Kết quả thực hiện Đề án 167 của Chính phủ về nhân rộng mô hình hợp tác xã kiểu mới trên địa bàn tỉnh Bình Phước

Thứ ba - 24/10/2023 18:51
Đảng, Nhà nước ta xác định kinh tế tập thể: là thành phần kinh tế quan trọng, phải được củng cố và phát triển cùng kinh tế nhà nước trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân. Phát triển kinh tế tập thể là xu thế tất yếu trong bối cảnh hội nhập quốc tế, phù hợp với kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Quán triệt quan điểm của Đảng, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bình Phước đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao vai trò kinh tế tập thể, nòng cốt là hợp tác xã, tạo chuyển biến cả về số lượng và chất lượng, đóng góp vào mục tiêu phát triển bền vững của tỉnh. Đến năm 2023, toàn tỉnh đã có 307 hợp tác xã, với gần 11.400 thành viên và 1.375 tổ hợp tác, 12.390 thành viên, với ngành nghề, lĩnh vực, quy mô và trình độ rất đa dạng, tạo việc làm cho nhiều lao động nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, từng bước hình thành tư duy sản xuất hàng hóa, phân phối lợi nhuận theo thỏa thuận liên kết hợp tác. Tuy nhiên, năng lực nội tại của một số hợp tác xã còn yếu, trình độ cán bộ quản trị, điều hành hợp tác xã chưa đáp ứng được yêu cầu trong giai đoạn hiện nay.

Để huy động đồng bộ các chính sách, nguồn lực hỗ trợ, tạo sự đột phá cho các hợp tác xã về tổ chức và hiệu quả hoạt động. Ngày 20/4/2021, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 133/KH-UBND về thực hiện Quyết định số 167/QĐ-TTg ngày 03/02/2021 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Lựa chọn, hoàn thiện, nhân rộng mô hình hợp tác xã kiểu mới hiệu quả tại các địa phương trên cả nước giai đoạn 2021-2025” (Đề án 167) nhằm xây dựng các mô hình hợp tác xã trở thành kiểu mẫu, tạo sức hút đối với người dân, tổ chức, doanh nghiệp tham gia, liên kết với hợp tác xã, thúc đẩy kinh tế tập thể phát triển bền vững. Kế hoạch số 133/KH-UBND của UBND tỉnh đã đề ra mục tiêu lựa chọn tối thiểu 05 họp tác xã/liên hiệp hợp tác xã tham gia, hoạt động theo 12 mô hình của Đề án; 100% hợp tác xã thí điểm hoạt động hiệu quả, được đánh giá xếp loại tốt; việc thực hiện được chia làm 03 giai đoạn: giai đoạn 1: Lựa chọn mô hình thí điểm (năm 2021); giai đoạn 2: hoàn thiện mô hình thí điểm, nhân rộng một số mô hình hợp tác xã kiểu mới đã hoàn thiện (đến 30/6/2023); giai đoạn 3: tổng kết, đề xuất phương án nhân rộng (đến cuối năm 2025). Kết quả sau hơn 02 năm triển khai thực hiện, đến nay Bình Phước đã xây dựng được một số hợp tác xã điển hình với sản phẩm đạt tiểu chuẩn về an toàn thực phẩm, tiêu chuẩn GlobalGAP, VietGAP… cụ thể:

Giai đoạn 1: Lựa chọn mô hình hợp tác xã thí điểm tham gia Đề án 167: tỉnh đã ban hành văn bản hướng dẫn về điều kiện tham gia, chính sách, kinh phí hỗ trợ; tổ chức đánh giá hồ sơ đăng ký tham gia Đề án của các hợp tác xã. Qua rà soát, đánh giá đã lựa chọn, UBND tỉnh đã phê duyệt danh sách 04 hợp tác xã thí điểm  tham gia Đề án 167 tại Quyết định số 3288/QĐ-UBND ngày 31/12/2021: (1) Hợp tác xã Nông nghiệp Sản xuất Thương mại Dịch vụ Thành Phương; (2) Hợp tác xã Nông nghiệp Hữu cơ Đồng Xanh; (3) Hợp tác xã Thương mại Dịch vụ Phước Thiện; (4) Hợp tác xã Cây ăn trái Bàu Nghé.
 
Một số sản phẩm của Hợp tác xã Thương mại Dịch vụ Phước Thiện (Nguồn: http://phuocthienbp.com)

Giai đoạn 2: Hoàn thiện mô hình thí điểm, nhân rộng một số mô hình hợp tác xã kiểu mới đã hoàn thiện (đến 30/6/2025): Sau khi lựa chọn được hợp tác xã tham gia Đề án và để đảm bảo căn cứ áp dụng các chính sách ưu đãi, hỗ trợ của Trung ương, của tỉnh. HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 37/2017/NQ-HĐND ngày 19/7/2017 quy định về Chính sách khuyến khích phát triển hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Bình Phước; UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 542/QĐ-UBND ngày 04/3/2021 phê duyệt Chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Bình Phước.

Theo đó, Bình Phước đã lồng ghép kinh phí ngân sách địa phương, nguồn vốn Trung ương hỗ trợ hợp tác xã Thương mại - Dịch vụ Phước Thiện: xây dựng mô hình thí điểm chuyển đổi số toàn diện, đã áp dụng hệ thống chăm sóc tự động IOT để tăng hiệu suất quản lý và canh tác cây ăn trái (khoảng 130 triệu đồng); xây dựng nhà xưởng sản xuất với diện tích 300m2 (trị giá khoảng 800 triệu đồng). Ngoài ra hỗ trợ 08 lượt học viên tham gia các lớp tập huấn nâng cao năng lực và 04 hợp tác xã tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại. Về tín dụng vay vốn từ Quỹ Hỗ trợ phát triển hợp tác xã và vốn Quỹ quốc gia giải quyết việc làm: có 03 hợp tác xã thí điểm được vay vốn để đầu tư dự án xây dựng xưởng chế biến nông sản, dự án đầu tư đổi mới, phát triển công nghệ chế biến trái cây đông lạnh: (1) Dự án mở rộng sản xuất kinh doanh tạo việc làm cho thành viên hợp tác xã Nông nghiệp Hữu cơ Đồng Xanh, vay 444 triệu đồng; (2) Hợp tác xã Thương mại Dịch vụ Phước Thiện vay 2,5 tỷ đồng; (3) Hợp tác xã Cây ăn trái Bàu Nghé vay 3,5 tỷ đồng.

Nhìn chung các chính sách, nội dung hỗ trợ cho các hợp tác xã đã phát huy hiệu quả mang lại lợi ích thiết thực, giúp các hợp tác xã nâng cao nhận thức về hợp tác xã kiểu mới, chú trọng hơn trong việc đầu tư ứng dụng công nghệ cao, góp phần nâng cao năng suất lao động, hiệu quả sản xuất kinh doanh, đem lại thu nhập cho các thành viên hợp tác xã, người lao động trên địa bàn.

Việc hỗ trợ phát triển hợp tác xã gắn liền với chuỗi giá trị, các hợp tác xã hình thành chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ, chất lượng hàng hóa đảm bảo ổn định, đạt các tiêu chuẩn chất lượng cao, như: (1) Hợp tác xã Nông nghiệp Sản xuất Thương mại Dịch vụ Thành Phương: Có các sản phẩm rau, củ, quả đạt tiêu chuẩn VietGAP, đặc biệt là sản phẩm dưa lưới canh tác theo công nghệ cao; (2) Hợp tác xã Nông nghiệp Hữu cơ Đồng Xanh: Có sản phẩm điều rang muối; (3) Hợp tác xã Thương mại Dịch vụ Phước Thiện: Có sản phẩm mít ruột đỏ theo tiêu chuẩn GlobalGAP; (4) Hợp tác xã Cây ăn trái Bàu Nghé: Có sản phẩm sầu riêng cấp đông, sầu riêng sấy, kem sầu riêng đáp ứng tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm. Các mô hình tiêu biểu được lựa chọn hỗ trợ phát triển đã có ảnh hưởng tích cực đến các hợp tác xã trên địa bàn tỉnh trong tham gia chuỗi giá trị. Tuy nhiên, các chính sách hỗ trợ chủ yếu về vốn ưu đãi, chưa triển khai được việc hỗ trợ máy móc thiết bị phục vụ chế biến sản phẩm.

Giai đoạn tiếp theo, Bình Phước tiếp tục lồng ghép các chính sách, nguồn lực hỗ trợ của Trung ương, địa phương và xã hội tập trung hỗ trợ các hợp tác xã về: đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực; xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường; ứng dụng khoa học, kỹ thuật, công nghệ mới; đầu tư kết cấu hạ tầng và chế biến sản phẩm để hoàn thành các mục tiêu đề ra nhằm thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới.

Tác giả: An Nhiên

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Dang cs
quoc hoi
chinh phu
bp
hndn
cb
TUYEN GIAO
BAO BP

19/2023/LT

Lịch VPTU tuần thứ 19/2023

Thời gian đăng: 07/05/2023

lượt xem: 2075 | lượt tải:26

01/DSMT

Danh sách miễn thi ngoại ngữ, tin học CVC 2021

Thời gian đăng: 07/11/2021

lượt xem: 2450 | lượt tải:599

VB1111

Công văn V/v điều chỉnh, bổ sung lịch làm việc tuần 44

Thời gian đăng: 31/10/2021

lượt xem: 20619 | lượt tải:4464

8-HĐTNN

Số 08-HĐTNN

Thời gian đăng: 26/10/2021

lượt xem: 21223 | lượt tải:97579

số 16 /TB-QHTASXH

số 16 /TB-QHTASXH

Thời gian đăng: 10/05/2021

lượt xem: 19798 | lượt tải:381
Thống kê
  • Đang truy cập278
  • Máy chủ tìm kiếm26
  • Khách viếng thăm252
  • Hôm nay58,161
  • Tháng hiện tại261,823
  • Tổng lượt truy cập26,440,210
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây