Đại biểu Quốc hội Bình Phước đề xuất xã hội hóa thi hành án hình sự trong một số lĩnh vực

Thứ hai - 19/11/2018 20:54
Để ngăn ngừa tái phạm tội điều tiên quyết là phải tạo điều kiện cho họ tái hòa nhập cộng đồng thông qua việc đào tạo nghề, giải quyết việc làm và chúng ta hoàn toàn có thể xã hội hóa bằng cơ chế chính sách. Đây là ý kiến của Phó trưởng đoàn ĐBQH Bình Phước Tôn Ngọc Hạnh tại hội trường Diên Hồng sáng nay (19-11) khi thảo luận về Luật Thi hành án hình sự (sửa đổi).
Luật Thi hành án hình sự (sửa đổi) nhằm bảo đảm thực thi Hiến pháp và bước quan trọng để thực hiện các luật Luật Hình sự, Luật Tố tụng hình sự, Luật Tạm giữ tạm giam đã được ban hành và đã có hiệu lực.

Tuy nhiên, qua thảo luận, Phó trưởng đoàn ĐBQH Bình Phước Tôn Ngọc Hạnh cho rằng các quy định về hỗ trợ dạy nghề và chuẩn bị các điều kiện cần thiết để tái hòa nhập thiếu tính cụ thể và khả thi. Đại biểu đề nghị thiết kế một tiểu mục riêng quy định về hỗ trợ tái hòa nhập công đồng: bao gồm chính sách, nội dung, phương pháp, hình thức, người phụ trách giúp đỡ đối tượng tái hòa nhập cộng đồng, chính sách đối với các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp có nhu cầu, nguyện vọng tham gia vào công tác giúp đỡ đối tượng tái hòa nhập cộng đồng.

Theo đó, cần quy định chính sách ưu tiên tạo điều kiện cho tổ chức, doanh nghiệp tham gia xây dựng các mô hình đào tạo nghề, giải quyết việc làm, mô hình giáo dục tâm lý, xây dựng các nguồn quỹ “tái hòa nhập cộng đồng”, hoặc nguồn quỹ “thắp sáng ước mơ hoàn lương”.  Khuyến khích các trung tâm, cơ sở sản xuất của tư nhân tham gia, chủ yếu nhận đối tượng người chấp hành xong án phạt tù vào học nghề và tạo làm việc cho họ. Theo đại biểu Hạnh vì họ là những người có cùng hoàn cảnh, dễ đồng cảm, chia sẻ với nhau, nếu được tập hợp vào một cơ sở tốt để rèn luyện giáo dục cũng hạn chế phần nào sự kỳ thị của xã hội đối với họ.

Đối với hình thức giám sát, giáo dục ở cộng đồng, đại biểu Tôn Ngọc Hạnh đề nghị cần quy định rõ lực lượng Công an là cơ quan thường trực phối hợp với các tổ chức chính trị xã hội để giúp đỡ, hỗ trợ các đối tượng hòa nhập cộng đồng dưới dạng các CLB “ước mơ hoàn lương” hay CLB “vì ngày mai tươi sáng”. CLB được hỗ trợ kinh phí duy trì sinh hoạt, tư vấn tâm lý cho các đối tượng thường xuyên định kỳ hàng tháng…

Về quy định của luật là giao trách nhiệm cho Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn quản lý, giám sát, giáo dục các đối tượng chấp hành án ngoài cộng đồng. Theo đại biểu Tôn Ngọc Hạnh là rất khó khả thi khi mà lực lượng cán bộ ở xã ít lại đang tiếp tục sắp xếp tinh giản theo Nghị quyết 18 của hội nghị trung ương 6, khóa XII. Mặc khác, luật quy định chọn một người chịu trách nhiệm quản lý một người chấp hành án ngoài cộng đồng. Nhiệm vụ của người quản lý này là theo dõi, báo cáo, giám sát gần như mọi hoạt động của người chấp hành án ngoài cộng đồng…thì càng không khả thi vì số lượng đối tượng này không nhỏ. Trong khi đó, theo Luật đặc xá (sửa đổi), thì ủy ban nhân dân các cấp cũng sẽ chịu trách nhiệm hỗ trợ, giúp đỡ người được đặc xá, người chấp hành xong án trở về địa phương tái hòa nhập cộng đồng, như vậy, áp lực càng nặng nề hơn.

Do vậy, đại biểu Tôn Ngọc Hạnh đề nghị cần làm rõ mô hình “1 người quản lý 1 đối tượng” như quy định trong dự thảo luật. Vì thực tế các đối tượng phạm tội chấp hành xong án phạt trở về địa phương, chính quyền hỗ trợ giám sát còn rất khó khăn và rất khó tiếp cận. Ngoài lực lượng công an, các hội đoàn thể, tổ chức CT- XH không dễ dàng tiếp cận được họ. Vì vậy, không thể bắt họ báo cáo hay làm theo yêu cầu của người quản lý, trong khi người quản lý này chẳng có thẩm quyền gì cụ thể.

Theo đại biểu Tôn Ngọc Hạnh, quản lý đối tượng chấp hành án ngoài cộng đồng nên giao lực lượng công an và quân sự ở xã, phường, thị trấn phụ trách. Các tổ chức chính trị xã hội thực hiện vai trò giám sát. Nếu xét thấy chúng ta quá tải, không đủ lực lượng để làm việc này thì nên quy định cơ chế xã hội hóa cho các tổ chức tư nhân thực hiện ở một số lĩnh vực trong việc tổ chức thi hành án hình sự như: đào tạo nghề, giải quyết việc làm, giám sát chấp hành án tại cộng động, giám sát thực hiện nghĩa vụ lao động công ích…

Dự thảo Luật Thi hành án hình sự (sửa đổi) trình Quốc hội tại kỳ họp này có 16 chương, 232 điều. So với Luật Thi hành án hình sự năm 2010, dự thảo Luật mở rộng thêm phạm vi điều chỉnh về thi hành quyết định tha tù trước thời hạn có điều kiện; về thi hành bản án, quyết định về đình chỉ hoạt động có thời hạn, đình chỉ hoạt động vĩnh viễn, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định đối với pháp nhân thương mại phạm tội…

Tác giả: Trần Thể

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Dang cs
quoc hoi
chinh phu
bp
hndn
cb
TUYEN GIAO
BAO BP

19/2023/LT

Lịch VPTU tuần thứ 19/2023

Thời gian đăng: 07/05/2023

lượt xem: 2076 | lượt tải:26

01/DSMT

Danh sách miễn thi ngoại ngữ, tin học CVC 2021

Thời gian đăng: 07/11/2021

lượt xem: 2453 | lượt tải:600

VB1111

Công văn V/v điều chỉnh, bổ sung lịch làm việc tuần 44

Thời gian đăng: 31/10/2021

lượt xem: 20622 | lượt tải:4465

8-HĐTNN

Số 08-HĐTNN

Thời gian đăng: 26/10/2021

lượt xem: 21225 | lượt tải:97601

số 16 /TB-QHTASXH

số 16 /TB-QHTASXH

Thời gian đăng: 10/05/2021

lượt xem: 19800 | lượt tải:384
Thống kê
  • Đang truy cập367
  • Máy chủ tìm kiếm23
  • Khách viếng thăm344
  • Hôm nay67,374
  • Tháng hiện tại299,697
  • Tổng lượt truy cập26,478,084
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây