Bình Phước là một trong những cái nôi của phong trào cách mạng giải phóng dân tộc. Đây là tỉnh có 41 dân tộc anh em từ khắp mọi miền của Tổ quốc đến sinh sống, lập nghiệp, tạo nên một nền văn hóa hội tụ, giao thoa, thống nhất trong đa dạng và có sự kết hợp hài hòa văn hóa truyền thống của các dân tộc từ nhiều vùng, miền trong cả nước. Nơi đây, nhiều địa danh, di tích lịch sử và chiến công vang dội đã đi vào lịch sử dân tộc, trở thành niềm tự hào của Đảng bộ, Nhân dân Bình Phước.
Xây dựng đội ngũ văn nghệ sĩ lớn mạnh, trí tuệ, bản lĩnh
Năm 2006, Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh mới được thành lập, lúc đầu chỉ có 3 chi hội, với 61 hội viên, hoạt động gặp rất nhiều khó khăn. Qua quá trình phấn đấu, trưởng thành đến nay, Hội Văn học nghệ thuật có 281 hội viên thuộc các lĩnh vực. Hội đã phát triển được 20 hội viên thuộc các hội chuyên ngành TW: Hội Nhạc sỹ Việt Nam có 07 hội viên; Hội Mỹ thuật Việt Nam có 06 hội viên; Hội Nghệ sỹ Nhiếp ảnh Việt Nam có 01 hội viên; Hội Nhà văn Việt Nam có 01; Hội Nghiên cứu Văn nghệ Dân gian Việt Nam có 03 hội viên; Hội các Dân tộc thiểu số Việt Nam có 02 hội viên.Trong quá trình hoạt động, Hội luôn bám sát sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Uỷ ban toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam. Hội đã tổ chức nhiều hoạt động kịp thời, ý nghĩa đáp ứng yêu cầu phục vụ nhiệm vụ chính trị ở địa phương và từng bước đáp ứng nhu cầu hưởng thụ Văn học nghệ thuật của công chúng. Từ sự nhận thức toàn diện, sâu sắc này cùng với kết quả đổi mới tư duy để phát triển văn học nghệ thuật trong thời kỳ mới, trong những năm qua, với sự quan tâm, đầu tư của Đảng, Nhà nước, đội ngũ văn nghệ sĩ không ngừng lớn mạnh về số lượng lẫn chất lượng; bộ máy quản lý văn học nghệ thuật của tỉnh từng bước được kiện toàn, giúp cho lĩnh vực văn hóa, nhất là đời sống văn học nghệ thuật của người dân ngày càng phong phú đa dạng hơn. Đội ngũ sáng tác văn học nghệ thuật có tâm, có tầm, có trách nhiệm đã có những đóng góp quan trọng vào việc phát triển sự nghiệp văn hóa trên địa bàn tỉnh. Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Mạnh Cường tặng hoa cho các nghệ sĩ biểu diễn tại chương trình gặp mặt văn nghệ sĩ đầu xuân năm 2024
Đồng hành cùng sự nghiệp văn học nghệ thuật, Tạp chí Văn nghệ Bình Phước luôn nỗ lực phấn đấu từng bước đưa Tạp chí ngày càng phát triển vững chắc. Đảm bảo tuyên truyền phục vụ nhiệm vụ chính trị kịp thời và đảm trách diễn đàn văn nghệ đáp ứng thị hiếu độc giả. Để đáp ứng nhu cầu của bạn đọc, nhằm cung cấp thông tin một cách nhanh, nhạy và kịp thời về vấn đề tuyên truyền phục vụ nhiệm vụ chính trị và giới thiệu, quảng bá các tác phẩm văn học nghệ thuật, đoàn kết văn nghệ sĩ, phát hiện tài năng sáng tác văn học nghệ thuật. Tạp chí Văn nghệ Bình Phước có nhiều tác phẩm đạt giải báo chí tỉnh Bình Phước do Hội Nhà báo tỉnh tổ chức. Thực hiện số phát hành gắn với chủ đề kỷ niệm các ngày lễ trọng đại của đất nước và của địa phương. Duy trì chuyên mục chống “Diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực Văn học Nghệ thuật, Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh...Những kết quả đạt được trong lĩnh văn học nghệ thuậtNhững năm qua, Cuộc thi sáng tác, quảng bá tác phẩm văn học nghệ thuật, báo chí chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” do Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì tổ chức, đã được đội ngũ văn nghệ sĩ tích cực tham gia, có 12 Hội viên Hội Văn học Nghệ thuật đạt giải, hội Văn học Nghệ thuật giới thiệu tác giả Bùi Thị Biên Linh và nhóm tác giả Trần Huyền Tâm, Vương Trọng, Nguyễn Đăng Khoa… trao tặng 266 đầu sách cho Thư viện tỉnh Bình Phước. Năm 2021, Hội giới thiệu 6 hội viên trao tặng 187 cuốn sách (30 đầu sách) cho Thư viện tỉnh Bình Phước góp phần cung cấp thêm cho Thư viện nguồn tài liệu, đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, học tập của độc giả trong tỉnh. Gửi tác phẩm tham dự xét Giải thưởng Văn học Nghệ thuật về đề tài Hải quân giai đoạn 2016-2020 gồm 69 tác phẩm, trong đó: Ghi chép 05, Tản văn 03, Ký sự 01, Thơ 37, Nhạc 03, Mỹ thuật 16, Nhiếp ảnh; giải thưởng Văn học Nghệ thuật tỉnh Bình Phước 5 năm tổ chức xét giải 1 lần (giai đoạn 2017-2022), hội viên Hội Văn học nghệ thuật tỉnh đã có 82 tác phẩm, công trình Văn học nghệ thuật của 45 tác giả, nhóm tác giả đạt giải. Kết quả 21 tác phẩm, cụm tác phẩm đạt giải. Cụ thể, về chuyên ngành Văn học không có giải A, 1 giải B, 2 giải C, 3 giải khuyến khích; lĩnh vực Âm nhạc không có giải A, 1 giải B, 2 giải C, 4 giải khuyến khích; lĩnh vực Mỹ thuật 1 giải A, 2 giải B, 2 giải C, 1 giải khuyến khích; lĩnh vực Nhiếp ảnh không có giải A, B và C, 2 giải khuyến khích. Các hội viên đã có nhiều tác phẩm, đầu sách được giới thiệu đến với công chúng và cộng tác đắc lực cho Tạp chí Văn nghệ Bình Phước và các cơ quan báo chí ở địa phương và Trung ương. Hàng năm, chi hội đều có hội viên xuất bản đầu sách. Tiêu biểu như nhà văn Ngô Thị Ngọc Diệp, nhà văn Bùi Thị Biên Linh, nhà thơ Vương Thu Thủy, … Có thể khẳng định, những đầu sách xuất bản của hội viên Chi hội Văn học có giá trị, góp phần vào sự phát triển nền Văn học Nghệ thuật tỉnh nhà. Hàng năm, Hội đều tổ chức lễ hội Nguyên tiêu, chương trình lễ hội đều được đổi mới, sinh động, hấp dẫn thu hút hàng trăm lượt người đến xem và được phát sóng nhiều lần trên Đài Phát thanh Truyền hình và Báo Bình Phước. Nhằm nâng cao nhận thức chính trị và kỹ năng sáng tác, thông tin tình hình văn học nghệ thuật trong và ngoài nước, Hội Văn học nghệ thuật thường xuyên phối hợp với các ngành liên quan tổ chức nhiều buổi báo cáo chuyên đề về“Tình hình thời sự” và “Văn học nghệ thuật trong thời kì mới” cho đội ngũ văn nghệ sĩ; tổ chức các đợt sáng tác có đông đủ hội viên tham gia Trại sáng tác và hoạt động của Hội Mỹ thuật Việt Nam và Hội nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam tổ chức triển lãm khu vực VII (Đông Nam bộ)... Có nhiều thể loại và tác phẩm xuất sắc được tặng thưởng các giải văn học nghệ thuật ở địa phương, khu vực và Trung ương. Hội đã chủ động, sáng tạo trong việc tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích cho đội ngũ văn nghệ sĩ, trong đó Chi hội Nghiên cứu Văn nghệ dân gian hoàn thành nghiệm thu đề tài khoa học “Nghiên cứu, ứng dụng kết quả các Đề tài cấp tỉnh của Bình Phước về văn hóa dân tộc S’tiêng”. Đây là việc làm cần thiết, góp phần hạn chế nguy cơ mai một những nét văn hóa truyền thống của cộng đồng người S’tiêng. Đồng thời, tạo ra một ấn phẩm cung cấp thông tin một cách hệ thống, đầy đủ như một cẩm nang về bản sắc văn hóa độc đáo của cộng đồng người S’tiêng trên địa bàn tỉnh. Tác phẩm “Văn hóa dân tộc S’tiêng Bình Phước” của nhóm tác giả: Phạm Hữu Hiến và Ngô Hà đạt Giải A Giải thưởng Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam và đã được Chủ tịch UBND tặng Bằng khen… Đã tổ chức thành công cuộc thi, liên hoan sáng tác văn học nghệ thuật cấp khu vực, như: cuộc thi sáng tác, quảng bá tác phẩm văn học nghệ thuật, báo chí chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; Cuộc thi tìm hiểu về truyền thuyết Núi Bà Rá; Cuộc thi sáng tác về Nhân vật điển hình tiêu biểu tỉnh; cuộc thi sáng tác tranh hội họa về các điển hình tiên tiến, gương “ Người tốt, việc tốt”… Khen thưởng các cá nhân có nhiều thành tích xuất sắc trong xây dựng, sáng tác văn học nghệ thuật
Việc đi thực tế sáng tác đã giúp cho văn nghệ sĩ tiếp cận người thật, việc thật một cách hiệu quả, thiết thực, phản ánh trung thực đời sống xã hội. Do đó, Hội đã tổ chức cho 275 người gồm lãnh đạo, hội viên tham dự 25 đợt đi thực tế tập huấn, sáng tác do Trung ương và địa phương tổ chức. Các sản phẩm Văn học Nghệ thuật ngày càng đa dạng, phong phú về đề tài, chủ đề, phong cách… Công tác lý luận phê bình được khởi động, dẫn dắt hoạt động sáng tác tốt hơn. Làm tốt công tác phát triển hội viên, quan tâm, giúp đỡ hội viên cao tuổi. Giao lưu, trao đổi kinh nghiệm với tỉnh bạn được tăng cường. Tham gia nhiều cuộc thi, triển lãm, hội diễn… Mang về nhiều giải thưởng cao, góp tiếng nói chung của Văn học Nghệ thuật Bình Phước với khu vực và cả nước.Bên cạnh những kết quả đạt được, Hội còn bộc lộ một số hạn chế cần khắc phục, đó là: Hoạt động của đội ngũ văn nghệ sĩ chưa đồng đều; Chất lượng tác phẩm chưa nhiều và ít tác phẩm nổi trội. Tác phẩm đạt giải còn ít, còn thiếu những tác phẩm có chiều sâu, có giá trị, tác phẩm về đề tài lịch sử, dân tộc; Tính chuyên nghiệp chưa cao. Lực lượng sáng tác lớn tuổi đã từng trải nghiệm, có độ chín nhưng ít có sự đột phá về phong cách, đổi mới về nội dung và hình thức. Số tác giả trẻ rất ít và hướng đi chưa rõ nét. Công tác phát triển Hội viên mới chưa được chú trọng. Kinh phí cho hoạt động của Hội còn hạn chế. Một số giải pháp trọng tâm trong thời gian tớiĐể đội ngũ văn nghệ sĩ tỉnh nhà tiếp tục phát triển, tạo ra những bước tiến mới với đóng góp tích cực, hiệu quả, cần thực hiện một số giải pháp:- Có chế độ, chính sách đãi ngộ đối với văn nghệ sỹ; có cơ chế đặt hàng, hỗ trợ sáng tác đối với một số chủ đề, tác phẩm văn học, nghệ thuật cần thiết và xứng tầm; vinh danh, trao giải thưởng xứng đáng cho các tác phẩm có giá trị tư tưởng và nghệ thuật, văn nghệ sĩ có nhiều công lao đóng góp cho sự nghiệp văn học nghệ thuật.- Bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nhận thức chính trị cho đội ngũ văn nghệ sĩ, qua đó có những tác phẩm văn học nghệ thuật có quy mô về số lượng, đa đạng, phong phú về loại hình, đề tài. Quan tâm hỗ trợ các loại hình chuyên ngành khó có điều kiện quảng bá, giới thiệu tác phẩm đến với công chúng. Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ Hội, nhất là cán bộ trẻ; định hướng sáng tác cho đội ngũ văn nghệ sĩ; khuyến khích, động viên đội ngũ văn nghệ sĩ bám sát thực tiễn đời sống để sáng tạo những tác phẩm văn học nghệ thuật có giá trị, chú trọng chủ đề sáng tác về xây dựng nông thôn mới, đề tài lịch sử, thành tựu của địa phương, gương người tốt, việc tốt, góp phần quảng bá hình ảnh Bình Phước năng động, sáng tạo, đổi mới trong giai đoạn hội nhập và phát triển hiện nay.- Tìm kiếm, kết nạp hội viên, nhất là đối tượng học sinh, giáo viên, người dân tộc về kỹ năng chuyên môn, nhận thức về chính trị; rèn luyện đạo đức, lối sống là người kế thừa cho sự nghiệp phát triển văn học nghệ thuật của tỉnh nhà sau này.- Quan tâm tổ chức đi thực tế sáng tác để tìm hiểu tình hình phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội nhằm tạo ra những tác phẩm văn học nghệ thuật giá trị, góp phần quảng bá hình ảnh, con người Bình Phước anh dũng kiên cường trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, cần cù trong lao động sản xuất, Bình Phước là địa phương có nhiều di tích lịch sử, văn hoá, nhiều địa danh, sự kiện đặc biệt, đây là những đề tài rất hay và ý nghĩa để văn nghệ sĩ sáng tạo tác phẩm.- Phát huy nguồn lực xã hội hóa trong việc đầu tư sáng tác, quảng bá những tác phẩm văn học, nghệ thuật chất lượng.