Việc triển khai Nghị quyết số 06-NQ/TW được đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện, chặt chẽ của Tỉnh uỷ, do đó đã phát huy được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn dân, góp phần thực hiện đạt kết quả tốt đối với các nhiệm vụ, giải pháp đề ra tại Chương trình hành động số 13-CTr/TU, ngày 14/4/2017 của Tỉnh ủy về thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TW ngày 05/11/2016 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.Tỉnh Bình Phước đã xây dựng, ban hành các cơ chế, chính sách, đề án, chương trình, kế hoạch để cụ thể hóa các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trên địa bàn, nhất là Nghị quyết sổ 06-NQ/TW và các Hiệp định thương mại. Đẩy mạnh tuyên truyền và quán triệt thực hiện Nghị quyết đến các ngành, các cấp và quần chúng nhân dân; tập trung chỉ đạo kịp thời chủ trương của Đảng, coi công tác hội nhập quốc tế là một nhiệm vụ chính trị quan trọng; xây dựng nhiệm vụ và giải pháp thực hiện cụ thể tới các sở, ban, ngành, huyện, thành phố, thị xã trên địa bàn tỉnh.Nâng cao năng lực cạnh tranh, thực hiện hiệu quả Hội nhập kinh tế quốc tếThường xuyên tổ chức các chương trình bồi dưỡng kiến thức, các lớp đào tạo về chính sách đối ngoại, ngoại ngữ, kỹ năng giao tiếp, thuyết trình và khả năng tư duy sáng tạo, phản biện nhằm nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác Hội nhập quốc tế. Qua đó, đã góp phần nâng cao kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm cho các cán bộ, công chức, viên chức trong quản lý, triển khai các nghiệp vụ đối ngoại của tỉnh. Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan báo chí trên địa bàn tỉnh, Cổng thông tin điện tử của tỉnh, hệ thống thông tin cơ sở tuyên truyền, phổ biến rộng rãi đến toàn thể cán bộ, đảng viên, doanh nghiệp và các tầng lớp Nhân dân, tạo sự chuyến biến tích cực về nhận thức và hành động trong tiến trình Hội nhập kinh tế quốc tế ở tất cả các cấp ủy, chính quyền, đoàn thể và doanh nghiệp; nâng cao nhận thức về Hội nhập quốc tế, góp phần tích cực vào quá trình đổi mới và toàn diện hơn. Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Bình Phước Nguyễn Mạnh Cường đã có buổi làm việc với Đại sứ Singapore Jaya Ratman để giới thiệu cơ hội, tiềm năng của tỉnh Bình Phước để thu hút các nhà đầu tư
Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước luôn giữ vai trò chủ lực trong công tác tuyên truyền. Trung bình mỗi năm, trên các loại hình báo chí của Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước đăng, phát khoảng 257 tin, bài, phóng sự, video clip các loại.Năng lực cạnh tranh sản phẩm, cạnh tranh doanh nghiệp được nâng caoThực hiện dự án “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp tỉnh Bình Phước giai đoạn 2016-2020”, Đến nay, trên địa bàn tỉnh Bình Phước có 03 doanh nghiệp cao su đã triển khai xây dựng, đổi mới ứng dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại, tạo ra các sản phẩm có hàm lượng khoa học và công nghệ phục vụ thị trường trong nước và quốc tế.Các sản phẩm đặc thù của địa phương được ngành Khoa học và Công nghệ hỗ trợ đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp tại Cục Sở hữu trí tuệ gồm: Chỉ dẫn địa lý “Hạt điều Bình Phước”, “Tiêu Lộc Ninh”… và chú trọng hướng dẫn các tổ chức, cá nhân xác lập quyền sở hữu trí tuệ; các doanh nghiệp có nhu cầu đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ đều được ngành Khoa học và Công nghệ hướng dẫn, qua đó giúp cho việc lập hồ sơ đăng ký được thuận tiện và hiệu quả hơn. Đến nay, đã có trên 100 lượt tổ chức, cá nhân được tư vấn, hướng dẫn miễn phí về các thủ tục liên quan đến sở hữu trí tuệ.Tỉnh đã giao tổ công tác PCI tổ chức kiểm tra chỉ số thành phần tại một số đơn vị được giao nhiệm vụ có điểm số thấp, xác định cụ thể những chỉ tiêu cần cải thiện, để có giải pháp cải thiện phù hợp; khắc phục ngay những tồn tại nhằm tạo môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng, thuận lợi, minh bạch đúng quy định pháp luật. Với sự nỗ lực và phấn đấu, năm 2020 chỉ số PCI của tỉnh đã tăng 10 bậc so với các tỉnh thành khác, một số chỉ số thành phần đã được cải thiện đáng kể.Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu bình quân giai đoạn 2016-2020 tăng 18,91%, vượt 6,51% so với mục tiêu Kế hoạch đề ra (mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đến năm 2020 đạt 2 tỷ USD và tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 12,4%). Các mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ yếu: cao su, hạt điều nhân, dệt may; giày, dép các loại; gỗ và sản phẩm từ gỗ…đều tăng. Vận hành hiệu quả Sàn giao dịch nông sản tỉnh Bình Phước, hỗ trợ doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh giới thiệu và quảng bá các sản phẩm nông sản cũng như cung cấp các thông tin cơ bản cần thiết để mời gọi, thu hút các Doanh nghiệp, tổ chức cá nhân có nhu cầu liên hệ mua bán online.Công tác đối ngoại trong quá trình Hội nhập có nhiều kết quả tích cựcThường xuyên tổ chức các hoạt động kỷ niệm năm hữu nghị, các sự kiện chính trị - xã hội với các tỉnh giáp biên thuộc Vương quốc Campuchia và các tỉnh kết nghĩa thuộc nước CHDCND Lào. Các Hội hữu nghị của tỉnh thường xuyên phối hợp với Mặt trận tổ quốc Việt Nam tỉnh tặng quà người nghèo gốc Việt tại 03 tỉnh thuộc Vương quốc Campuchia tiếp giáp với tỉnh Bình Phước. Phối hợp với Liên hiệp các tổ chức hữu nghị thành phố Hồ Chí Minh tổ chức giao lưu sinh viên, thanh niên của ba nước Đông Dương Việt Nam - Lào - Campuchia tại tỉnh Bình Phước. Thường xuyên vận động tặng quà và tiền mặt cho các gia đình có hoàn cảnh khó khăn của các tỉnh thuộc Vương quốc Campuchia và các tỉnh Nam Lào. Phó Thủ tướng Trương Hoà Bình (thứ 4 từ phải sang), cùng lãnh đạo Bộ, lãnh đạo tỉnh chúc mừng doanh nghiệp đang đầu tư vốn vào tỉnh Bình Phước
Phối hợp với Tổng Lãnh sự quán Hàn Quốc tại Thành phố Hồ Chí Minh trong việc tổ chức xúc tiến giao lưu với các Doanh nghiệp Hàn Quốc, kêu gọi từ các doanh nghiệp có tiềm năng đầu tư vào các ngành chủ chốt của tỉnh; Hỗ trợ Đoàn chuyên gia thuộc mạng lưới thương mại công bằng Châu Á (Hàn Quốc) tham quan mô hình, quy trình sản xuất hạt điều trên địa bàn tỉnh.Bảo vệ và phát huy những giá trị văn hóa dân tộc trong quá trình hội nhậpVề công tác di sản văn hóa phi vật thể, Bình Phước đã phê duyệt danh mục Di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn tỉnh với 25 di sản văn hóa phi vật thể. Kiểm kê, phân loại và xét chọn lập hồ sơ khoa học di sản lễ hội trên địa bàn tỉnh Bình Phước năm 2019, 2020 nhằm khảo sát, thống kê, nghiên cứu đánh giá tiềm năng và giá trị về các loại hình lễ hội của các địa phương trong tỉnh, tạo cơ sở pháp lý và khoa học bước đầu để thực hiện tốt công tác bảo tồn phát huy giá trị của lễ hội trong thời gian tới, nhất là lễ hội truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh. Tính đến năm 2021, Bình Phước đã thực hiện lập 04 hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể, trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Thứ trưởng Bộ TT&TT Hoàng Vĩnh Bảo, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Tuyết Minh, Tổng lãnh sự Campuchia, Indonesia, Malaysia, Lào, Philippin tại TP.Hồ Chí Minh và đại diện một số sở, ban ngành tỉnh cắt băng khai mạc triển lãm ảnh và phim phóng sự - tài liệu về cộng đồng ASEAN năm 2020 diễn ra tại tỉnh Bình Phước
Tính đến thời điểm hiện nay UBND tỉnh Bình Phước đã ban hành quyết định xếp hạng 41 di tích và 45 di tích trong danh mục kiểm kê. Tiếp tục thực hiện dự án khu bảo tồn văn hóa dân tộc S’Tiêng sóc Bom Bo; di tích quốc gia đặc biệt Bộ Chỉ huy Quân giải phóng miền Nam Việt Nam,…. Chủ động nâng cao hiệu quả quản lý nội dung, sản phẩm văn hóa, kiên quyết đấu tranh ngăn chặn sự xâm nhập của những sản phẩm văn hóa không lành mạnh từ bên ngoài. Đối với di tích Căn cứ Bộ chỉ huy Quân giải phóng miền Nam Việt Nam (Tà Thiết) được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định xếp hạng là di tích quốc gia đặc biệt vào ngày 23/12/2015, đây được coi là địa chỉ đỏ cách mạng nhằm giới thiệu truyền thống đấu tranh, nâng cao hiệu quả giáo dục giá trị lịch sử cách mạng cho cán bộ, chiến sĩ, nhân dân tỉnh Bình Phước nói riêng và cả nước nói chung.Giải quyết tốt các vấn đề lao động và xã hộiThực hiện theo Quyết định số 1722/QĐ-TTg ngày 02/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020, tỉnh Bình Phước đã ban hành Kế hoạch giảm nghèo giai đoạn 2016 - 2020 theo chuẩn nghèo đa chiều quy định tại Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ, tỉnh đã đề ra chỉ tiêu giảm hộ nghèo bình quân mỗi năm giảm 0,5%. Đầu giai đoạn (năm 2016) toàn tỉnh có 14.627, chiếm 6,15% trên tổng số hộ dân, trong đó có 6.490 hộ nghèo DTTS, chiếm 44,37% trên tổng số hộ nghèo; cuối năm 2020, toàn tỉnh còn 3.568 hộ nghèo chiếm 1,34% trên tổng số hộ dân, trong đó có 1.803 hộ nghèo dân tộc thiểu số (DTTS), chiếm 50,53% trên tổng số hộ nghèo. Bình quân mỗi năm giảm được 2.211 hộ (tương ứng với 0,96%), đạt 192% kế hoạch đề ra. Tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số trên tổng số hộ dân tộc thiểu số giảm từ 15,3% xuống còn 3,95%. Bình quân mỗi năm giảm 2,27%, đạt 113% kế hoạch đề ra (kế hoạch đề ra bình quân mỗi năm giảm 2% tỷ lệ hộ nghèo DTTS trên tổng số hộ DTTS). Một tiết mục văn nghệ trong chương trình chào mừng khai mạc triển lãm ảnh và phim phóng sự - tài liệu về cộng đồng ASEAN năm 2020 diễn ra tại Bình Phước
Đặc biệt, chính sách đặc thù của Bình Phước (Chương trình giảm mỗi năm 1.000 hộ nghèo DTTS) đã có chuyển biến tích cực đối với hộ nghèo DTTS, cụ thể: Năm 2019 thực hiện Chương trình giảm 1.000 hộ nghèo DTTS là 61.702,805 triệu đồng, kết quả toàn tỉnh giảm 1.108 hộ nghèo DTTS, vượt 111% kế hoạch đề ra, đưa hộ nghèo cuối năm giảm xuống còn 3.437 hộ (4.545 hộ đầu năm). Năm 2020, thực hiện Chương trình đã hỗ trợ 116.375,5 triệu đồng, (trong đó nguồn vốn đầu tư công: 73.240 triệu đồng).
Về đào tạo nghề cho lao động nông thôn: Tổng số lao động nông thôn được đào tạo nghề là 11.108/50.000 lao động đạt 22,2% so với mục tiêu. Trong đó, số lao động được đào tạo nghề trình độ sơ cấp là 1.196 người, đào tạo thường xuyên dưới 03 tháng là 9.912 người.
Giải quyết tốt các vấn đề môi trường
Tính từ năm 2017 đến nay, Bình Phước đã phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, đề án bảo vệ môi trường chi tiết cho 296 dự án ngoài Khu công nghiệp (KCN). Các dự án phần lớn tập trung vào loại hình: chăn nuôi gia súc, gia cầm, khai thác khoáng sản, chế biến gỗ, gia công linh kiện điện tử, sản xuất giấy từ phế liệu, khu dân cư, thương mại,... Nhìn chung, hiện nay các chủ đầu tư đã nghiêm túc thực hiện công tác lập hồ sơ môi trường trước khi triển khai thực hiện dự án.
Về thanh tra, kiểm tra và xử lý những hành vi vi phạm về bảo vệ môi trường: thực hiện các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường của doanh nghiệp, hàng năm Bình Phước đã chỉ đạo ngành Tài nguyên và Môi trường phối hợp với các đơn vị có liên quan tăng cường kiểm tra công tác bảo vệ môi trường của các cơ sở sản xuất công nghiệp, kinh doanh, dịch vụ đang hoạt động trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là các KCN, nhà máy chế biến mủ cao su, trang trại chăn nuôi heo. Qua kiểm tra đã xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường. Tính từ năm 2017 đến nay, đã có 85 trường hợp vi phạm bị xử phạt hành chính trong lĩnh vực môi trường với tổng số tiền 10.972.300.000 đồng và yêu cầu các doanh nghiệp phải nhanh chóng khắc phục hành vi vi phạm, hoàn thiện đầy đủ các hồ sơ pháp lý, thực hiện các công trình bảo vệ môi trường liên quan trong quá trình hoạt động theo đúng quy định của pháp luật.
Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TW, ngày 05/11/2016 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá XII) về thực hiện có hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị - xã hội trong bối cảnh nước ta tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, đến nay, Bình Phước đã đạt được những kết quả khả quan, vị thế của tỉnh được nâng lên, mở rộng cơ hội phát triển và hội nhập. Tỉnh đã triển khai thực hiện có hiệu quả đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về hội nhập quốc tế, góp phần giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, quảng bá hình ảnh, nâng cao vai trò, vị thế của đất nước nói chung và tỉnh Bình Phước nói riêng trong khu vực và trên thế giới.