảnh ghi hình tại Di tích lịch sử quốc gia “Địa điểm thành lập chi bộ Đông Dương Cộng sản Đảng…” (Nông trường Cao su Tân Thành - Công ty Cổ phần Cao su Đồng Phú).
Di tích lịch sử Quốc gia “Địa điểm thành lập chi bộ Đông Dương Cộng sản Đảng ở Phú Riềng - xã Thuận Lợi, huyện Đồng Phú, Bình Phước được Bộ Văn hóa Thông tin công nhận trong Quyết định số 05/1999/QĐ/BVHTT ngày 12/02/1999 về công nhận di tích.Dự kiến trung tuần tháng 5/2024 bộ phim tài liệu “Những cánh chim ngược gió” sẽ được công chiếu trên Kênh HTV7 và HTV9 của Đài Phát Thanh và Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh. Bộ phim tài liệu “Những cánh chim ngược gió” sẽ cho chúng ta biết về quá trình hoạt động cách mạng của đồng chí Trương Văn Bang - người để lại nhiều dấu ấn trong tiến trình lịch sử của Xứ ủy Nam kỳ, Đảng bộ Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và lịch sử cách mạng Việt Nam nói chung. Bộ phim ngợi ca tinh thần bất khuất, kiên cường, đấu tranh anh dũng đồng thời, thể hiện ý chí và tinh thần quyết đấu tranh để bảo vệ độc lập dân tộc của các chiến sĩ cộng sản, trong đó có đồng chí Trương Văn Bang. Thông qua nội dung của bộ phim sẽ góp phần trong việc tuyên truyền, giáo dục về tinh thần yêu nước, ý chí cách mạng kiên cường có ý nghĩa thiết thực đối với đông đảo các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là với thế hệ trẻ trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hôm nay và mai sau.