Hội nghị toàn quốc sơ kết 3 năm công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng theo Chỉ thị số 20-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng

Thứ năm - 23/12/2021 22:56
Sáng 23-12, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh đã tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết 3 năm thực hiện công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng theo Chỉ thị 20-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng “Về tiếp tục tăng cường, nâng cao chất lượng nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng”.
GS, TS Nguyễn Xuân Thắng Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương dự, chủ trì và phát biểu chỉ đạo Hội nghị. Hội nghị được kết nối trực tuyến giữa Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh với 63 tỉnh, thành trong cả nước, các học viện khu vực và các trường chính trị tỉnh, thành phố.

Tại điểm cầu tỉnh Bình Phước, phó bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Huỳnh Thị Hằng và đại diện lãnh đạo các ban, ngành liên quan tham dự.

Phát biểu khai mạc Hội nghị, PGS,TS Dương Trung Ý khẳng định: lịch sử Đảng là “pho lịch sử bằng vàng” - một tài sản vô cùng quý báu của Đảng và dân tộc ta.
 
GS,TS Nguyễn Xuân Thắng Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương phát biểu chỉ đạo Hội nghị

Với những kết quả đạt được trong 3 năm qua, công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng theo tinh thần Chỉ thị số 20-CT/TW đã góp phần quan trọng vào việc nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân về vị trí, vai trò và thành tựu lãnh đạo của Đảng; đóng góp tích cực vào việc tổng kết thực tiễn, phát triển lý luận, quan điểm, đường lối của Đảng; xây dựng Đảng ngang tầm yêu cầu nhiệm vụ cách mạng trong tình hình mới.

Báo cáo tại Hội nghị, PGS,TS Nguyễn Danh Tiên, Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng cho biết: Ngày 18/1/2018, Ban Bí thư Trung ương Đảng ra Chỉ thị số 20-CT/TW về "Tiếp tục tăng cường, nâng cao chất lượng nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng". Sau ba năm thực hiện Chỉ thị, công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng đã đạt kết quả quan trọng. Cả nước đã hoàn thành và xuất bản 2.461 công trình lịch sử Đảng, trong đó có 122 công trình lịch sử Đảng bộ cấp tỉnh; 358 công trình lịch sử ban, ngành, đoàn thể; 265 công trình lịch sử Đảng cấp huyện; 1.716 công trình lịch sử Đảng cấp xã, phường, thị trấn.

Đối với tỉnh Bình Phước, sau 3 năm thực hiện Chỉ thị 20-CT/TW, Tỉnh ủy chỉ đạo biên soạn, bổ sung, tái bản công trình Lịch sử Đảng bộ tỉnh Bình Phước giai đoạn 1930-2020 (hoàn thành tháng 9/2020). Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chủ trì biên soạn công trình: Bà mẹ Việt Nam anh hùng tỉnh Bình Phước (hoàn thành năm 2018). Công an tỉnh chỉ đạo biên soạn công trình: Lịch sử Công an tỉnh Bình Phước (1997-2017) (hoàn thành tháng 9/2020). Cấp huyện và cấp xã đã hoàn thành biên soạn 35 công trình
 
Phó bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Huỳnh Thị Hằng và các đại biểu tham dự tại điểm cầu tỉnh Bình Phước (ảnh Báo Bình Phước online)

Kết quả công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng đã góp phần vào việc giáo dục truyền thống, bồi dưỡng ý chí và tình cảm cách mạng, làm cho lịch sử Đảng và lịch sử truyền thống cách mạng thấm sâu trong tâm trí mỗi cán bộ, đảng viên và đông đảo quần chúng nhân dân, giúp bạn bè quốc tế hiểu chân thực, sâu sắc hơn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. Đồng thời, góp phần đấu tranh chống các luận điệu sai trái và âm mưu thâm độc của các thế lực thù địch, xuyên tạc lịch sử Đảng và lịch sử dân tộc, phủ nhận sự thật lịch sử và vai trò lãnh đạo của Đảng. Tuy nhiên, công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng thời gian qua vẫn còn những khó khăn, hạn chế nhất định.

Tại hội nghị, các đại biểu đã tập trung thảo luận làm rõ vai trò, trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể chính trị - xã hội trong triển khai công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng theo Chỉ thị số 20-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng. Khẳng định những kết quả đạt được, chỉ ra những hạn chế, khó khăn, thách thức và đúc kết một số kinh nghiệm từ thực tiễn triển khai thực hiện Chỉ thị số 20-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng. Đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng, lịch sử truyền thống cách mạng theo Chỉ thị số 20-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng tại địa phương.

Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, GS,TS Nguyễn Xuân Thắng khẳng định, Hội nghị là dịp quan trọng đề nhìn nhận, đánh giá một cách toàn diện, đầy đủ, làm rõ những kết quả đạt được trong công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng thời gian qua; thảo luận những hạn chế, chia sẻ kinh nghiệm của các đơn vị, địa phương trong quá trình triển khai Chỉ thị 20, đề xuất những nội dung trong nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng đưa vào chương trình hành động của từng địa phương gắn với việc quán triệt thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
 
Hội nghị được kết nối trực tuyến giữa Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh với 63 tỉnh, thành trong cả nước, các học viện khu vực và các trường chính trị tỉnh, thành phố

Đánh giá cao công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng của các địa phương, GS,TS Nguyễn Xuân Thắng cho biết, nhiều địa phương đã triển khai hiệu quả công tác này. Các công trình đã phản ánh đầy đủ, toàn diện, chân thực và sinh động lịch sử Đảng và lịch sử các địa phương qua các giai đoạn, đảm bảo tính Đảng, tính khoa học, góp phần quan trọng vào việc giáo dục truyền thống cách mạng, tổng kết lý luận và cung cấp luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước; tham gia hiệu quả vào cuộc đấu tranh chống lại những luận điệu xuyên tạc, bôi nhọ lịch sử của các thế lực thù địch.

Để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng, GS,TS Nguyễn Xuân Thắng đề nghị cần nhận thức đúng về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác này; tăng cường vai trò lãnh đạo của cấp ủy, vai trò của người đứng đầu. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng trong hệ thống chính trị một cách thường xuyên, thống nhất.

Chú trọng nâng cao chất lượng biên soạn; thực hiện nghiêm túc, đúng quy trình quy định xuất bản, khắc phục cái tình trạng xuất bản tràn lan, thiếu kiểm soát. Công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng theo Chỉ thị 20 cần được triển khai gắn với Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Kết luận Hội nghị Trung ương 4 khóa XIII.

Tại Hội nghị, GS,TS Nguyễn Xuân Thắng đã trao tặng Bằng khen cho một số cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong triển khai thực hiện Chỉ thị số 20-CT/TW về "Tiếp tục tăng cường, nâng cao chất lượng nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng" thời gian qua. Đối với tỉnh Bình Phước, đồng chí Hà Anh Dũng – UVBTV, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy được tặng Bằng khen của Học viện vì có thành tích trong công tác chỉ đạo việc thực hiện Chỉ thị 20-CT/TW.

Việc nghiên cứu, biên soạn, tái bản, bổ sung, hoàn thiện, nâng cao chất lượng các công trình lịch sử đảng bộ các cấp được quan tâm thực hiện. Kết quả, từ năm 2018 đến tháng 9/2020, toàn tỉnh đã xuất bản 31 công trình lịch sử đảng bộ các cấp,  lịch sử truyền thống ngành.

 

Tác giả: Minh Ngọc

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Dang cs
quoc hoi
chinh phu
bp
hndn
cb
TUYEN GIAO
BAO BP

19/2023/LT

Lịch VPTU tuần thứ 19/2023

Thời gian đăng: 07/05/2023

lượt xem: 2076 | lượt tải:26

01/DSMT

Danh sách miễn thi ngoại ngữ, tin học CVC 2021

Thời gian đăng: 07/11/2021

lượt xem: 2452 | lượt tải:599

VB1111

Công văn V/v điều chỉnh, bổ sung lịch làm việc tuần 44

Thời gian đăng: 31/10/2021

lượt xem: 20621 | lượt tải:4464

8-HĐTNN

Số 08-HĐTNN

Thời gian đăng: 26/10/2021

lượt xem: 21224 | lượt tải:97580

số 16 /TB-QHTASXH

số 16 /TB-QHTASXH

Thời gian đăng: 10/05/2021

lượt xem: 19799 | lượt tải:381
Thống kê
  • Đang truy cập452
  • Máy chủ tìm kiếm20
  • Khách viếng thăm432
  • Hôm nay67,374
  • Tháng hiện tại283,313
  • Tổng lượt truy cập26,461,700
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây