Thông tin tại hội thảo, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Lê Việt Hùng, Phó chủ nhiệm đề tài cho biết: Cuối năm 2007, cả nước có 16 quận, huyện thực hiện chủ trương bí thư cấp ủy đồng thời là chủ tịch UBND; có 638 xã, phường, thị trấn thực hiện thí điểm bí thư đồng thời là chủ tịch UBND, chiếm 5,7% tổng số xã, phường, thị trấn trong cả nước. Tại Bình Phước, giai đoạn 2009-2018 có 6/11 huyện, thị xã triển khai thực hiện mô hình bí thư cấp ủy đồng thời là chủ tịch UBND cấp xã.Thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương và Quyết định số 999-QĐ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bình Phước, có 18/111 xã, phường, thị trấn của tỉnh thực hiện mô hình. Trong đó, Đồng Phú có 5/11 xã, thị trấn thực hiện mô hình, đạt 45,5% số xã. Tuy nhiên đến năm 2024, Tỉnh ủy đã thống nhất kết thúc thí điểm mô hình trên phạm vi toàn tỉnh. Các đại biểu dự hội thảo
Tuy nhiên, qua nghiên cứu thực tiễn tại nhiều địa phương, Ban chủ nhiệm đề tài đã nhận thấy việc thực hiện mô hình có những điểm ưu việt, góp phần đổi mới phương thức lãnh đạo của cấp ủy, các nhiệm vụ chính trị được thực hiện đồng bộ, linh hoạt kịp thời hơn; tạo sự thống nhất giữa chủ trương, nghị quyết của cấp ủy với chương trình hành động và việc triển khai tổ chức thực hiện của UBND cùng cấp.Tại hội thảo, ngoài 6 bài báo cáo tham luận được trình bày trực tiếp, các đại biểu cũng đã dành nhiều thời gian để thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm, cũng như những khó khăn, hạn chế trong quá trình triển khai thực hiện mô hình. Tỉnh ủy viên, Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Lê Việt Hùng, Phó chủ nhiệm đề tài phát biểu tại hội thảo
Quá trình kiểm tra, giám sát tại các đơn vị thực hiện mô hình nhất thể hóa chức danh bí thư cấp ủy đồng thời là chủ tịch nhận thấy, ưu điểm lớn nhất của mô hình đã góp phần thực hiện nhiệm vụ chính trị ở cơ sở được đồng bộ, linh hoạt, kịp thời gian, tạo sự thống nhất giữa chủ trương, nghị quyết của cấp ủy với chương trình hành động và việc triển khai tổ chức thực hiện nhiệm vụ của UBND. Tuy nhiên, quá trình triển khai thực hiện mô hình cũng gặp không ít những trở ngại nhất định. Vì một người đảm nhiệm 2 chức danh chủ chốt nên công việc nhiều, sức ép về thời gian để hoàn thành nhiệm vụ lớn, do vậy có lúc, có nơi, có trường hợp chưa cân đối tốt quỹ thời gian cho 2 nhiệm vụ.
Để thực hiện tốt mô hình, trước hết phải kịp thời tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng đối với chức danh nhất thể hóa; cùng với đó phải tăng cường kiểm tra, giám sát đối với các đơn vị thực hiện mô hình nhất thể hóa, hạn chế xảy ra lạm quyền; ban hành cơ chế, chế tài cụ thể nếu tiếp tục thực hiện chủ trương. Đồng chí Tạ Thu Thủy – Phó Chủ nhiệm UBKT Tỉnh ủy phát biểu tại hội thảo
Vấn đề đặt ra trong việc kiểm soát quyền lực khi thực hiện mô hình bí thư cấp ủy đồng thời là chủ tịch UBND cấp xã hiện nay chưa có hướng dẫn chính thức để tạo sự thống nhất, đồng bộ. Mặt khác, việc thực hiện nhất thể hóa mô hình cần phải “chọn mặt gửi vàng”, tức là phải chọn người vừa có năng lực, vừa có đạo đức lối sống tốt mới có thể điều hành công việc thông suốt, hiệu quả. Ngược lại, nếu chọn sai người sẽ dẫn đến tình trạng độc đoán, chuyên quyền, dẫn đến mất dân chủ, hoặc không đảm đương được vai trò lãnh đạo quản lý.
Những góp ý, chia sẻ của các đại biểu dự hội thảo có ý nghĩa hết sức quan trọng nhằm bổ sung cho đề tài những luận cứ khoa học, làm rõ thực trạng và đề ra mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp, bài học kinh nghiệm để thực hiện tốt công tác kiểm soát quyền lực đối với các mô hình nhất thể hóa chức danh lãnh đạo, quản lý. Qua đó góp phần thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát của Đảng trong tình hình hiện nay.