Kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội 

Chủ nhật - 31/03/2024 11:26
Độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội được Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng ta, nhân dân ta lựa chọn và khẳng định trong các văn kiện của Đảng từ mùa Xuân năm 1930, được bổ sung, phát triển qua 13 kỳ Đại hội.
Độc lập dân tộc là khát vọng, cũng là tiền đề để đưa đất nước phát triển theo con đường xã hội chủ nghĩa, bảo đảm cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội (CNXH) được tiến hành thuận lợi; CNXH là mục tiêu cao cả, là đích phải đi tới và cũng là điều kiện để bảo đảm, củng cố độc lập dân tộc chân chính. Vì vậy, độc lập dân tộc gắn liền với CNXH là quy luật phát triển của cách mạng và dân tộc Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh.

Từ khi mô hình CNXH ở Đông Âu và Liên Xô sụp đổ, một số người dao động, hoài nghi giá trị CNXH, muốn đất nước phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa. Trước tình hình đó, Đảng đã kiên quyết bác bỏ quan điểm sai lầm đó. 

Tại Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương khóa VI (tháng 3/1989), Đảng đã khẳng định một lần nữa: Đi lên CNXH là con đường tất yếu của nước ta, xây dựng nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa là mục tiêu, là lý tưởng của Đảng và nhân dân Việt Nam, là sự lựa chọn sáng suốt của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam. 

Nhân dân Việt Nam đã thể hiện sự đồng tình ủng hộ con đường đi lên CNXH bằng việc nỗ lực phấn đấu thực hiện công cuộc đổi mới, đưa đất nước vượt qua khủng hoảng kinh tế - xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
 
Văn kiện Ðại hội lần thứ XIII của Ðảng nêu rõ: "Kiên định và vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; kiên định đường lối đổi mới của Ðảng; kiên định các nguyên tắc xây dựng Ðảng để xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa".

Trong tiến trình đổi mới, Đảng nhận diện ngày càng rõ hơn vấn đề độc lập dân tộc và CNXH trong bối cảnh toàn cầu hóa. Tiến trình đổi mới là sự tiếp tục vận động của những quan niệm mới về CNXH và con đường xây dựng CNXH của Đảng, được hình thành dựa trên những nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kế thừa và phát triển những nhận thức đúng đắn mà Đảng đã nhận thức được trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam. 

Nhận thức của Đảng, của nhân dân Việt Nam về CNXH và con đường đi lên CNXH ngày càng sáng tỏ hơn; hệ thống quan điểm lý luận về công cuộc đổi mới, về xã hội xã hội chủ nghĩa và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam đã hình thành trên những nét cơ bản.
Từ thực tiễn 25 năm đổi mói toàn diện đất nước (1986 - 2011), tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI (năm 2011), Đảng đã rút ra 5 bài học kinh nghiệm lớn. Trong đó, bài học quan trọng hàng đầu được khái quát là: “Nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và CNXH - ngọn cờ vinh quang mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trao lại cho thể hệ hôm nay và các thế hệ mai sau. Độc lập dân tộc là điều kiện tiên quyết để thực hiện CNXH và CNXH là cơ sở bảo đảm vững chắc cho độc lập dân tộc. Xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa là 2 nhiệm vụ chiến lược có quan hệ chặt chẽ với nhau”.

Nhằm tạo động lực tổng hợp để đổi mới và hội nhập, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII (2016), Đảng nêu rõ mục tiêu: “Tăng cường xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh. Phát huy sức mạnh dân tộc và dân chủ xã hội chủ nghĩa. Đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới; phát triển kinh tế nhanh, bền vững, phấn đấu sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa”.

Tại Đại hội XIII, Đảng ta tiếp tục khẳng định: “Con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của nước ta là phù hợp với thực tiễn Việt Nam và xu thế phát triển của thời đại”. Do vậy, “kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; kiên định đường lối đổi mới của Đảng” là vấn đề nguyên tắc của cách mạng Việt Nam.

Trong cuốn sách “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam”, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định: Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là đường lối cơ bản, xuyên suốt của cách mạng Việt Nam và cũng là điểm cốt yếu trong di sản tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Song với mưu đồ chính trị đen tối, các thế lực thù địch, phản động, chống đối, cơ hội chính trị luôn tìm cách xuyên tạc mối quan hệ giữa độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội (CNXH); phá bỏ mục tiêu xây dựng CNXH tại Việt Nam. Chúng rêu rao luận điệu cho rằng: Mô hình CNXH là không tưởng; mô hình CNXH đã sụp đổ ở Liên Xô nên không phù hợp với Việt Nam; trong điều kiện hiện nay, Việt Nam chỉ cần độc lập dân tộc, không cần CNXH…
 
Ngày 23/2/2024, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tiểu ban Văn kiện Đại hội XIV của Đảng đã tiến hành phiên họp đầu tiên dưới sự chủ trì của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Tiểu ban. Trong đó tuân thủ “bốn kiên định” là: Kiên định và vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; kiên định đường lối đổi mới của Đảng; kiên định các nguyên tắc xây dựng Đảng để xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
 
Đặc biệt, lợi dụng những mặt trái của xã hội, những hạn chế, khuyết điểm trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, đặc biệt là hiện tượng tiêu cực, tham nhũng trong bộ máy công quyền, nhiều đối tượng cơ hội chính trị đã ra sức xuyên tạc bản chất chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Từ đó, đòi xóa bỏ CNXH, xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam…

Nhìn lại gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới, hơn 30 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH, lý luận về CNXH và con đường đi lên CNXH ở nước ta ngày càng được xác định rõ hơn và từng bước được hiện thực hóa. 
Đất nước đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, phát triển mạnh mẽ, toàn diện so với những năm trước đổi mới. Đời sống nhân dân cả về vật chất và tinh thần được cải thiện rõ rệt. “Đất nước chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín như ngày nay”.  Đó chính là thành quả của quá trình Đảng luôn kiên định, giữ vững mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH phù hợp với thực tiễn Việt Nam và xu thế phát triển chung của thế giới.

Ngày 23/2/2024, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tiểu ban Văn kiện Đại hội XIV của Đảng đã tiến hành phiên họp đầu tiên dưới sự chủ trì của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Tiểu ban. Trong bài phát biểu quan trọng tại phiên họp đầu tiên của Tiểu ban Văn kiện Đại hội XIV của Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng yêu cầu quán triệt sâu sắc và thống nhất cao một số vấn đề về phương châm, phương pháp tư tưởng, hệ quan điểm chỉ đạo và cách làm. Việc chuẩn bị các văn kiện cho Đại hội XIV, đặc biệt là Báo cáo chính trị là báo cáo trung tâm, có vai trò định hướng cho các văn kiện khác của Đại hội phải được tiến hành một cách khoa học, nghiêm túc, có đổi mới trong cách làm, phải bảo đảm thật sự có chất lượng, phản ánh đầy đủ thực tiễn mới của đất nước.

Trong đó tuân thủ “bốn kiên định” là: Kiên định và vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; kiên định đường lối đổi mới của Đảng; kiên định các nguyên tắc xây dựng Đảng để xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Theo Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, cốt lõi của hệ quan điểm này là kết hợp một cách khoa học giữa nền tảng tư tưởng, mục tiêu lý tưởng, đường lối của Đảng với tinh thần không ngừng đổi mới, sáng tạo, tuân theo quy luật khách quan.

Điều đó cũng có nghĩa là kiên định phải đi đôi với đổi mới nhưng là sự đổi mới có nguyên tắc, không tùy tiện, nóng vội. Phải nắm vững và xử lý tốt "bốn kiên định", đặc biệt là kiên định một cách sáng tạo và sáng tạo một cách kiên định, theo phương pháp cách mạng Hồ Chí Minh, vì con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta là lâu dài và chưa có tiền lệ, còn rất nhiều khó khăn, thách thức.
Độc lập dân tộc gắn liền với CNXH là mục tiêu cách mạng, phù hợp với nguyện vọng của quần chúng nhân dân, vì lợi ích của quần chúng nhân dân. Kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với CNXH là chủ trương nhất quán, đúng đắn của cách mạng Việt Nam. Vì vậy, mọi luận điệu xuyên tạc mối quan hệ giữa độc lập dân tộc và CNXH, đòi xóa bỏ CNXH… đều đi ngược lại quyền lợi, lợi ích của nhân dân, dân tộc. Các luận điệu này cần phải bị vạch trần và đấu tranh, loại bỏ./.

Tác giả: Minh Anh

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Dang cs
quoc hoi
chinh phu
bp
hndn
cb
TUYEN GIAO
BAO BP

19/2023/LT

Lịch VPTU tuần thứ 19/2023

Thời gian đăng: 07/05/2023

lượt xem: 2075 | lượt tải:26

01/DSMT

Danh sách miễn thi ngoại ngữ, tin học CVC 2021

Thời gian đăng: 07/11/2021

lượt xem: 2450 | lượt tải:599

VB1111

Công văn V/v điều chỉnh, bổ sung lịch làm việc tuần 44

Thời gian đăng: 31/10/2021

lượt xem: 20619 | lượt tải:4464

8-HĐTNN

Số 08-HĐTNN

Thời gian đăng: 26/10/2021

lượt xem: 21223 | lượt tải:97579

số 16 /TB-QHTASXH

số 16 /TB-QHTASXH

Thời gian đăng: 10/05/2021

lượt xem: 19798 | lượt tải:381
Thống kê
  • Đang truy cập318
  • Máy chủ tìm kiếm24
  • Khách viếng thăm294
  • Hôm nay57,015
  • Tháng hiện tại260,677
  • Tổng lượt truy cập26,439,064
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây