Từ đoàn kết trong Đảng đến đồng thuận xã hội theo tư tưởng Hồ Chí Minh 

Thứ năm - 07/11/2024 09:01
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết toàn dân tộc là hệ thống quan điểm khoa học và có giá trị bền vững về Đảng luôn tiên phong trong chiến lược đại đoàn kết toàn dân, đoàn kết rộng rãi, tạo sức mạnh trong tổ chức Mặt trận và đồng thuận xã hội. Tư tưởng của Người về đại đoàn kết có ý nghĩa định hướng quan trọng cho công cuộc xây dựng đất nước, góp phần đấu tranh chống mọi âm mưu, thủ đoạn phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nhấn chìm tất cả bè lũ cướp nước và bè lũ bán nước. Người nói đến đại đoàn kết cũng chính là nói đến đồng thuận xã hội, dù trong bối cảnh nào, với bất cứ đối tượng nào, Người cũng tìm được điểm tương đồng để kêu gọi toàn dân đoàn kết với nhau vì mục tiêu chung. Ngay cả với những người Việt Nam lầm đường lạc lối, Người vẫn coi là “cùng dòng dõi của tổ tiên ta, đều mang dòng máu con Lạc cháu Hồng, nên phải lấy tình thân ái mà cảm hóa họ”. Với các tầng lớp nhân dân, Người kêu gọi đoàn kết tất cả những người thật sự yêu Tổ quốc, yêu hòa bình, không phân biệt họ thuộc đảng phái, tôn giáo, tầng lớp nào và trong quá khứ họ đã hợp tác với phe nào. “Chúng ta phải xóa bỏ hết thành kiến, cần phải thật thà đoàn kết với nhau, giúp đỡ lẫn nhau để cùng tiến bộ, để cùng phục vụ nhân dân”. Lịch sử dân tộc ta đã hun đúc nên một bảng vàng giá trị truyền thống, nổi bật và xuyên suốt cho đến nay là truyền thống đoàn kết và cố kết cộng đồng. Từ khi Đảng ra đời do lãnh tụ Hồ Chí Minh sáng lập đã trở thành chủ thể quan trọng và là trung tâm của đại đoàn kết toàn dân trên cơ sở định ra đường lối chiến lược và sách lược đoàn kết dân tộc ta.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ dạy rằng, Đảng đoàn kết nhất định phải vào sâu trong quần chúng, hết lòng, hết sức phục vụ quần chúng, làm cho quần chúng mến Đảng, tin Đảng, ra sức ủng hộ Đảng và tự giác tự nguyện chịu Đảng lãnh đạo. Người khẳng định: "Ra sức phụng sự nhân dân, củng cố mối liên hệ giữa nhân dân với Đảng, kịp thời cho Đảng biết những nhu cầu của nhân dân, giải thích cho nhân dân thấm nhuần và thực hiện chính sách của Đảng".
 
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, đoàn kết chính là nền tảng của sức mạnh (Ảnh tư liệu)

Đảng đoàn kết, dân tộc đoàn kết và sự gắn bó máu thịt giữa Đảng với nhân dân tạo nên sức mạnh vĩ đại để dân tộc ta vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách, chiến thắng mọi kẻ thù. Trước lúc đi xa, trong Di chúc - mấy lời gửi lại cho toàn Đảng, toàn dân, Hồ Chủ tịch đã căn dặn: Đoàn kết là một truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng và của dân ta. Các đồng chí từ Trung ương đến các chi bộ cần "phải giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình".

Thực hiện tư tưởng Hồ Chí Minh, trong quá trình đổi mới, Đảng ta luôn  tập hợp lực lượng phù hợp với thực tế phát triển của đất nước và thời đại nhằm phục vụ cho mục tiêu chung. Nghị quyết số 07 năm 1993 của Bộ Chính trị về tăng cường xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc đã đưa ra mục tiêu chung là: Giữ vững độc lập, thống nhất, chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ, phấn đấu sớm thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, tiến lên dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh. Đại hội VIII và Đại hội IX, Đảng ta tiếp tục kế thừa, phát triển tư tưởng về đồng thuận xã hội. Nghị quyết Đại hội IX bổ sung vào mục tiêu chung nội dung: “dân chủ”, coi dân chủ là một mục tiêu quan trọng mà chúng ta phải phấn đấu trong quá trình xây dựng đất nước. Đặc biệt để đưa tư tưởng đó vào cuộc sống, Hội nghị Trung ương 7 (khóa IX) ra Nghị quyết về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Nghị quyết này chính thức đặt vấn đề xây dựng sự đồng thuận xã hội. Đại hội XI khẳng định: “Lấy mục tiêu giữ vững độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc, phấn đấu vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh làm điểm tương đồng để gắn bó đồng bào các dân tộc, các tôn giáo, các tầng lớp nhân dân ở trong nước và người Việt Nam định cư ở nước ngoài; xóa bỏ mọi mặc cảm, định kiến, phân biệt đối xử về quá khứ, thành phần giai cấp. Tôn trọng những ý kiến khác nhau không trái với lợi ích của dân tộc”. Nghị quyết chỉ rõ: “Cần đề cao truyền thống nhân nghĩa, khoan dung, một yếu tố quan trọng để đạt được sự đồng thuận xã hội”. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011) đã đúc kết một trong những bài học lớn của cách mạng Việt Nam là: “Không ngừng củng cố, tăng cường đoàn kết: đoàn kết toàn Đảng, đoàn kết toàn dân, đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế. Đó là truyền thống quý báu và là nguồn sức mạnh to lớn của cách mạng nước ta”. Văn kiện Đại hội XIII của Đảng yêu cầu: "Thực hành và phát huy rộng rãi dân chủ xã hội chủ nghĩa, quyền làm chủ và vai trò chủ thể của nhân dân; phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc; củng cố, nâng cao niềm tin của nhân dân, tăng cường đồng thuận xã hội;...".

Trong tình hình hiện nay, vấn đề đặt ra yêu cầu hết sức cấp thiết cho công tác dân vận của Đảng, tức là vấn đề xác lập, xây dựng mối quan hệ giữa Đảng với dân càng trở nên quan trọng nhằm mục đích bảo vệ Đảng. Nhân dân ta đã và đang bảo vệ thành quả cách mạng, giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, giữ vững an ninh quốc gia và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; nhân dân luôn có lòng tin vào con đường đi lên của đất nước, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước.
 
Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm xã viên Hợp tác xã Hùng Sơn, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên đang gặt lúa mùa (1954). Ảnh: Tư liệu-TTXVN

Bài học kinh nghiệm quan trọng được đúc kết là: "Đoàn kết trong Đảng là hạt nhân, là cơ sở vững chắc để xây dựng đoàn kết trong hệ thống chính trị, đại đoàn kết toàn dân tộc và đoàn kết quốc tế". Đoàn kết ở đây dựa trên cơ sở mục đích, lý tưởng của Đảng, trên cơ sở lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và toàn dân tộc, trên cơ sở tuân thủ các nguyên tắc hoạt động của Đảng, trên cơ sở tôn trọng ý kiến cá nhân, mặc dù ý kiến đó là ý kiến bảo lưu trong tổ chức Đảng, đoàn kết trên tình đồng chí thương yêu lẫn nhau. Điều này khác với đoàn kết thống nhất hình thức, giả hiệu, mà là đoàn kết thực sự để Đảng Cộng sản cầm quyền trở thành lực lượng hạt nhân, lãnh đạo các tổ chức chính trị - xã hội và lãnh đạo toàn xã hội. Thực tiễn thành tựu của đại đoàn kết dân tộc là do phát huy được sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, sự ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa, sự tham gia đồng bộ, quyết liệt của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, sự đồng lòng ủng hộ của nhân dân.

Hiện nay, tuy còn sự khác biệt về kinh tế, văn hóa, dân tộc, tín ngưỡng… nhưng đều có những điểm tương đồng về lợi ích và mục tiêu chung. Xây dựng sự đồng thuận xã hội cũng là nguyện vọng tha thiết của nhân dân. Với bản tính nhân nghĩa, khoan dung và hòa bình, nhân dân ta bao giờ cũng muốn tìm đến sự đồng tình, nhất trí để cùng chung sống yên bình chứ không muốn sự chia rẽ, xung đột. Người dân hiểu rằng, đất nước mình còn nghèo và còn nhiều khó khăn, thử thách trên con đường phát triển. Vì thế, nếu không đồng tình, đồng sức thì không thể tập hợp  được mọi nguồn sức mạnh để đứng vững và phát triển. Với tinh thần đó, việc xây dựng sự đồng thuận xã hội không phải chỉ dừng lại ở một khái niệm chính trị, mà là phương thức tập hợp lực lượng có vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Chỉ với phương thức tập hợp đó mới tạo ra nguồn lực vững chắc để chiến thắng trong cuộc đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, đánh bại các thế lực thù địch. Do vậy, đồng thuận xã hội còn là một chiến lược cách mạng của Đảng.

Để không ngừng củng cố và phát triển sự đồng thuận xã hội, cần chú trọng thực hiện đồng bộ một số biện pháp cơ bản sau:

1. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lí của Nhà nước về xây dựng và phát huy khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh, mỗi cán bộ, đảng viên, người đứng đầu cấp ủy phải noi gương các tiên liệt, tích cực tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức, củng cố niềm tin giữa Đảng với dân, tạo dựng nền tảng vững chắc cho quyền lãnh đạo của Đảng đối với xã hội, đó là cơ sở để giữ vững ổn định chính trị, phát triển đất nước, xứng đáng với lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Đảng ta là một Đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư; phải thật sự xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân".

2.  Phát huy dân chủ trong Đảng và xã hội, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước xã hội chủ nghĩa, các cuộc vận động lớn vì sự phát triển toàn xã hội. Quan tâm, giải quyết tốt về vấn đề quyền và lợi ích của nhân dân. Đảng và Nhà nước luôn vì nhân dân, chăm lo cho sự phát triển tiến bộ của nhân dân. Phát huy tối đa quyền là chủ và làm chủ của nhân dân. Dân chủ từ cấp cơ sở và trong hệ thống chính trị các cấp; nêu cao phương châm: Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng. Phải dành sự quan tâm đối với đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào có đạo; không ngừng xóa đói, giảm nghèo đa chiều, nâng cao mức sống đồng bào dân tộc thiểu số, nhất là đồng bào vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới; động viên đồng bào phát huy nội lực, ý chí tự lực, tự cường, tinh thần vươn lên trong phát triển kinh tế, xây dựng bản làng văn hóa.
 
Chủ đề của Đại hội XIII của Đảng là “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; khơi dậy ý chí và quyết tâm phát triển đất nước, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại; tiếp tục đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới; xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững môi trường hoà bình, ổn định; phấn đấu để đến giữa thế kỷ XXI, nước ta trở thành một nước phát triển, theo định hướng xã hội chủ nghĩa”.
 
3. Thiết thực tuyên truyền, giáo dục đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước trong nhân dân, nhất là những chủ trương có liên quan đến vấn đề dân tộc, tôn giáo, tự do tín ngưỡng.  Lịch sử dân tộc ta đã chứng tỏ khi nào sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc được phát huy thì đất nước được phát triển, biên cương Tổ quốc được bảo vệ vững chắc, lòng dân an bình, xã hội phát triển về mọi mặt. Do vậy, sự nghiệp cách mạng hiện nay đòi hỏi phải đặc biệt quan tâm vấn đề xây dựng sự đồng thuận xã hội - nền tảng sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Tuyên truyền, giáo dục, bồi dưỡng và phát huy khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đồng thời cảnh giác, phòng chống mọi hoạt động lợi dụng xâm phạm tự do tôn giáo và đi ngược lại lợi ích quốc gia dân tộc, đặc biệt là các hoạt động lợi dụng người khoác áo tu hành để thực hiện mục tiêu vụ lợi, chia rẽ tôn giáo, kích động người dân làm những hành động trái pháp luật hiện hành.
 
4. Đấu tranh phòng, chống mọi âm mưu, thủ đoạn phá hoại đoàn kết trong Đảng và chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW và Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII gắn với Quy định số 08-QĐi/TW ngày 25-10-2018 của Ban Chấp hành Trung ương về Trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương. Nhiệm vụ trước mắt của toàn Đảng là đoàn kết, nhất trí và quyết tâm thực hiện thắng lợi hành Chỉ thị số 35-CT/TW, ngày 30-5-2019 của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Hiện nay, có nhiều luận điệu xuyên tạc, sai trái phủ nhận về nguyên tắc đoàn kết, thống nhất trong Đảng. Chúng rêu rao rằng: Đảng viên thì nhan nhản, cộng sản thì vắng bóng; chia phe, kết phái; mượn danh chống tham nhũng để đấu đá, thanh trừng phe cánh dẫn đến cán bộ bị cách chức, "hạ bệ", gây bất ổn chính trị trong thời gian gần đây;... Cho đến nay, Đảng ta khẳng định việc đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực là tất yếu, là để Đảng và dân tộc phát triển bền vững, ổn định và phồn thịnh. Dù có cán bộ, thậm chí cán bộ cấp cao buộc cho thôi các chức vụ trong thời gian gần đây là kết quả của công tác xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, chứ không có sự "bất ổn chính trị", bởi vì Đảng ta luôn thực hiện nguyên tắc "tập thể lãnh đạo", "lãnh đạo tập thể", "lãnh tụ tập thể" để giữ vững đường lối và sự ổn định, phát triển tiến bộ, văn minh.

5. Tôn trọng và đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo và tự do không tín ngưỡng tôn giáo của công dân. Mọi công dân đều bình đẳng về nghĩa vụ và quyền lợi trước pháp luật, không phân biệt người theo đạo và không theo đạo, cũng như giữa các tôn giáo khác nhau. Điều 5, Hiến pháp 2013 quy định: "Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển; nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc". Nêu cao tinh thần hòa giải, hòa hợp dân tộc, không phân biệt vùng miền, dân tộc, tôn giáo, nguồn gốc xuất thân, địa vị xã hội; tiến tới xóa bỏ mọi thù hằn, định kiến, mặc cảm dân tộc, hướng về tương lai trên tinh thần cởi mở, tôn trọng, thông cảm và tin cậy lẫn nhau.

Quán triệt sâu sắc, vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc, Đảng ta khẳng định: Đại đoàn kết toàn dân tộc ở Việt Nam là sự liên kết, gắn bó tất cả các thành viên các dân tộc, tôn giáo, giai cấp, tầng lớp, mọi giới, mọi lứa tuổi, mọi vùng của đất nước, người trong Đảng và người ngoài Đảng, người đang công tác, người đã nghỉ hưu và mọi thành viên trong đại gia đình dân tộc Việt Nam dù sống trong nước hay ở nước ngoài thành một khối vững chắc, ổn định, lâu dài nhằm tạo nên sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, thực hiện thắng lợi sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Trong khối đại đoàn kết đó, giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức là lực lượng nòng cốt, đông đảo nhất, đồng thời là cơ sở vững chắc của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Thông qua khối liên minh này, Đảng, Nhà nước có thể tập hợp, vận động các tầng lớp nhân dân lao động khác tham gia quản lý nhà nước, làm chủ xã hội, làm cho lợi ích giai cấp gắn chặt với lợi ích dân tộc, tạo đồng thuận cao trong xã hội. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011) đã đúc kết một trong những bài học lớn của cách mạng Việt Nam là: “Không ngừng củng cố, tăng cường đoàn kết: đoàn kết toàn Đảng, đoàn kết toàn dân, đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế. Đó là truyền thống quý báu và là nguồn sức mạnh to lớn của cách mạng nước ta”.
 

Tác giả: Minh Anh

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Dang cs
quoc hoi
chinh phu
bp
hndn
cb
TUYEN GIAO
BAO BP

19/2023/LT

Lịch VPTU tuần thứ 19/2023

Thời gian đăng: 07/05/2023

lượt xem: 2074 | lượt tải:26

01/DSMT

Danh sách miễn thi ngoại ngữ, tin học CVC 2021

Thời gian đăng: 07/11/2021

lượt xem: 2450 | lượt tải:599

VB1111

Công văn V/v điều chỉnh, bổ sung lịch làm việc tuần 44

Thời gian đăng: 31/10/2021

lượt xem: 20618 | lượt tải:4464

8-HĐTNN

Số 08-HĐTNN

Thời gian đăng: 26/10/2021

lượt xem: 21221 | lượt tải:97577

số 16 /TB-QHTASXH

số 16 /TB-QHTASXH

Thời gian đăng: 10/05/2021

lượt xem: 19797 | lượt tải:381
Thống kê
  • Đang truy cập173
  • Máy chủ tìm kiếm15
  • Khách viếng thăm158
  • Hôm nay52,219
  • Tháng hiện tại224,844
  • Tổng lượt truy cập26,403,231
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây