Theo dự thảo báo cáo của Viện kiểm sát Nhân dân tỉnh, sau 3 năm thực hiện quy chế phối hợp liên ngành, cơ quan điều tra cấp tỉnh đã tiếp nhận, thụ lý, giải quyết 221 tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố. Qua đó đã xác minh, giải quyết 209 tin, đạt 94,57%.
Trong quá trình giải quyết các vụ việc, vụ án hình sự, 3 cơ quan đã phối hợp tổ chức trên 50 cuộc họp để tìm những giải pháp khắc phục khó khăn, vướng mắc; phối hợp chọn 16 vụ án điểm và 16 vụ xét xử lưu động; tổ chức 2 hội nghị liên ngành để rút kinh nghiệm trong khởi tố, điều tra, truy tố xét xử các vụ án hình sự và giải quyết tin báo tội phạm.
Quy chế được ký kết đã tạo cơ sở pháp lý cho công tác phối hợp liên ngành được thường xuyên và thuận lợi hơn, góp phần tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong nhận thức, đánh giá chứng cứ đối với những vụ việc còn nhiều quan điểm khác nhau. Đặc biệt giúp cho việc giải quyết các vụ án được nhanh, đúng pháp luật, hạn chế oan sai, bỏ lọt tội phạm, giảm tỷ lệ án phải điều tra bổ sung hoặc bị hủy, sửa.
Tuy nhiên, một số tin báo cơ quan điều tra nhận nhưng không thụ lý và không thông báo cho Viện kiểm sát Nhân dân tỉnh biết; còn để xảy ra một số trường hợp khởi tố bị can nhưng sau đó phải đình chỉ do hành vi không cấu thành tội phạm; viện kiểm sát truy tố nhưng tòa án tuyên không phạm tội; một số vụ án thẩm phán trả hồ sơ điều tra bổ sung nhiều lần nhưng mỗi lần một yêu cầu khác nhau…
Các đại biểu tham dự hội nghị Theo dự thảo báo cáo của Viện kiểm sát Nhân dân tỉnh, sau 3 năm thực hiện quy chế phối hợp liên ngành, cơ quan điều tra cấp tỉnh đã tiếp nhận, thụ lý, giải quyết 221 tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố. Qua đó đã xác minh, giải quyết 209 tin, đạt 94,57%.
Trong quá trình giải quyết các vụ việc, vụ án hình sự, 3 cơ quan đã phối hợp tổ chức trên 50 cuộc họp để tìm những giải pháp khắc phục khó khăn, vướng mắc; phối hợp chọn 16 vụ án điểm và 16 vụ xét xử lưu động; tổ chức 2 hội nghị liên ngành để rút kinh nghiệm trong khởi tố, điều tra, truy tố xét xử các vụ án hình sự và giải quyết tin báo tội phạm.
Quy chế được ký kết đã tạo cơ sở pháp lý cho công tác phối hợp liên ngành được thường xuyên và thuận lợi hơn, góp phần tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong nhận thức, đánh giá chứng cứ đối với những vụ việc còn nhiều quan điểm khác nhau. Đặc biệt giúp cho việc giải quyết các vụ án được nhanh, đúng pháp luật, hạn chế oan sai, bỏ lọt tội phạm, giảm tỷ lệ án phải điều tra bổ sung hoặc bị hủy, sửa.
Tuy nhiên, một số tin báo cơ quan điều tra nhận nhưng không thụ lý và không thông báo cho Viện kiểm sát Nhân dân tỉnh biết; còn để xảy ra một số trường hợp khởi tố bị can nhưng sau đó phải đình chỉ do hành vi không cấu thành tội phạm; viện kiểm sát truy tố nhưng tòa án tuyên không phạm tội; một số vụ án thẩm phán trả hồ sơ điều tra bổ sung nhiều lần nhưng mỗi lần một yêu cầu khác nhau…
Phát biểu chỉ đạo hội nghị, đồng chí Trần Tuệ Hiền, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh đề nghị lãnh đạo các ngành phải chịu trách nhiệm trước hết, trên hết, dám làm dám chịu trách nhiệm; lấy những hạn chế, vấn đề còn tồn đọng là sự trăn trở, nỗi lo trong chỉ đạo, điều hành. Thời gian tới, các ngành cần tập trung nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên tòa; phát huy vai trò trách nhiệm, đề cao đạo đức nghề nghiệp của luật sư và các cơ quan bổ trợ tư pháp để nâng cao hiệu quả trong hoạt động tố tụng, đảm bảo hoạt động điều tra, truy tố xét xử, thi hành án tuân thủ luật pháp. Hạn chế tối đa việc xử lý oan sai truy tố không đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Giải quyết dứt điểm các vụ án tồn đọng kéo dài. Tiếp tục rèn luyện phẩm chất đạo đức, nâng cao trình độ, đề cao kỷ cương, vai trò trách nhiệm của điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán trong điều tra, truy tố xét xử các vụ án hình sự…