Đổi mới công tác tham mưu Tỉnh ủy  trên lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội

Thứ tư - 21/08/2024 02:53
Công tác tham mưu về lĩnh vực phát triển kinh tế- xã hội luôn giữ vai trò quan trọng, gắn bó hữu cơ với vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, giúp Đảng nắm tình hình, phân tích, dự báo, đưa ra các chủ trương, giải pháp lãnh đạo toàn diện các mặt đời sống kinh tế, xã hội, lãnh đạo sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đổi mới đất nước, góp phần nâng cao năng lực, uy tín của Đảng, củng cố và giữ vững niềm tin của Nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng và cấp ủy các cấp.
caydieu 1348
Cây điều Bình Phước
Vai trò của công tác tham mưu về lĩnh vực phát triển kinh tế- xã hội
Công tác tham mưu có thể hiểu là việc hiến kế, kiến nghị, đề xuất, đưa ra các ý tưởng, phương pháp, giải pháp có cơ sở khoa học, các sáng kiến, những dự báo chiến lược, sách lược và các phương án tối ưu cho cơ quan cấp trên, thủ trưởng cơ quan, đơn vị trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch công tác ngắn hạn, dài hạn, với mục đích đạt kết quả cao nhất

Qua gần 40 năm đổi mới và phát triển đất nước, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có những bước phát triển mạnh mẽ; kinh tế vĩ mô ngày càng ổn định vững chắc hơn, cơ cấu kinh tế bước đầu chuyển dịch sang chiều sâu, quy mô nền kinh tế tăng lên, chất lượng tăng trưởng được cải thiện; vị thế của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới ngày càng được nâng cao. Đạt được thành tựu này trước hết là nhờ chủ trươngđường lối, chính sách đúng đắn của Đảng, Nhà nước, vai trò chỉ đạo, điều hành hiệu quả của Chính phủ. Đồng thời cũng minh chứng cho vai trò quan trọng của công tác tham mưu, gắn bó hữu cơ với vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, giúp Đảng nắm tình hình, phân tích, dự báo, đưa ra các chủ trương, giải pháp lãnh đạo toàn diện về kinh tế, xã hội.

Ở cấp Trung ương, các cơ quan tham mưu của Đảng là tham mưu cấp chiến lược, giúp Trung ương hoạch định đường lối, chủ trương xây dựng đất nước; cung cấp các luận cứ lý luận, thực tiễn phục vụ quá trình hoạch định chủ trương, đường lối của Đảng… Ở địa phương, các cơ quan tham mưu thuộc cấp ủy cấp tỉnh tham mưu cụ thể hóa, tổ chức thực hiện trong thực thực tiễn; tham mưu xây dựng, ban hành cơ chế, chính sách có tính chất đặc thù để khai thác tiềm năng, thế mạnh của từng vùng phục vụ sự phát triển kinh tế- xã hội địa phương.

Theo Quy định số 04-QĐi/TW ngày 25/7/2018, Quy định số 137-QĐ/TW ngày 01/12/2023 của Ban Bí thư Trung ương ĐảngVăn phòng Tỉnh ủy là cơ quan tham mưu, giúp việc Tỉnh ủy mà trực tiếp, thường xuyên là Thường trực, BTV Tỉnh ủy trong phối hợp nghiên cứu, đề xuất chủ trương, chính sách thuộc lĩnh vực kinh tế - xã hội; thẩm định, thẩm tra các đề án, văn bản thuộc lĩnh vực kinh tế - xã hội trước khi trình Thường trực, BTV Tỉnh ủy, Ban Chấp hành; tổng hợp tình hình thực hiện chủ trương, nghị quyết, quy định của Trung ương, của Tỉnh ủy phục vụ sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy; tham gia ý kiến với cơ quan Nhà nước trong việc cụ thể hóa chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Các Ban xây dựng đảng Tỉnh ủy (Ban Tuyên giáo, Ban Dân vận, Ban Tổ chức, Ban Nội chính, Cơ quan UBKT Tỉnh ủy) theo chức năng, nhiệm vụ phối hợp tham mưu công tác tuyên truyền, phổ biến, cụ thể hóa và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân trong triển khai thực hiện các chủ trương, nghị quyết, chương trình, đề án phát triển kinh tế- xã hội ở địa phương; tham mưu tổ chức, bộ máy, biên chế, kiểm tra, giám sát, phòng chống tham nhũng, tiêu cực trên lĩnh vực kinh tế, xã hộitổng kết thực tiễn, rút kinh nghiệm và đổi mới, nâng cao chất lượng công tác tham mưu vv… Như vậy, đối với lĩnh vực kinh tế, xã hội, Văn phòng Tỉnh ủy là cơ quan tham mưu trực tiếp cho cấp ủy. Xác định rõ vai trò, trách nhiệm, Văn phòng và các ban xây dựng Đảng Tỉnh ủy Bình Phước luôn nỗ lực không ngừng đổi mới, chủ động tham mưu theo chức năng, nhiệm vụ,góp phần cùng với Đảng bộ tỉnh hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đã đề ra trong các kỳ Đại hội Đảng các cấp.
duong hoa 1 1707354631884583669859
Đường hoa ngày Tết Bình Phước năm 2024 nhìn từ trên cao
Kết quả công tác tham mưu về lĩnh vực phát triển kinh tế- xã hội
Trên cơ sở các mục tiêu, định hướng phát triển kinh tế- xã hội đề ra trong Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030, Nghị quyết Đại hội XI Đảng bộ tỉnh, Văn phòng Tỉnh ủy đã chủ động phối hợp các cơ quan, đơn vị liên quan tham mưu Tỉnh ủy xây dựng Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, trong đó xác định rõ lĩnh vực đột phá trong nhiệm kỳ, những nội dung, dự án trọng điểm về phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh để ưu tiên bố trí nguồn lực thực hiện; tham mưu ban hành hơn100 chủ trương, nghị quyết, chỉ thị, kết luận … về phát triển kinh tế - xã hội và được tích hợp vào Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 nhằm tạo khung pháp lý quan trọng, sự thống nhất về nhận thức và hành động, quyết tâm đưa Bình Phước chuyển từ vị trí “dự trữ phát triển” thành một động lực phát triển thực sự trong vùng Đồng Nam Bộ. 

Nhiều chủ trương, nghị quyết quan trọng đã tác động tích cực đến tình hình phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh như: Nghị quyết tái cơ cấu ngành nông nghiệpphát triển văn hóachuyển đổi số; Chương trình hành động thực hiện nghị quyết của Đảng về phát triển đô thị, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất; Kết luận về phát triển kết cấu hạ tầng giao thôngChính sách khuyến khích và ưu đãi đầu tư trên địa bàn tỉnh; Chỉ thị về cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính…

Công tác tham mưu xây dựng, ban hành văn bản được đổi mới, chất lượng được nâng lên, bảo đảm bám sát định hướng của Trung ương và thực tiễn của địa phương; có đánh giá thực trạng, phân tích khoa học, đảm bảo có tính định hướng và dự báo cao; nội dung mang tính bao quát, toàn diện và được gửi lấy ý kiến rộng rãi các cấp, các ngành liên quan do vậy khi triển khai vào thực tiễn đều đảm bảo tính khả thi; đồng thời đề ra chỉ tiêu, lộ trình thực hiện các mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp đề ra.

Đến năm 2023 quy mô kinh tế Bình Phước đạt 54.894 tỷ đồng, tăng 43,7 lần so với năm 1997, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân trong giai đoạn 2011-2020 đạt 7,3%; giai đoạn 2021-2023, mặc dù bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19 và suy thoái kinh tế toàn cầu, nhưng mức tăng trưởng của tỉnh vẫn đạt 7,92%, cao hơn so với mức tăng chung của cả nước. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, năm 2023 tỷ trọng khu vực nông- lâm nghiệp và thủy sản chiếm 23,84%, khu vực công nghiệp - xây dựng chiếm 43,38%, khu vực dịch vụ chiếm 32,78%; các thiết chế văn hóa, xã hội đáp ứng nhu cầu cơ bản của nhân dân; nâng cao đời sống Nhân dân, GRDP bình quân đầu người đạt 93,94 triệu đồng, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 0,4% so với tổng số hộ dân của tỉnh. 


Việc bố trí kế hoạch vốn đầu tư công, phân bổ ngân sách hàng năm, các chương trình, dự án trọng điểm của tỉnh thuộc thẩm quyền của cấp ủy cho ý kiến, Văn phòng Tỉnh ủy đều chủ động phối hợp với Văn phòng UBND tỉnh, các Ban của HĐND tỉnh thẩm định, thẩm tra về yêu cầu, phạm vi, quy trình, thẩm quyền; hồ sơ, nội dung đảm bảo phù hợp với các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, Quy chế làm việc của Tỉnh ủy. Các báo cáo thẩm định, thẩm tra là một kênh thông tin quan trọng, làm cơ sở để cấp ủy nắm vấn đề, các quy định có liên quan, xem xét thảo luận, cho chủ trương, cho ý kiến.

Các Ban xây dựng đảng Tỉnh ủy theo chức năng, nhiệm vụ phối hợp tham mưu công tác tuyên truyền, phổ biến kịp thời các chủ trương, quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; phát động các phong trào thi đua, huy động nguồn lực xã hội tham gia thực hiện. Hàng năm, Cơ quan UBKT Tỉnh ủy tham mưu xây dựng chương trình, kế hoạch kiểm tra, giám sát, trong đó có nội dung kiểm tra, giám sát lĩnh vực kinh tế, xã hội. Ban Nội chính Tỉnh ủy tham mưu, đề xuất các vụ việc, vụ án nghiêm trọng lĩnh vực kinh tế, xã hội đưa vào diện Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh theo dõi, chỉ đạo các cơ quan chức năng điều tra, kết luận, xử lý nghiêm theo quy định, nhằm nâng cao nhận thức, tuân thủ đúng pháp luật, các quy định trong hoạch định và thực hiện các chủ trương, chính sách, chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Định kỳ tham mưu sơ, tổng kết việc thực hiện để rút kinh nghiệm và đề ra giải pháp cho giai đoạn tiếp theo; kịp thời phát hiện những bất cập, vướng mắc, những sơ hở trong chính sách, quy định để kiến nghị, đề xuất cấp có thẩm quyền xem xét, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới cho phù hợp với thực tiễn.

Để đảm bảo cơ sở vật chất, điều kiện làm việc, Văn phòng Tỉnh ủy đã tham mưu Tỉnh ủy đầu tư hạ tầng công nghệ thông tin, ứng dụng các phần mềm phục vụ công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, trong quản lý hồ sơ, phát hành, gửi nhận văn bản, các hoạt động tác nghiệp của các cơ quan tham mưu Tỉnh ủy đều thực hiện trên môi trường mạng; những thông tin, dữ liệu về kinh tế, xã hội được chia sẻ, kết nối liên thông giữa các cấp, các ngành, tạo điều kiện cho việc khai thác thông tin, nghiên cứu, chủ động tham mưu theo chức năng, nhiệm vụ.

Khó khăn và các vấn đề thực tiễn đặt ra
Bên cạnh những kết quả đạt được, so với yêu cầu nhiệm vụ thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế hiện nay, công tác tham mưu lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội của các cơ quan tham mưu Tỉnh ủy Bình Phước còn bộc lộ một số tồn tại, hạn chế; nhiều nội dung chất lượng thẩm định, thẩm tra chưa cao, nhất là những nội dung đòi hỏi sự am hiểu sâu về chuyên môn kỹ thuật (quản lý đất đai, xây dựng, quy hoạch, tài chính, ngân sách…), nhưng đội ngũ cán bộ, công chức các cơ quan tham mưu Tỉnh ủy chưa được đào tạo bài bản về lĩnh vực này. 

Hệ thống pháp luật, quy định vẫn còn có sự thiếu tính đồng bộ, thiếu tính thống nhất, còn chồng chéo, mâu thuẫn; một số quy định vẫn còn chưa được cụ thể hóa và chưa phù hợp với thực tiễn. Do vậy công tác tham mưu còn gặp nhiều khó khăn khi các phương án lựa chọn phù hợp với quy định này lại có thể mâu thuẫn với quy định khác. Chất lượng đội ngũ cán bộ công chức tham mưu lĩnh vực kinh tế, xã hội của các cơ quan Đảng ở địa phương tuy đã được nâng lên, song tính chuyên nghiệp chưa cao; khả năng phân tích - dự báo, nghiên cứu lý luận - tổng kết thực tiễn của một số cán bộ công chức còn có mặt hạn chế, có lúc còn thiếu nhạy bén, chủ động trong tham mưu, đề xuất, vận dụng chủ trương, chính sách, khả năng hợp tác và phong cách làm việc còn chậm đổi mới. 
50241333pmanhjpg
Việc phục dựng lễ hội mừng lúa mới của đồng bào S’Tiêng tại huyện Bù Đăng nhằm góp phần bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Ảnh: Hồng Ánh
Tiếp tục đổi mới công tác tham mưu về lĩnh vực phát triển kinh tế- xã hội
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, sự phát triển của trí tuệ nhân tạo, đang làm thay đổi nhanh chóng các lực lượng, phương thức sản xuất, thay đổi mô hình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và mối quan hệ liên kết, hợp tác phát triển. Để thích ứng và tận dụng các cơ hội phát triển của hội nhập quốc tế, chuyển đổi số đem lại, đòi hỏi công tác tham mưu trên lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội của các cơ quan tham mưu Tỉnh ủy cần phải thực hiện đồng bộ các giải pháp đổi mới nâng cao chất lượng tham mưu, hiện thực hóa các mục tiêu phát triển Bình Phước theo Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, cùng với cả nước đạt được mục tiêu, yêu cầu phát triển đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Trong đó tập trung một số nội dung sau:

Một là, tiếp tục nhận thức đúng về vị trí, vai trò quan trọng của công tác tham mưu luôn gắn bó hữu cơ với vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và cấp ủy; Đảng lãnh đạo toàn diện tất cả các lĩnh vực, trong đó lãnh đạo phát triển kinh tế đóng vai trò trung tâm, lãnh đạo phát triển văn hóa xã hội là nền tảng. Do đó, Đảng và cấp ủy các cấp lãnh đạo công tác tham mưu, xây dựng tổ chức, bộ máy, đội ngũ cán bộ làm tham mưu phát triển kinh tế - xã hội.

Cấp ủy cấp tỉnh xác định những vấn đề lớn, các chương trình, dự án trọng điểm phát triển kinh tế- xã hội; nâng cao nhận thức của các cấp ủy, cơ quan, đơn vị, địa phương về vị trí, vai trò của công tác tham mưu là làm sao hiện thực hóa được các mục tiêu của Đảng về phát triển kinh tế- xã hội, đặc biệt là các mục tiêu về cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, hoàn thành các đột phá chiến lược về phát triển kết cấu hạ tầng, phát triển nguồn nhân lực; nâng cao năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh của các doanh nghiệp, sản phẩm hàng hóa trên thị trường trong và ngoài nước... Đây là trọng trách nặng nề của các cơ quan tham mưu thuộc Tỉnh ủy, không chỉ mang lại chất lượng cuộc sống cho người dân, củng cố niềm tin của Nhân dân mà còn quyết định chất lượng, hiệu quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy.


Hai là, nghiên cứu, tham mưu, đề xuất hoàn thiện hệ thống các quy định của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước về lĩnh vực kinh tế, xã hội; cơ chế phối hợp, hướng dẫn, hỗ trợ giữa các cơ quan tham mưu ở Trung ương với cơ quan tham mưu thuộc Tỉnh ủy; giữa các cơ quan tham mưu thuộc Tỉnh ủy với các cơ quan tham mưu của Chính quyền, với MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội cùng cấp trong tham mưu lĩnh vực kinh tế- xã hội. Việc hoàn thiện cơ chế phối hợp, hướng dẫn, hỗ trợ giữa các cơ quan tham mưu ở Trung ương với địa phương và giữa các cơ quan tham mưu ở địa phương, kết hợp với chế độ cộng tác viên, chuyên gia, hội thảo khoa học trong công tác tham mưu về kinh tế - xã hội, sẽ hình thành sự liên thông, gắn bó giữa nghiên cứu lý luận với thực tiễn; giữa tham mưu hoạch định chính sách, đường lối ở Trung ương với tham mưu cụ thể hóa và tổ chức thực hiện chủ trương, đường lối ở địa phương.

Ba là, tiếp tục hoàn thiện tổ chức bộ máy, biên chế đối với công tác tham mưu lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội. Quy định số 137-QĐ/TW của Ban Bí thư quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy các cơ quan tham mưu thuộc Tỉnh ủy. Ở cấp tỉnh không có Ban Kinh tế, Văn phòng Tỉnh ủy cũng không có Phòng Kinh tế nên việc nghiên cứu chuyên sâu để tham mưu, đề xuất chính sách, thẩm định, thẩm tra các nội dung, chương trình, dự án quan trọng của địa phương cũng gặp không ít khó khăn về cơ chế, thẩm quyền, khả năng tiếp cận thông tin… Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn: “Muôn việc thành công hoặc thất bại, đều do cán bộ tốt hoặc kém”, do đó cần tiếp tục cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, gắn với vị trí việc làm, xây dựng và thực hiện được khung tiêu chí, tiêu chuẩn cán bộ công chức tham mưu, cơ cấu lực lượng hợp lý giữa bộ phận, nhất là bộ phận thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu chuyên sâu, đề xuất, thẩm định, thẩm tra, kiểm tra, giám sát, phòng chống tham nhũng đối với lĩnh vực kinh tế- xã hội; bố trí, sử dụng cán bộ, công chức phù hợp giữa các độ tuổi, đi đôi với  đào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu về chuyên môn, kỹ năng theo từng nhóm chức danh, vị trí việc làm, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đặt ra trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghệ 4.0 và xu thế toàn cầu hóa.

Bốn là, ứng dụng mạnh mẽ khoa học công nghệ trong quản lý, đầu tư trang bị hạ tầng số, xây dựng cơ sở dữ liệu số một cách khoa học, có tính hệ thống, kết nối giữa các ngành, các cấp, đi đôi với đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng trí tuệ nhân tạo… Đồng thời, thực hiện số hóa công tác lãnh đạo, chỉ đạo; quy trình hóa việc phân công, giao việc, kiểm soát việc, nhắc việc, đánh giá kết quả, đảm bảo đúng nguyên tắc, đúng thời hạn…; có hướng dẫn thống nhất trong hệ thống Văn phòng cấp ủy cấp tỉnh về phương pháp, cách thức thẩm định, thẩm tra các nội dung trước khi trình cấp ủy. Như vậy sẽ không sót việc, trễ hạn và có căn cứ khoa học để đánh giá năng lực tham mưu, mức độ hoàn thành nhiệm vụ của các cơ quan, cán bộ công chức tham mưu. Qua đó cũng nâng cao năng lực xử lý công việc, năng lực phân tích, dự báo, từ đó nâng cao chất lượng tham mưu, đề xuất việc cụ thể hóa chủ trương, đường lối của Đảng, thực thi pháp luật, quy định của Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội.

Năm là, đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát, phòng chống tham nhũng, tiêu cực trên lĩnh vực kinh tế, xã hội. Cần nhận thức đúng quan điểm của Đảng về mục đích của công tác kiểm tra, giám sát, đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực lấy phòng ngừa là chính; qua kiểm tra, giám sát kịp thời phát hiện những nhân tố mới để nhân rộng, kiến nghị khắc phục tồn tại hạn chế, chấn chỉnh những vi phạm; phát hiện từ sớm, xử lý từ đầu, không để vi phạm nhỏ tích tụ thành sai phạm lớn; sai phạm lớn, nghiêm trọng thì phải điều tra, xử lý nghiêm minh. Có sự trao đổi, chia sẻ thông tin, phối hợp chặt chẽ giữa kiểm tra, giám sát của Đảng với thanh tra, kiểm toán của Nhà nước, giám sát của các cơ quan dân cử và điều tra, truy tố, xét xử của các cơ quan bảo vệ pháp luật để nâng cao hiệu lực, hiệu quả, tránh chồng chéo, trùng lặp, gây lãng phí nguồn lực, không hiệu quả. Từ đó nâng cao tính răn đe, giáo dục, cảnh báo, đồng thời siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính, tránh lợi ích nhóm, tham nhũng trong xây dựng, thực thi các chủ trương, chính sách, quy định trên lĩnh vực kinh tế, xã hội.


Sáu là, đổi mới, nâng cao chất lượng công tác sơ kết, tổng kết các chủ trương, chính sách về phát triển kinh tế- xã hội; nghiên cứu có quy trình, quy định cụ thể về cấp thực hiện; hình thức, thời gian sơ kết, tổng kết; chế độ kiểm tra, giám sát… nội dung báo cáo sơ kết, tổng kết ngắn gọn, tập trung vào các vấn đề cơ bản, cốt lõi trong việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp; thẳng thắn chỉ ra những hạn chế, khuyết điểm và nguyên nhân để có biện pháp khắc phục; tăng cường các thông tin định lượng thông qua các bảng biểu, phụ lục nhằm cung cấp thông tin, số liệu so sánh giữa các kỳ, cơ cấu, tỷ trọng các chỉ tiêu… qua đó có cái nhìn tổng thể về xu hướng phát triển để rút ra những bài học kinh nghiệm, những mô hình hay, rút ra được những vấn đề mang tính lý luận để góp phần bổ sung, phát triển lý luận về chủ trương, định hướng phát triển kinh tế - xã hội.

Tác giả: An Nhiên

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Dang cs
quoc hoi
chinh phu
bp
hndn
cb
TUYEN GIAO
BAO BP

19/2023/LT

Lịch VPTU tuần thứ 19/2023

Thời gian đăng: 07/05/2023

lượt xem: 2075 | lượt tải:26

01/DSMT

Danh sách miễn thi ngoại ngữ, tin học CVC 2021

Thời gian đăng: 07/11/2021

lượt xem: 2450 | lượt tải:599

VB1111

Công văn V/v điều chỉnh, bổ sung lịch làm việc tuần 44

Thời gian đăng: 31/10/2021

lượt xem: 20619 | lượt tải:4464

8-HĐTNN

Số 08-HĐTNN

Thời gian đăng: 26/10/2021

lượt xem: 21223 | lượt tải:97579

số 16 /TB-QHTASXH

số 16 /TB-QHTASXH

Thời gian đăng: 10/05/2021

lượt xem: 19798 | lượt tải:381
Thống kê
  • Đang truy cập274
  • Máy chủ tìm kiếm28
  • Khách viếng thăm246
  • Hôm nay57,871
  • Tháng hiện tại261,533
  • Tổng lượt truy cập26,439,920
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây