Không để các khoản thu ngoài học phí trở thành nỗi bức xúc của phụ huynh học sinh

Thứ sáu - 16/11/2018 03:25
Tăng cường vai trò quản lý giáo dục hướng nghiệp, quan tâm ưu tiên nguồn lực, bảo đảm điều kiện chăm lo giáo dục mầm non, không để các khoản thu ngoài học phí là nỗi sợ, gây bức xúc cho phụ huynh học sinh là những nhóm vấn đề được Phó trưởng đoàn ĐBQH Bình Phước Tôn Ngọc Hạnh và đại biểu Phan Viết Lượng cho ý kiến trong phiên thảo luận sáng nay tại hội trường về dự án Luật Giáo dục (sửa đổi).
Luật Giáo dục trình Quốc hội tại kỳ họp này đã sửa đổi nhiều quy định không còn phù hợp, không khả thi, bổ sung nhiều quy định để điều chỉnh các vấn đề phát sinh, khắc phục những hạn chế, bất cập từ thực tiễn.

Luật cũng đã quy định giáo dục phổ thông được chia làm 2 giai đoạn: Giáo dục cơ bản và giáo dục định hướng nghề nghiệp, nhưng theo Phó Trưởng đoàn ĐBQH Bình Phước Tôn Ngọc Hạnh, các nội dung trong mục giáo dục phổ thông chưa được thể hiện rõ nội dung giáo dục định hướng nghề nghiệp. Do vậy, cần phải được quy định cụ thể trong chương trình giáo dục tổng thể của quốc gia.

Theo đại biểu Hạnh, ngoài mục tiêu phổ cập giáo dục thì mục tiêu đào tạo cuối cùng của chúng ta là mong muốn đối tượng tự tạo được việc làm và có việc làm, không bị thất nghiệp. Tuy vậy, chúng ta thực hiện công tác giáo dục hướng nghiệp với số tiết hướng nghiệp rất hình thức và quá ít, chỉ 9 tiết học trong một năm, cơ sở vật chất phục vụ cho giáo dục hướng nghiệp thiếu và rất hạn chế, tất cả các trường trong cả nước không có giáo viên phụ trách tư vấn hướng nghiệp, thậm chí là kiêm nhiệm cũng không có.

Trong khi xu hướng trọng bằng cấp vẫn còn tồn tại nặng nề, trong luật sửa đổi lần này đại biểu Hạnh đề nghị cần thể hiện được quan điểm, tư tưởng nâng cao nhận thức của xã hội và khẳng định với người học việc lựa chọn học nghề không phải là con đường cuối cùng, mà các em có thể học nghề, từ một người thợ, một người công nhân qua quá trình lao động rèn luyện, học tập nâng cao để có thể trở thành một người thầy, một chuyên gia trong từng ngành nghề, lĩnh vực.

Đại biểu Hạnh cũng nên một thực tế là thời gian qua, việc phân luồng định hướng giáo dục nghề nghiệp  nhưng chưa thực sự thành công, chưa làm thay đổi nhận thức của người học, tỷ lệ các em lựa chọn học nghề sau phân luồng rất thấp. Hiện nay, chúng ta chưa có các thông tin định hướng về các ngành, nghề mà xã hội đang cần hay dự báo về sự thiếu hụt của nguồn lao động. Vì vậy, vai trò định hướng của giáo dục hướng nghiệp của nhà nước cần được thể hiện rõ để can thiệp, điều tiết chung.

Đại biểu cho biết, các kênh thông tin hướng nghiệp khá đa dạng ở các trường đại học, trường nghề và được tuyên truyền rộng rãi trên mạng xã hội. Nhưng thực tế quá trình tư vấn hướng nghiệp của các trường bao giờ cũng giới thiệu tư vấn có lợi cho ngành nghề của trường tuyển sinh mà có thể thị trường lao động đã dư thừa, không cần đào tạo quá nhiều, nhưng áp lực tuyển sinh và duy trì sự phát triển của nhà trường trong điều kiện đẩy mạnh tự chủ sắp tới thì có thể sẽ tư vấn hướng nghiệp, giới thiệu không đầy đủ. Vì lý do trên, nhà nước cần phải tăng cường vai trò quản lý giáo dục hướng nghiệp và phải được quy định cụ thể trong luật.

Quan tâm ưu tiên nguồn lực cho giáo dục mầm non
Đánh giá cao việc bổ sung 2 nhóm chính sách liên quan đến miễn giảm học phí và nâng chuẩn trình độ giáo viên Mầm non vào dự thảo luật, song đại biểu Phan Viết Lượng đề nghị cần rà soát, cân đối ngân sách nhà nước, điều chỉnh cơ cấu chi hợp lý, quyết tâm thực hiện miễn học phí phổ cập giáo dục trước năm 2020 theo Nghị quyết 20 Trung ương.
hh
Đại biểu Phan Viết Lượng đề xuất ưu tiên nguồn lực cho giáo dục mầm non

Đại biểu Phan Viết Lượng đề nghị trước mắt ưu tiên nguồn lực, bảo đảm điều kiện chăm lo giáo dục mầm non, hỗ trợ người học thuộc diện chính sách, vùng dân tộc thiểu số, miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Bên cạnh đó, cần tăng cường quản lý nhà nước nhằm chấn chỉnh, xử lý nghiêm các vi phạm trong huy động, sử dụng tài chính đóng góp của các tổ chức, cá nhân cho phát triển giáo dục, không để các khoản thu ngoài học phí là nỗi sợ, gây bức xúc cho phụ huynh học sinh.

Về chính sách nâng chuẩn trình độ đối với giáo viên mầm non, đại biểu Phan Viết Lượng cho rằng đây là việc làm cần thiết, tuy vậy, việc chuẩn hóa đội ngũ không chỉ ở tiêu chí trình độ đào tạo, mà quan trọng là chất lượng đào tạo và năng lực phù hợp với vị trí việc làm của nhà giáo và phải có đánh giá tác động đối với các giáo viên đang công tác ở vùng xa vùng, dân tộc…

Đó là rà soát trong số giáo viên mầm non ở miền núi, vùng dân tộc và số người đã được đào tạo trình độ trung cấp sư phạm nhưng chưa được tuyển dụng và cần đánh giá tác động đối với 2 đối tượng này. Dự liệu giải pháp xử lý thích hợp trong trường hợp giáo viên mầm non trình độ trung cấp sư phạm công tác lâu năm, thực sự có năng lực, luôn được đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ nhưng vì lý do nào đó không tham gia bồi dưỡng đào tạo nâng chuẩn.

Theo đại biểu Phan Viết Lượng, xã hội hóa trong giáo dục đem lại kết quả bước đầu nhưng cũng để lại nhiều hệ lụy. Vì vậy, cần quy định nguyên tắc về điều kiện hoạt động xã hội hóa trong các cơ sở giáo dục. Giao trách nhiệm chính cho chính quyền địa phương, không để nhà trường tham gia sâu vào hoạt động này làm ảnh hưởng đến môi trường giáo dục và chất lượng giáo dục.

Về quản lý nhà nước về giáo dục, đại biểu Phan Viết Lượng đề xuất cần quy định rõ trách nhiệm của cơ quan Trung ương, địa phương chủ trì, chịu trách nhiệm chính đối với các nhiệm vụ có tính đặc thù như việc tuyển chọn, sử dụng đội ngũ giáo viên, việc quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước dành cho giáo dục. Việc làm này nhằm bảo đảm sự chủ động, sáng tạo, kỷ cương, kỷ luật, dân chủ trong nhà trường, thực hiện tốt việc bảo vệ quyền lợi của người học, người dạy và xây dựng trường học thân thiện, lành mạnh.

Tiếp thu ý kiến đại biểu, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo Phùng Xuân Nhạ cho biết Bộ sẽ nghiên cứu thấu đáo đánh giá tác động đến các đối tượng. Đồng thời, chỉ đạo một nhóm nghiên cứu về triết lý giáo dục trong mục tiêu và nguyên lý giáo dục để có định hướng trong chỉ đạo hoàn thiện dự thảo luật trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 7./.

Tác giả: Trần Thể

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Dang cs
quoc hoi
chinh phu
bp
hndn
cb
TUYEN GIAO
BAO BP

19/2023/LT

Lịch VPTU tuần thứ 19/2023

Thời gian đăng: 07/05/2023

lượt xem: 2076 | lượt tải:26

01/DSMT

Danh sách miễn thi ngoại ngữ, tin học CVC 2021

Thời gian đăng: 07/11/2021

lượt xem: 2453 | lượt tải:600

VB1111

Công văn V/v điều chỉnh, bổ sung lịch làm việc tuần 44

Thời gian đăng: 31/10/2021

lượt xem: 20622 | lượt tải:4465

8-HĐTNN

Số 08-HĐTNN

Thời gian đăng: 26/10/2021

lượt xem: 21225 | lượt tải:97601

số 16 /TB-QHTASXH

số 16 /TB-QHTASXH

Thời gian đăng: 10/05/2021

lượt xem: 19800 | lượt tải:384
Thống kê
  • Đang truy cập220
  • Máy chủ tìm kiếm19
  • Khách viếng thăm201
  • Hôm nay67,374
  • Tháng hiện tại297,937
  • Tổng lượt truy cập26,476,324
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây