Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đề cao vai trò của gia đình trong xã hội. Bác khẳng định: Nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt. Hạt nhân của xã hội là gia đình. Muốn có một xã hội phát triển lành mạnh thì trước hết từng gia đình phải phát triển bền vững. Thông qua giáo dục gia đình, thế hệ trẻ được tiếp thu những tinh hoa văn hóa tốt đẹp, hình thành nhân cách, lối sống, ứng xử…
Theo Bác, con người Việt Nam chỉ có thể được trang bị những phẩm chất tốt đẹp nếu có một môi trường xã hội tốt. Môi trường đó trước hết là từ mỗi gia đình, mỗi tế bào của xã hội. Các gia đình chịu trách nhiệm trước xã hội về sản phẩm của gia đình mình, phải có trách nhiệm nuôi dưỡng và giáo dục con cái, cung cấp cho xã hội những công dân có ích.Trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng, vấn đề phát huy “ý chí, khát vọng” phát triển đất nước là nội dung được đề cập nhiều lần và được coi là nguồn lực nội sinh để thực hiện thành công mục tiêu phát triển, “phấn đấu đến giữa thế kỷ XXI, nước ta trở thành nước phát triển, theo định hướng xã hội chủ nghĩa”. Để thực hiện được yêu cầu này đòi hỏi sự tham gia của tất cả các chủ thể trong xã hội vào việc “Tăng cường giáo dục lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc, truyền thống và lịch sử dân tộc, ý thức trách nhiệm xã hội cho các tầng lớp nhân dân, nhất là thanh niên”, trong đó, gia đình được xác định là chủ thể tiên quyết. Vai trò của cha mẹ đối với việc giáo dụcGia đình được hình thành trên cơ sở hai mối quan hệ cơ bản: Hôn nhân và huyết thống, gia đình đảm đương những vai trò đặc biệt mà ngoài nó ra không có một thiết chế xã hội nào có thể thay thế được, đó là:Giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ là để hướng tới sự hình thành và phát triển nhân cách và quan trọng hơn nữa là giáo dục đạo hiếu. Đây là cốt lõi của luân lý gia đình, là gốc của đạo đức. Đạo hiếu không chỉ ăn ở tốt với bố mẹ, mà còn phải giữ gìn thân thể, sức khỏe, tư cách, bản lĩnh của mình, làm điều tốt, điều lành...Giáo dục văn hóa cho thế hệ trẻ, ngày nay khoa học và công nghệ phát triển từng ngày, từng giờ thì việc học tập văn hóa cho thế hệ trẻ là việc làm đặc biệt cần thiết. Nếu không khao khát nắm lấy tri thức khoa học, thế hệ trẻ không thể trở thành người có khả năng làm chủ xã hội, làm chủ bản thân. Chỉ khi được trang bị toàn diện, đầy đủ những tri thức văn hóa của nhân loại, thế hệ trẻ mới có đủ điều kiện làm chủ tri thức, biết vận dụng những tri thức khoa học, văn hóa vào cuộc sống.Giáo dục lao động - nghề nghiệp và rèn luyện tính tự lập cho thế hệ trẻ trong mỗi gia đình cũng có vai trò đặc biệt quan trọng. Đối với mỗi con người, lao động vừa là phương thức hình thành nhân cách, phát triển tình cảm, bộc lộ năng lực cá nhân, vừa tạo ra nguồn của cải nuôi sống bản thân và xã hội. Chỉ thông qua lao động, thế hệ trẻ mới có điều kiện hoàn thiện nhân cách, trở thành những con người phát triển toàn diện. Gia đình có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc giáo dục để hình thành nhân cách con người. Ảnh: giaoduc.edu.vn
Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng nhận thức, tư duy, xác định mục tiêu, xử lý tình huống… giúp phát triển nhận thức cho trẻ về mọi mặt. Kỹ năng sống chính là nền tảng để cho trẻ biết yêu thương, quan tâm, thích nghi với môi trường xung quanh.Tuy nhiên, gia đình nào cũng giáo dục con cái. Song, việc giáo dục thế nào mới là điều quyết định. Cha mẹ, ai cũng mong cho con cái lớn, khôn, trưởng thành để làm người có ích cho gia đình và xã hội. Tuy nhiên không phải cha mẹ ai cũng có năng lực, kiến thức để giáo dục con cái. Vì vậy, chúng ta cũng rất cần đến các thầy cô giáo trong nhà trường, bởi nhà trường không chỉ là nơi truyền đạt kiến thức cho trẻ mà còn là nơi truyền bá thuần phong mỹ tục của dân tộc và luật pháp cho trẻ.Gia đình quyết định nhân cách, nhà trường quyết định kiến thức. Sự kết hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường theo quan điểm giáo dục đúng, hợp lý tạo điều kiện quyết định cho chúng nên người. Với gia đình, việc đầu tiên phụ huynh cần có sự thống nhất quan điểm giáo dục con mình. Quan điểm đó phải được thể hiện mọi nơi, mọi lúc mang tính nhất quán. Để chúng: biết sống vì mọi người, kính trên, nhường dưới, bao dung, độ lượng, biết tự chịu trách nhiệm, biết tránh xa mọi thói xấu… Tuy nhiên, trong học tập cha mẹ cần tạo mọi điều kiện trao đổi về phương pháp học tập, kiểm tra, đôn đốc, giữ mối liên lạc giữa gia đình với nhà trường. Thế nhưng, việc giáo dục con cái các bậc phụ huynh thường hay mắc những sai như: không kiên nhẫn giáo dục con từ từ mà nôn nóng, sốt ruột, thậm chí là đánh mắng con, điều này làm trẻ càng lì đòn, rối loạn sinh hoạt; không giảng giải cho con nghe về những lý lẽ, mà chỉ biết tùy tiện hứa suông, nói dối, hòng lôi kéo con làm một việc gì đó; khi con mắc sai lầm, khuyết điểm, không giải thích mà lại trách mắng, mia mai… điều đó làm tổn hại đến lòng tự tôn, tự tin của con; không chi phối những hoạt động của con bằng chính sự vui buồn, cáu giận của bố mẹ ‘giận cá chém thớt”; đổ lỗi cho hoàn cảnh khách quan; bao che khuyết điểm "bênh con"; xem trẻ như một thứ đồ chơi. Lúc phấn khởi thì hôn, nựng, dành hết sự yêu thương, đến khi cần nghiêm túc để giáo dục chúng thì chúng tưởng là đùa vì vậy hiệu quả không cao.Nguyên tắc giáo dục con cái trong gia đìnhCha mẹ cần ý thức được trách nhiệm trong việc giáo dục con cái, cần trang bị, nâng cao kiến thức, khả năng giáo dục (không giao phó hay ý lại người khác...). Phải nghiêm túc trong việc dạy bảo con cái, vì cha mẹ là người có quyền tác động đến sự phát triển, định hướng của con, định hướng để chủ động, phát huy tính sáng tạo của con. Nếu giáo dục không có định hướng, đứa trẻ không phát huy được khả năng của mình. Tuy nhiên, nếu cha mẹ định hướng một cách chủ quan theo kỳ vọng của mình, thì đứa trẻ sẽ luôn cảm thấy căng thẳng, áp lực, suy sụp tinh thần… Để đạt hiệu quả, đòi hỏi việc định hướng phải dựa vào khả năng thực tế của con. Điều này giúp con cảm thấy an toàn và được yêu thương.Xác định mục tiêu giáo dục con, vì trên thực tế có nhiều bậc làm cha mẹ không hề đặt mục tiêu trong việc giáo dục con. Họ có thái độ buông xuôi, để con "tự do phát triển". Sự thiếu hiểu biết, thiếu trách nhiệm đã làm cho con bị thiệt thòi. Tuy nhiên có những bậc làm cha mẹ xác định mục tiêu theo ý riêng của mình. Họ mong đợi quá nhiều ở con, làm cho đứa trẻ cảm thấy căng thẳng, thiếu tự tin, mệt mỏi, trầm cảm... Do đó, cha mẹ cần xác định rõ những mục tiêu ngắn hạn, lâu dài theo từng giai đoạn phát triển của con trong tương lai. Việc xác định các mục tiêu cần dựa vào đặc điểm cụ thể của từng đứa trẻ và điều kiện gia đình. Thống nhất tác động giáo dục trong một gia đình có nhiều thế hệ, vì việc giáo dục con cái đòi hỏi sự tế nhị, khéo léo, thống nhất, tác động giáo dục dựa trên cơ sở vì lợi ích của con cái. Tác hại của cách giáo dục không thống nhất là gây cho trẻ nhiều hoang mang, làm giảm uy tín của người lớn và hình thành tính không trung thực nơi trẻ.Làm gương: giáo dục trẻ bắt đầu từ cái nôi gia đình, cha mẹ là những người thầy đầu tiên gần gủi chúng. Con cái thường lệ thuộc, để ý và bắt chước từ cha mẹ. Do đó cha mẹ là người trực tiếp gieo vào tâm hồn trẻ những hạt giống yêu thương, trung thực, tốt bụng hay giả dối, gây hấn, bạo lực... Dạy con từ thuở còn thơ vì con có thể phân biệt được đúng - sai, tốt - xấu. Để nhân cách trẻ được hình thành, phát triển tốt, trẻ con cần thấy được gương sáng nơi người lớn, chúng cần thấy được phản ứng của cha mẹ trước những hành động xấu xa.Tổ chức lối sống trong gia đình: tạo bầu không khí gia đình ấm áp, đầy tình thương, xây dựng nếp sống sinh hoạt lành mạnh giúp trẻ học hỏi tính kỷ luật, sự tôn trọng người khác... Dạy con bằng những hành vi, cách sống của cha mẹ có hiệu quả hơn bằng những lời nói.Tôn trọng nhân cách nhằm bảo vệ sự phát triển hồn nhiên theo từng lứa tuổi. Cha mẹ cần lắng nghe, không áp đặt, không xúc phạm làm tổn hại đến tinh thần và thể chất của trẻ. Sự thiếu tôn trọng con cái dẫn đến những tác hại nghiệm trọng về tâm lý. Đứa trẻ không được tôn trọng, nâng đỡ thường tỏ ra bi quan, co cụm bản thân.Yêu thương, nghiêm khắc giúp trẻ cảm nhận, biết biểu lộ tình cảm, cảm xúc với người khác. Khi được yêu thương, trẻ cảm thấy mình có giá trị. Tuy nhiên, chúng ta không nuông chiều quá sẽ làm con cái dễ hư hỏng, hình thành tính ích kỷ, đòi hỏi... Nghiêm khắc với con là điều cần thiết để trẻ biết những giới hạn. Tuy nhiên, nếu chúng ta nghiêm khắc quá, con không nhìn thấy được lòng yêu thương, biểu lộ tình cảm, lớn lên chúng trở thành người vô cảm, có một trái tim chai lì. Bên cạnh đó, cha mẹ cần nói "không" khi cần thiết. Điều này giúp chúng hiểu rằng không phải bất cứ điều gì chúng muốn, cũng được thoả mãn.Hiểu con, để biết về tâm lý của con theo từng lứa tuổi, đặc điểm riêng, phải tin tưởng con để thấu hiểu, cảm thông với những diễn biến tâm lý những thay đổi trong từng giai đoạn phát triển của con. Không hiểu con, áp đặt chúng theo những tiêu chuẩn mình mong muốn, sẽ gây ra những phát triển không lành mạnh cả về thể chất lẫn tinh thần của con, dễ dàng đẩy chúng ra khỏi vòng tay yêu thương, sự bảo vệ cần thiết của mình.Vai trò của gia đình trong giáo dục ý chí, khát vọng cho thế hệ trẻ Gia đình là nơi hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi để thực hiện giáo dục đối với thế hệ trẻ. Đây là môi trường giáo dục đầu tiên và lâu dài trong cuộc đời của mỗi con người, ở đó, tình cảm ruột thịt và bầu không khí, ấm cúng, hòa thuận giữa các thành viên gia đình có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với việc giáo dục nhân cách con người. Về mặt nội dung, giáo dục của gia đình bao hàm tất cả các yếu tố, từ văn hóa gia đình đến văn hóa cộng đồng, từ đạo đức, lối sống, hành vi ứng xử đến các tri thức khoa học... Gia đình có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc giáo dục để hình thành nhân cách con người. Những mầm mống ban đầu của nhân cách, từ sở thích, lối sống đến ước mơ, hoài bão, ý chí, khát vọng... của mỗi cá nhân đều được hình thành chủ yếu ngay từ môi trường gia đình. Trong chiều dài lịch sử phát triển của dân tộc Việt Nam, vai trò của gia đình với việc giáo dục ý chí và khát vọng cho thế hệ trẻ được minh chứng qua lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước, đặc biệt là trong cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, bảo vệ Tổ quốc. Thông qua những bài hát ru khi còn nằm trong nôi, những lời dăn dạy của ông bà, cha mẹ hằng ngày... mà lòng yêu nước, ý chí căm thù giặc ngoại xâm, khát vọng độc lập tự do đã hình thành và được mài giũa. Do đó, lớp lớp thế hệ người Việt Nam, đặc biệt là những chàng trai, cô gái còn rất trẻ, với ý chí, khát vọng “Không có gì quý hơn độc lập tự do” đã không tiếc tuổi xuân, xung phong ra trận chiến chống quân thù. Đó là những chàng trai sẵn sàng “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước; Mà lòng phơi phới dậy tương lai”; là những cô gái hiên ngang bất khuất trước kẻ thù “Đầu ngẩng cao bất khuất; Ngay trong phút hy sinh”... là sức mạnh nội sinh đưa đến độc lập, tự do cho dân tộc.Chưa bao giờ đất nước ta có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín như hiện nay. Bên cạnh đó, chúng ta vẫn đang phải đối mặt với nhiều nguy cơ, thách thức, đặc biệt là nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với các nước trong khu vực và thế giới. Chính vì vậy, khát vọng của dân tộc ta hiện nay đó là: Xây dựng Việt Nam trở thành một quốc gia phát triển hùng cường, phấn đấu đến giữa thế kỷ XXI, nước ta trở thành một nước phát triển, theo định hướng XHCN. Và mục tiêu cụ thể, đó là: Đến năm 2025: Là nước đang phát triển, có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp; Đến năm 2030: Là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; Đến năm 2045: Trở thành nước phát triển, thu nhập cao.Như vậy, khi bối cảnh xã hội thay đổi, khát vọng của dân tộc có nội dung và biểu hiện mới, đòi hỏi các chủ thể giáo dục, đặc biệt là giáo dục gia đình cần có nội dung và cách thức giáo dục mới để khơi dậy mạnh mẽ ý chí và khát vọng cống hiến, khát vọng phát triển đất nước của mỗi cá nhân. Giáo dục trong gia đình là bước đầu tiên, quan trọng nhất trong việc hình thành và phát triển nhân cách con người. Để giáo dục trong gia đình đạt hiệu quả, đòi hỏi các bậc làm cha mẹ như chúng ta cần phải có một sự hy sinh lớn lao, không vụ lợi, không cần được con cái đáp đền. Đó là chiếc chìa khóa mở cánh cửa hạnh phúc của con cái, là nền tảng hạnh phúc của mỗi gia đình và toàn xã hội.Ngoài môi trường gia đình, trẻ còn sống trong môi trường nhà trường và cộng đồng. Do đó, giáo dục gia đình sẽ không phát huy hiệu quả nếu ở trường học, các thầy cô chỉ quan tâm dạy chữ mà không chú ý tới dạy cách làm người, dạy cách trở thành một công dân gương mẫu, công dân có trách nhiệm với xã hội. Đồng thời, cần phát huy vai trò của chính quyền và các đoàn thể chính trị - xã hội trong việc tuyên truyền, động viên, giáo dục thế hệ trẻ. Gắn kết và phát huy mạnh mẽ vai trò của các chủ thể giáo dục là một giải pháp không thể thiếu góp phần phát huy hiệu quả vai trò của gia đình trong việc giáo dục ý chí và khát vọng vươn lên phát triển đất nước của thể hệ trẻ Việt Nam hiện nay.