Kết quả và giải pháp nâng cao chất lượng nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng ở tỉnh Bình Phước

Thứ tư - 29/03/2017 20:58
Bình Phước là một tỉnh có bề dày lịch sử và có vị trí trọng yếu ở vùng Đông Nam Bộ nói riêng và cả nước nói chung, là một trong số ít địa phương có chi bộ Đảng ra đời sớm nhất trong cả nước. Trong 20 năm (1997 - 2017), công tác lịch sử Đảng đã được các cấp ủy Đảng, chính quyền của tỉnh quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện và đạt được một số kết quả quan trọng trong công tác biên soạn lịch sử Đảng.
Kết quả tổ chức nghiên cứu, biên soạn, xuất bản lịch sử truyền thống, lịch sử đảng bộ địa phương 
Sau gần 20 năm, thực hiện Chỉ thị 15-CT/TW, công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng bộ, lịch sử truyền thống cách mạng của các địa phương, các ngành, đoàn thể trong tỉnh được triển khai sâu rộng. Đến nay, ở tỉnh biên soạn, xuất bản 22 công trình lịch sử, ở huyện, thị xuất bản 40 công trình lịch sử, 52 công trình lịch sử cấp xã. Trong đó nhiều công trình có giá trị khoa học, thực tiễn cao phục vụ cho công tác nghiên cứu, học tập như: công trình Địa chí tỉnh Bình Phước, lịch sử Đảng bộ tỉnh giai đoạn 1930 - 2005, lịch sử lực lượng vũ trang Nhân dân tỉnh Bình Phước (1945 - 2015)… đã có 9/11 huyện, thị; 52/111 xã, phường, thị trấn đã xuất bản các công trình lịch sử Đảng bộ địa phương. Hầu hết các xã anh hùng và các xã, thị trấn có truyền thống đấu tranh cách mạng đã xây dựng kế hoạch biên soạn lịch sử truyền thống. Qua đó, đã thấy được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền đối với công tác nghiên cứu, biên soạn, công tác tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng được nâng lên một cách rõ rệt; sự phối hợp tích cực của chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể và sự giúp đỡ về chuyên môn của Viện lịch sử Đảng; về tổ chức và đội ngũ cán bộ.

Nhìn chung, các công trình lịch sử được biên soạn, xuất bản đảm bảo tính đảng, tính khoa học, nội dung đảm bảo tính thống nhất chung với lịch sử toàn Đảng, đồng thời thể hiện rõ những nét đặc thù, độc đáo riêng của từng địa phương, đơn vị, góp phần làm rõ thêm lịch sử của Đảng bộ Bình Phước. Nhiều công trình chú ý đến tổng kết thực tiễn lịch sử và kinh nghiệm địa phương, ngành, do vậy góp phần quan trọng vào công tác tư tưởng, lý luận, công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh trong sự nghiệp đổi mới.

Tuy nhiên, một số công trình nghiên cứu Lịch sử tiến độ hoàn thành còn chậm so với kế hoạch. Một số ấn phẩm lịch sử Đảng, lịch sử truyền thống ở cấp huyện khi tổ chức nghiên cứu, biên soạn, xuất bản chưa tuân thủ các quy định chung, chưa thể hiện được yêu cầu về tổng kết lịch sử Đảng, lịch sử truyền thống. Công tác tổ chức học tập và phát huy tác dụng của các công trình lịch sử chưa thật sự hiệu quả, nhất là tổ chức giảng dạy lịch sử địa phương trong các trường phổ thông, trường Chính trị, trường trung học chuyên nghiệp.

Giải pháp nâng cao chất lượng nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng

Nâng cao nhận thức của các cấp ủy Đảng, cán bộ, đảng viên và nhân dân về vị trí, vai trò của công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng. Tiếp tục quán triệt và nâng cao nhận thức của các cấp ủy Đảng, cán bộ, đảng viên và nhân dân về Chỉ thị 15-CT/TW của Ban Bí thư, Chỉ thị 31 - CT/TU của Tỉnh ủy; sơ kết, tổng kết công tác biên soạn và xuất bản lịch sử Đảng bộ, lịch sử truyền thống để kịp thời giải quyết những khó khăn vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện. Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền nhằm nâng cao nhận thức của mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân về công tác lịch sử Đảng. Nâng cao hiệu quả chỉ đạo hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ, thẩm định các công trình lịch sử Đảng, lịch sử truyền thống địa phương, ngành… trước khi xuất bản.

Nâng cao nghiệp vụ biên soạn lịch sử Đảng. Các cấp ủy Đảng tiếp tục làm tốt công tác quy hoạch, bồi dưỡng, đào tạo và kiện toàn đội ngũ làm công tác lịch sử Đảng. Ban tuyên giáo các cấp thực hiện tốt các chức năng tham mưu cho cấp ủy, nêu cao tinh thần trách nhiệm, chủ động đề xuất chủ trương, biên pháp giúp cấp ủy xây dựng chương trình, kế hoạch tổng kết nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng. Ngoài ra, cần chú ý đến đội ngũ giáo viên dạy lịch sử ở trường phổ thông cơ sở và phổ thông trung học. Cấp tỉnh lưu ý đến đội ngũ giảng viên khoa Xây dựng Đảng - Trường Chính trị Bình Phước. Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy làm đầu mối giới thiệu đội ngũ này đến hỗ trợ các địa phương, đơn vị.

 Chú trọng công tác sưu tầm, xác minh và thẩm định tư liệu. Phải sưu tầm đầy đủ tư liệu cần thiết, tiến hành xác minh, thẩm tra và nghiên cứu tư liệu. Trong  điều kiện hiện nay, để có thể biên soạn được lịch sử phải làm sao có đủ tư liệu cần thiết, đó là: nghị quyết, chỉ thị, báo cáo và các văn kiện quan trọng của cấp ủy, chính quyền; các số liệu, kết quả, thời gian, địa điểm diễn ra các sự kiện lịch sử; hồi ký, ký ức, hồi tưởng, lời kể của các đồng chí lãnh đạo cách mạng. Một số tài liệu cần thiết khác như: tài liệu của địch, nhân chứng, vật chứng, tài liệu tham khảo, các bản đồ, ảnh, sơ đồ…

 Đẩy mạnh công tác phối hợp các đơn vị,  địa phương trong tỉnh. Các sở, ngành, huyện, thị trong tỉnh thường xuyên phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy trong công tác chuyên môn, nghiệp vụ nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng. Xây dựng kế hoạch công tác lịch sử Đảng hàng năm và từng giai đoạn; có biện pháp cụ thể, sát thực trong việc giúp đỡ các huyện, thị, ban, ngành, nhất là các xã, phường, thị trấn gặp khó khăn trong việc tổ chức biên soạn, xuất bản lịch sử Đảng bộ, lịch sử truyền thống ban, ngành, đoàn thể.

 Hội đồng thẩm định lịch sử phải có thành viên chuyên môn lịch sử. Để công trình lịch sử Đảng bộ đảm bảo tính khoa học, thành lập hội đồng thẩm định phải có ít nhất hai thành viên có chuyên môn lịch sử. Chức năng của Hội đồng thẩm định là xem xét đề tài lịch sử có đúng đối tượng biên soạn, thể loại, văn phong, nhận xét, đánh giá có khách quan và đúng mức chưa. Quan điểm có theo chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; bài học kinh nghiệm rút ra từ lịch sử để vận dụng vào điều kiện hiện nay…

Cấp kinh phí kịp thời, đầy đủ theo kế hoạch. Cấp kinh phí kịp thời và đầy đủ là một trong những giải pháp quan trọng thực hiện đúng tiến độ và kết quả. Phải xây dựng kế hoạch kinh phí thực hiện cụ thể theo từng công việc của công trình từng quí, năm. Trong quá trình thực hiện có vướng mắc, khó khăn về kinh phí, báo cáo cấp ủy để có hướng giải quyết kịp thời, đảm bảo tiến độ và đạt kết quả tốt nhất.

Có chế độ khuyến khích, động viên, khen thưởng kịp thời đối với đội ngũ cán bộ hoàn thành tốt công tác lịch sử Đảng ở địa phương.

Tác giả: Thanh Danh (BTGTU)

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Dang cs
quoc hoi
chinh phu
bp
hndn
cb
TUYEN GIAO
BAO BP

19/2023/LT

Lịch VPTU tuần thứ 19/2023

Thời gian đăng: 07/05/2023

lượt xem: 2075 | lượt tải:26

01/DSMT

Danh sách miễn thi ngoại ngữ, tin học CVC 2021

Thời gian đăng: 07/11/2021

lượt xem: 2451 | lượt tải:599

VB1111

Công văn V/v điều chỉnh, bổ sung lịch làm việc tuần 44

Thời gian đăng: 31/10/2021

lượt xem: 20620 | lượt tải:4464

8-HĐTNN

Số 08-HĐTNN

Thời gian đăng: 26/10/2021

lượt xem: 21223 | lượt tải:97579

số 16 /TB-QHTASXH

số 16 /TB-QHTASXH

Thời gian đăng: 10/05/2021

lượt xem: 19798 | lượt tải:381
Thống kê
  • Đang truy cập514
  • Máy chủ tìm kiếm29
  • Khách viếng thăm485
  • Hôm nay67,374
  • Tháng hiện tại277,201
  • Tổng lượt truy cập26,455,588
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây