Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Trần Tuệ Hiền; các Phó chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo các sở, ngành, cơ quan, đơn vị cùng dự và tiếp đoàn.
Năm 2021, dù chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19, nhưng với tinh thần vượt khó, cộng với quyết tâm cao độ, sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị và toàn thể nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh đã đạt nhiều kết quả tích cực. Trong 25 chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu được HĐND tỉnh thông qua, đã có 17 chỉ tiêu đạt và vượt kết hoạch, 3 chỉ tiêu xấp xỉ đạt kế hoạch đề ra.
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam cùng lãnh đạo tỉnh kiểm tra công tác phòng, chống dịch tại Công ty TNHH New Apparel Far Eastern (Việt Nam), Khu công nghiệp Bắc Đồng Phú, huyện Đồng Phú
Tăng trưởng kinh tế của tỉnh năm 2021 ước đạt 5,35%, đây được xem là mức tăng trưởng khá so với các tỉnh, thành phía Nam. Về cơ cấu kinh tế, ngành nông, lâm, thủy sản chiếm 23,84%; công nghiệp, xây dựng 43,38%; dịch vụ 32,79%. Thu nhập bình quân đầu người GRDP đạt 74,1 triệu đồng, tăng 9,6% so với năm 2020.
Phó bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Huỳnh Thị Hằng phát biểu quán triệt các nội dung buổi giám sát
Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Trần Tuệ Hiền đề nghị các sở, ngành, địa phương cần nỗ lực hơn nữa để phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu năm 2022
Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh ước thực hiện 12.810 tỷ đồng, đạt 99% so với nghị quyết điều chỉnh của HĐND tỉnh, tăng 10% so với năm 2020. Chi ngân sách địa phương ước thực hiện 15.410 tỷ đồng, đạt 98% so với nghị quyết điều chỉnh của HĐND tỉnh. Hoạt động xuất, nhập khẩu được duy trì ở mức độ tăng trưởng ổn định, trong đó kim ngạch xuất khẩu ước thực hiện 3,5 tỷ USD, tăng 17,8% so với năm 2020; kim ngạch nhập khẩu ước thực hiện 2,19 tỷ USD, tăng 32,73% so với năm 2020.
Dù chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19, trong năm Bình Phước thu hút đầu tư nước ngoài 70 dự án, với số vốn 600 triệu USD, tăng gấp 2 lần về số dự án và 3 lần về số vốn đầu tư so với năm 2020. Thu hút đầu tư trong nước ước thực hiện cả năm là 100 dự án, với số vốn 10 ngàn tỷ đồng.
Bên cạnh kết quả đạt được, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh vẫn còn một số hạn chế như: các hoạt động thương mại, dịch vụ tăng trưởng âm; thu hút doanh nghiệp mới trong nước còn chậm; số doanh nghiệp ngừng, giải thể tăng khá cao so với cùng kỳ. Điều này dẫn đến việc thu ngân sách của tỉnh không đạt kế hoạch đề ra. Nguyên nhân một phần được cho là do ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Để thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19, bảo vệ sức khỏe, tính mạng của nhân dân, UBND tỉnh cũng đã đề ra các chỉ tiêu cho từng lĩnh vực cụ thể. Đồng thời, đề ra 10 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu để thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2022.
Nhờ thực hiện tốt phương án “3 tại chỗ”, Công ty TNHH Công nghiệp Hong Sheng (Việt Nam), Khu công nghiệp Bắc Đồng Phú vẫn duy trì được hoạt động sản xuất, kinh doanh giữa đại dịch
Tại buổi giám sát, các thành viên đoàn giám sát đã phân tích thuận lợi, khó khăn để tìm ra các giải pháp khắc phục đối với 8 chỉ tiêu chưa đạt theo kế hoạch HĐND tỉnh đã thông qua như: Thu, chi ngân sách; cơ cấu kinh tế; tốc độ tăng trưởng GRDP; tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia; tỷ lệ lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm xã hội…
Phát biểu tại buổi giám sát, Chủ tịch UBND tỉnh Trần Tuệ Hiền cảm ơn sự nỗ lực của các sở, ngành, địa phương và sự đồng tình ủng hộ của người dân, doanh nghiệp; dù dịch Covid-19 diễn biến phức tạp nhưng Bình Phước vẫn là một trong 10 tỉnh được Trung ương đánh giá cao về phát triển kinh tế.
Dù ảnh hưởng của dịch Covid-19 nhưng chỉ số sản xuất công nghiệp toàn ngành IIP của tỉnh tăng 14,52% so với năm 2020
Chủ tịch UBND tỉnh Trần Tuệ Hiền khẳng định: Trên cơ sở ý kiến thảo luận của các thành viên đoàn giám sát, UBND tỉnh sẽ nghiêm túc tiếp thu, chỉnh sửa để trình HĐND tỉnh vào kỳ họp cuối năm. Thời gian tới, dự báo dịch Covid-19 sẽ còn diễn biến phức tạp, các sở, ngành cần nỗ lực hơn nữa để phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu của năm 2022.
Đánh giá cao nỗ lực điều hành của UBND tỉnh trong việc thực hiện mục tiêu kép, Phó bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Huỳnh Thị Hằng yêu cầu UBND tỉnh cần nhìn nhận, phân tích kỹ hơn các chỉ tiêu chưa đạt để có các giải pháp khắc phục. Đây cũng được xem là tiền đề, là cơ sở để xây dựng kế hoạch, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2022 sao cho phù hợp với tình hình thực tế của tỉnh.
Tác giả: Báo Bình Phước online
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn