Chơn Thành là đất làng, đất tổng từ thế kỷ XIX. Nhà Nguyễn chia vùng đất Nam bộ thành 6 tỉnh, địa bàn Chơn Thành và toàn vùng Đồng Nai, Sông Bé lúc đó thuộc tỉnh Biên Hòa.
Cuối thế kỷ XIX, thực dân Pháp xâm lược và chia Nam Kỳ thành 4 khu vực, trong đó, Chơn Thành thuộc tiểu khu Thủ Dầu Một của khu vực Sài Gòn. Đầu thế kỷ XX, vùng đất Chơn Thành nằm trong quận Hớn Quản thuộc Thủ Dầu Một. Năm 1951, sát nhập 2 tỉnh Thủ Dầu Một và Biên Hòa thành tỉnh Thủ Biên, Chơn Thành thuộc quận Hớn Quản, tỉnh Thủ Biên.1. Chơn Thành bước vào đấu tranh cách mạng dưới ngọn cờ của ĐảngSau chiến tranh thế giới thứ nhất, thực dân Pháp đẩy mạnh khai thác thuộc địa, nhằm hàn gắn vết thương chiến tranh tại chính quốc. Chúng tăng cường đầu tư vào nông nghiệp, tiến hành lập các đồn điền cao su. Cùng với công nhân cả nước, công nhân đồn điền cao su ở Chơn Thành, Hớn Quản phải chịu đựng chế độ áp bức, bóc lột vô cùng hà khắc của chính quyền thuộc địa và bọn tư bản Pháp. Trong hoàn cảnh bị đọa đày, vùi dập, ý thức đấu tranh của công nhân đồn điền luôn sục sôi. Công nhân các làng sở khu vực Chơn Thành, Hớn Quản nhiều lần đứng lên đấu tranh với nhiều hình thức (bỏ trốn, gửi đơn đòi tăng lương giảm giờ làm, bạo động,..).Tháng 4/1928, chi bộ Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên Phú Riềng được thành lập gồm 5 người, do đồng chí Nguyễn Văn Vĩnh làm Bí thư. Đây là tổ chức cách mạng có xu hướng cộng sản đầu tiên ở vùng Chơn Thành, Hớn Quản.Dưới sự lãnh đạo của chi bộ Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên Phú Riềng, một cuộc bãi công lớn với trên 2.000 công nhân tham gia đã nổ ra ở Phú Riềng vào ngày 20/10/1929. Hưởng ứng phong trào của công nhân Phú Riềng, trong thời gian này các cuộc đấu tranh ở các đồn điền khác như: Xa Cam, Xa Cát, Lộc Ninh, Dầu Tiếng, Cam Tiên cũng vùng lên đấu tranh mạnh mẽ.Ngày 28/10/1929, chi bộ Đông Dương Cộng sản Đảng Phú Riềng được thành lập, gồm 6 người do đồng chí Nguyễn Xuân Cừ làm Bí thư. Đây là tổ chức cộng sản đầu tiên ở miền Đông Nam Bộ. Kể từ đây, phong trào đấu tranh của công nhân cao su và nhân dân Chơn Thành, Hớn Quản bắt đầu có sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Dưới sự lãnh đạo của “Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên”, phong trào đấu tranh của công nhân diễn ra sôi nổi ở khắp các đồn điền cao su Xa Trạch, Xa Cam, Xa Cát với nhiều hình thức như: đòi tăng lương, giảm giờ làm, chống đánh đập, nữ công nhân nghỉ đẻ được hưởng lương, trả về quê cũ những người hết hạn giao kèo, trả tự do cho những người bị bắt. Trước khí thế ngày càng phát triển của phong trào, bọn chủ đồn điền từng bước buộc phải thi hành những yêu sách của công nhân.Ngày 03/02/1930, chi bộ Phú Riềng lãnh đạo 5.000 công nhân đồn điền cao su Phú Riềng đồng loạt tổng bãi công. Sự kiện “Phú Riềng đỏ” gây rung chuyển cả hệ thống đồn điền cao su ở Đông Dương, chấn động dư luận trong nước và nước Pháp. Ở Chơn Thành, Hớn Quản, thực hiện sự chỉ đạo của chi bộ Đảng, một loạt các tổ chức quần chúng được ra đời như: nghiệp đoàn, hội tương tế, xích vệ đỏ... làm nhiệm vụ đi đầu, bảo vệ cho các cuộc đấu tranh của công nhân đồn điền cao su và đồng bào các dân tộc thiểu số.Như vậy, trong những năm đầu dưới sự lãnh đạo của chi bộ Phú Riềng, phong trào cách mạng của công nhân cao su trong các đồn điền và Nhân dân trong khu vực Chơn Thành, Hớn Quản bước đầu được phát triển, uy tín của chi bộ Đảng Phú Riềng được củng cố, tạo cơ sở vững chắc cho phong trào đấu tranh của Nhân dân trong vùng bước sang thời kỳ đấu tranh mới.2. Sự phát triển của phong trào cách mạng ở Chơn Thành tiến tới Tổng khởi nghĩa giành chính quyền tháng 8/1945Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, tại Việt Nam, thực dân Pháp thiết lập chế độ quân nhân phát xít tàn bạo và tiến hành đại khủng bố. Chúng ban bố lệnh tổng động viên, tăng cường vơ vét sức người, sức của để phục vụ cho chiến tranh đế quốc... Trước tình hình đó, ngày 06/11/1939, Trung ương Đảng triệu tập Hội nghị lần thứ VI tại Bà Điểm (Hóc Môn). Hội nghị quyết định: “Chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cách mạng, nêu cao nhiệm vụ giải phóng dân tộc, tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất, quyết định thành lập Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương, chuẩn bị những điều kiện để tiến tới tổng khởi nghĩa, hoàn thành cách mạng giải phóng dân tộc”.Quán triệt chủ trương của Trung ương Đảng, trong cả nước, nhiều cuộc đấu tranh liên tiếp diễn ra. Tại Thủ Dầu Một, Tỉnh ủy tích cực đẩy mạnh công tác vận động quần chúng nổi dậy. Ở Chơn Thành, năm 1941, Pháp đóng thêm một đồn lính mới gọi là đồn lính Gạc-đơ-xi tại ngã tư Chơn Thành, làm nhiệm vụ canh gác bảo vệ rừng, khai thác tài nguyên và bảo vệ con đường 13 từ Thủ Dầu Một lên Lộc Ninh. Đồng thời, chúng cấu kết chặt chẽ với bọn tay sai, đàn áp bóc lột Nhân dân rất thậm tệ. Bị áp bức bóc lột nặng nề, nhân dân Chơn Thành chất chứa trong lòng ý chí căm thù giặc mãnh liệt, sẵn sàng vùng lên chiến đấu khi có thời cơ đến.Sau khởi nghĩa Nam Kỳ, tại Chơn Thành, Hớn Quản nhiều cán bộ, đảng viên như: đồng chí Lê Đức Anh, Nguyễn Xanh, Nguyễn Văn Tảng đã chuyển về hoạt động trong các đồn điền cao su và vùng đồng bào các dân tộc thiểu số. Nhờ đó mà phong trào đấu tranh của công nhân cao su và đồng bào trong các buôn sóc được đẩy mạnh, các cơ sở cách mạng được xây dựng và phát triển.Đêm 09/03/1945, Nhật tiến hành đảo chính lật đổ nền thống trị của Pháp ở Đông Dương. Tại Thủ Dầu Một, chính quyền thực dân Pháp nhanh chóng nộp súng đầu hàng phát xít Nhật. Tháng 3/1945, Ban cán sự Đảng tỉnh Thủ Dầu Một họp Hội nghị quán triệt chủ trương của Ban Thường vụ Trung ương Đảng và đề ra chủ trương cấp bách chuẩn bị khởi nghĩa. Không khí chuẩn bị khởi nghĩa giành chính quyền cũng lan rộng trong đồng bào các dân tộc thiểu số. Tháng 5/1945, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của hai đồng chí Nguyễn Văn Trung và Lê Đức Anh, một nhóm hội được thành lập mang tên “Hội người Việt Nam mới” gồm nhiều giáo viên ở Chơn Thành và Lộc Ninh, có cả giáo viên người dân tộc thiểu số, tất cả khoảng 40 người, trang bị cung tên, giáo gươm và khoảng 6 cây súng trường súng săn, sẵn sàng tham gia vào các hoạt động chuẩn bị tổng khởi nghĩa.Trước những chuyển biến mau lẹ của tình hình cách mạng, Đảng bộ tỉnh Thủ Dầu Một chỉ đạo: “Tập trung hơn nữa toàn lực để chống Nhật và bè lũ tay sai, vượt qua mọi sự chống phá của địch, gấp rút chuẩn bị mọi mặt cho cuộc tổng khởi nghĩa”. Tại Chơn Thành, Hớn Quản, các tổ chức quần chúng đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền công khai, tổ chức các cuộc diễn thuyết chính trị.Ngày 13/8/1945, phát xít Nhật đầu hàng quân đồng minh. Ngày 17/8/1945, Xứ ủy nam Kỳ họp và quán triệt Nghị quyết của Đảng, đề ra chủ trương mới cho toàn vùng và những công việc cấp bách sau khi giành được chính quyền. Đội thồ nữ Bình Long trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước - Ảnh: Tư liệu.
Quán triệt Nghị quyết của Trung ương và Xứ ủy Nam Kỳ, ngày 20/8/1945, cuộc họp Tỉnh ủy mở rộng tại Giếng Mây, xã Hiệp Thạnh do đồng chí Văn Công Khai chủ trì được triệu tập. Hội nghị chủ trương thành lập Ủy ban Khởi nghĩa do đồng chí Văn Công Khai phụ trách, đồng thời nhanh chóng thành lập các Ủy ban Khởi nghĩa tại các cơ sở trong toàn tỉnh. Hội nghị cũng xác định, ngày 25/8/1945, tập trung lực lượng toàn tỉnh giành chính quyền tại thị xã; các thị trấn, đồn điền cao su cũng đồng loạt khởi nghĩa, hoặc sớm hơn tùy tình hình cụ thể.Thực hiện chủ trương của Tỉnh ủy và Ủy ban Khởi nghĩa, ngày 25/8/1945, Nhân dân tại các địa phương của quận Hớn Quản, Chơn Thành nhất tề nổi dậy khởi nghĩa chính quyền ở hầu khắp các khu vực trong quận, với khí thế tiến công sôi sục. Tại Chơn Thành, là một địa phương ở xa nên việc liên lạc với Ủy ban Khởi nghĩa tỉnh rất khó khăn, song do nắm được tinh thần chỉ đạo của Tỉnh ủy và Ủy ban Khởi nghĩa, lực lượng Thanh niên Tiền phong Chơn Thành do ông Địch, ông Ung đã bí mật phục kích cướp súng Nhật, phát động quần chúng nổi dậy chiếm trụ sở và nơi làm việc của bộ máy tay sai Nhật. Trước sức mạnh của quần chúng, bọn sĩ quan, binh lính Nhật đều run sợ, vội vàng bàn giao chính quyền, nhà xưởng, kho tàng, máy móc, đồn điền cho cách mạng.Cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi, cùng với Nhân dân cả nước, Nhân dân trên địa bàn Chơn Thành đã làm một cuộc đổi đời lịch sử. Lần đầu tiên trong lịch sử, Nhân dân ta từ người nô lệ trở thành người làm chủ tất cả ruộng rẫy, rừng núi, đồn điền, trở thành công dân của một nước độc lập. Thắng lợi của cuộc khởi nghĩa giành chính quyền của quân và dân Chơn Thành là kết quả tất yếu của những năm tháng theo Đảng làm cách mạng, mở ra một trang sử mới trong lịch sử của Nhân dân Chơn Thành, đồng thời tạo ra những tiền đề quan trọng để Nhân dân Chơn Thành bước vào giai đoạn cách mạng tiếp theo - giai đoạn kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.3. Phong trào đấu tranh của quân và dân Chơn Thành trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954)Chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc, núp dưới ngọn cờ của quân đồng minh để tiến hành giải giáp vũ khí quân Nhật, thực dân Pháp tiếp tục nuôi dã tâm xâm lược nước ta một lần nữa. Đêm ngày 22 rạng sáng ngày 23/9/1945, được sự giúp đỡ của quân đội Anh, thực dân Pháp chính thức bội ước, cho hàng ngàn lính nổ súng tấn công trụ sở Ủy ban nhân dân Nam Bộ và cơ quan tự vệ Sài Gòn, chính thức mở ra cuộc chiến tranh xâm lược nước ta lần thứ hai.Đêm cuối tháng 12/1945, quân Pháp đã mở thông được quốc lộ 13 và đoạn đường số 14 lên Bù Đốp, chiếm đóng Chơn Thành, Hớn Quản, Bà Rá, Bù Đốp. Chúng cấu kết với bọn đồn điền xây dựng các đồn điền cao su thành cơ sở quân sự và hậu cần, tiến hành bắt bớ, khủng bố Nhân dân.Đầu năm 1946, thực dân Pháp ưu tiên bố trí lực lượng chiếm đóng ở Chơn Thành, tổ chức tiểu khu Chơn Thành, bố trí lực lượng ứng chiến cơ động sẵn sàng tác chiến trong mọi tình huống.Tháng 12/1946, theo chủ trương của Tỉnh ủy Thủ Dầu Một, Ban cán sự Đảng quận Hớn Quản (Quận ủy lâm thời) do đồng chí Lê Đức Anh làm Bí thư. Việc thành lập Ban cán sự Đảng quận Hớn Quản bao gồm cả địa bàn Chơn Thành đánh dấu bước phát triển quan trọng của phong trào cách mạng địa phương. Ban cán sự Đảng đề ra nhiệm vụ chỉ đạo chặt chẽ các hội, củng cố và phát triển thêm các cơ sở cách mạng, vận động thanh niên vào bộ đội, đẩy mạnh hoạt động bao vây, phá hoại kinh tế địch, xây dựng kinh tế kháng chiến. Các đồng chí cán bộ Ban cán sự Đảng quận cùng với quân và dân Chơn Thành, Hớn Quản đã vượt qua nhiều khó khăn, gian khổ, vừa chiến đấu ngăn chặn bước tiến của quân thù, vừa tiến hành xây dựng, củng cố cơ sở Đảng, căn cứ địa, tạo thế đứng cho lực lượng cách mạng bước vào kháng chiến trường kỳ.Ngày 19/12/1946, trước hành động khiêu khích trắng trợn của thực dân Pháp đẩy Nhân dân ta vào tình thế phải đứng lên kháng chiến, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. Từ đây, Đảng bộ và nhân dân Chơn Thành, Hớn Quản cùng toàn tỉnh và cả nước theo Lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhất tề đứng lên kháng chiến với quyết tâm “Thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”. Đầu năm 1947, thực dân Pháp vạch ra kế hoạch bình định Nam Bộ với mục tiêu cụ thể bình định xong Nam Bộ trong mùa thu. Tại Chơn Thành, địch đẩy mạnh hoạt động bình định một cách toàn diện. Về chính trị, chúng dùng mọi thủ đoạn lôi kéo tập hợp các phe phái tôn giáo, đảng phái phản động, lập “Mặt trận quốc gia” giả hiệu, các “khu quốc gia, khu an ninh” nhằm tạo thêm cơ sở xã hội cho chúng, chia rẽ hàng ngũ kháng chiến. Về kinh tế, chúng đây mạnh khai thác cao su tại các đồn điền Xa Cát, Xa Cam, Xa Trạch. Về quân sự, chúng rút bỏ bớt những đồn bót lẻ ở các khu vực không quan trọng và tập trung củng cố, tăng cường lực lượng bên trong, xung quanh khu vực thị trấn, dọc các quốc lộ 13, 14 và các đồn điền cao su. Chúng phát triển ngụy quân, tuyển nhiều do thám, gián điệp tung vào vùng tự do, mở các cuộc hành quân lớn vào sâu trong các vùng căn cứ của ta, ra sức mở rộng vùng kiểm soát, thu hẹp vùng căn cứ, triệt phá cơ sở cách mạng.Đối với ta, sự phát triển của lực lượng kháng chiến trong cả nước, nhất là lực lượng vũ trang, đặt ra yêu cầu mới, cần tổ chức thành một hệ thống thống nhất từ Trung ương xuống các địa phương. Tháng 3/1947, Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra quyết định đổi tên Bộ Tổng chỉ huy quân đội quốc gia thành Bộ Tổng chỉ huy quân đội quốc gia và dân quân tự vệ; đồng thời thành lập các ban chỉ huy tỉnh đội, huyện đội, xã đội dân quân thuộc Ủy ban kháng chiến các cấp.Từ năm 1947, sự phối hợp giữa bộ đội địa phương, quân sự, dân quân du kích, quốc gia tự vệ diễn ra sôi nổi trên khắp địa bàn Chơn Thành, Hớn Quản, nhất là trong các đồn điền dọc quốc lộ 13. Từ năm 1947 đến cuối năm 1952, lực lượng vũ trang và nhân dân du kích Chơn Thành đang có những bước chuyển biến lớn, cả về tổ chức lực lượng, trình độ chiến đấu.Cùng với chiến trường Bắc bộ, quân dân Chơn Thành dưới sự lãnh đạo của Quận ủy Hớn Quản đã hăng hái tham gia chiến đấu, không khí đánh giặc sôi sục khắp các thôn xóm làm cho bọn chủ đồn điền, bọn tề xã ngụy quân hoang mang, hoảng loạn, một số bỏ chạy về Sài Gòn.Ngày 07/5/1954, tin thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ làm cho quân dân ta vô cùng phấn khởi và kiên quyết đẩy mạnh các hoạt động kháng chiến để giành thắng lợi hoàn toàn. Trong niềm vui chung, Tỉnh ủy Thủ Biên, quân dân Chơn Thành, Hớn Quản tổ chức mitting trọng thể chào mừng thắng lợi Điện Biên Phủ và ký kết hòa bình, chấm dứt chiến tranh. Không khí vui mừng chào đón hòa bình lan rộng khắp nơi, cờ đỏ sao vàng, ảnh Bác, băng rôn khẩu hiệu “Hoan hô độc lập muôn năm”, “Hồ Chí Minh muôn năm” giăng khắp các làng, xã. Từ đây Chơn Thành, Hớn Quản và toàn tỉnh, toàn miền Nam bước vào một thời kỳ mới - tiếp tục đấu tranh tiến tới thống nhất nước nhà.4. Phong trào đấu tranh của quân và dân Chơn Thành trong kháng chiến chống Đế quốc Mỹ xâm lược (1954 - 1975)4.1 Xây dựng lực lượng, phát triển phong trào đấu tranh (1954 - 1968)Ngày 20/7/1954, Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương được ký kết, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của Nhân dân ta kết thúc thắng lợi. Nhân dân Chơn Thành sau 09 năm kháng chiến gian khổ, nay đã có hòa bình càng phấn khởi và tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng. Nhưng với dã tâm biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới, đế quốc Mỹ chính thức can thiệp vào miền Nam Việt Nam, thay chân Pháp lập nên chính quyền Ngô Đình Diệm, một chính quyền tay sai đắc lực của Mỹ.Trước sự thay đổi của tình hình, Tỉnh ủy Thủ Biên tiến hành hội nghị bàn biện pháp thực hiện Lời kêu gọi của Bác. Thực hiện tinh thần trên, Đảng bộ Chơn Thành - Hớn Quản chỉ đạo các đơn vị bộ đội, cán bộ, công chức, viên chức hoạt động trên địa bàn huyện gấp rút chuyển quân về chiến khu Đ, chuẩn bị tập kết ra Bắc. Đồng thời tổ chức mittinh chào mừng thắng lợi của Hiệp Định.Trong khi quân và dân cả nước ta thi hành nghiêm chỉnh Hiệp định Giơnevơ, thì đế quốc Mỹ ráo riết chuẩn bị và tiến hành những âm mưu thủ đoạn chiến tranh mới nhằm dìm cách mạng miền Nam trong biển máu và biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới, căn cứ quân sự của chúng.Tháng 6/1954, Mỹ đưa Ngô Đình diệm về nước. Đến tháng 9/1954, Mỹ - Diệm gấp rút triển khai lực lượng quân sự và chính trị trên toàn miền Nam Việt Nam. Tỉnh Thủ Dầu Một vốn là vùng chiến khu cách mạng nên được Mỹ - Diệm đặc biệt “quan tâm”. Ngày 10/10/1954, địch bắt đầu bố trí hai sư đoàn chủ lực ngụy trên khắp địa bàn tỉnh, trong đó có Sư đoàn 5 gồm nhiều lính người dân tộc Tày - Nùng từ miền Bắc vào chiếm đóng ở Chơn Thành để đánh phá vùng Bắc Bến Cát, Bình Long, Lộc Ninh. Tháng 10/1955, tổ chức truất phế Bảo Đại, đưa Diệm lên ngôi Tổng thống. Ngày 26/10/1956, Diệm chấp chính cải chính thể thân Mỹ “Việt Nam Cộng hòa”.Ngô Đình Diệm tiến hành chia nhỏ lại các đơn vị hành chính cấp tỉnh trên toàn miền Nam để dễ kiểm soát, qua đó chống lại phong trào cách mạng. Đối với địa bàn tỉnh Thủ Dầu Một, chính quyền Diệm đã ra Sắc lệnh số 143-NV ngày 22/10/1956 chia tỉnh Thủ Dầu Một thành các tỉnh Bình Dương, Bình Long, Phước Long (về sau, chúng thành lập thêm tỉnh Phước Thành theo Sắc lệnh số 25/NV ngày 23/01/1959). Tỉnh Bình Long mới gồm 3 quận: Chơn Thành, An Lộc, Lộc Ninh.Về phía ta, tháng 11/1954, Đảng ủy cao su được thành lập do đồng chí Tám Cường làm Bí thư. Tại ấp Sóc Tranh (nay thuộc xã Tân Quan, huyện Hớn Quản), chi bộ Đảng được thành lập, do đồng chí Năm Kính làm Bí thư chi bộ.Đến năm 1955, Xứ ủy Nam Bộ quyết định tách tỉnh Thủ Biên lập thành tỉnh Thủ Dầu Một và tỉnh Biên Hòa (địa bàn Bình Long, Lộc Ninh thuộc tỉnh Thủ Dầu Một, địa bàn Phước Long, Đồng Xoài thuộc tỉnh Biên Hòa) để thuận lợi trong việc lãnh đạo phong trào cách mạng, chủ động đối phó với kẻ thù. Tại Chơn Thành, Hớn Quản, Huyện ủy được củng cố do đồng chí Vũ Đình Thính làm Bí thư, đồng chí Tám Cường làm Phó bí thư.Cùng với việc kiện toàn và củng cố Huyện ủy Hớn Quản, các chi bộ, các cơ sở cách mạng cũng được xây dựng lại rất sớm. Trong vùng nông thôn Chơn Thành, các xã Tân Khai, Tân Thành, Minh Thành, Tân Quan, Tân Lập Phú đều có chi bộ. Nhân dân Chơn Thành đặc biệt là công nhân trong những năm sau hiệp định chịu nhiều áp bức đã cùng Nhân dân trong toàn tỉnh Thủ Dầu Một đứng lên đấu tranh phá thế kìm kẹp.Mở đầu cho cuộc đấu tranh của nhân dân Chơn Thành, Hớn Quản trong gia đoạn này là vào ngày 01/8/1954, công nhân các cơ sở cao su tổ chức đấu tranh kéo dài 03 ngày chào mừng ký kết thắng lợi Hiệp định Giơnevơ, kết hợp với việc đòi trả tự do cho tù chính trị, đòi bãi bỏ thuế đảm phụ chiến tranh, đòi các chủ sở tăng lương lên 20%. Cuộc đấu tranh ngày 01/8/1954 đã ảnh hưởng tích cực trong toàn tỉnh.Đại hội đại biểu công nhân các đồn điền toàn miền Đông đã thành lập “Liên đoàn đồn điền Việt Nam”. Nhân ngày Quốc tế lao động 01/5/1955, liên đoàn đã huy động 40.000 công nhân cao su miền Đông, đội ngũ chỉnh tề kéo về Sài Gòn, kết hợp với công nhân Sài Gòn biểu tình, Thị ủy đưa 16 yêu sách đòi Bộ Lao động, Bộ Nội vụ chính quyền Ngô Đình Diệm phải giải quyết. Trong tình thế đang phải triệt phá các thế lực thân Pháp, củng cố bộ máy cai trị, ngụy quyền buộc phải chấp nhận 16 yêu sách, viết thành văn bản gọi là “Cộng đồng khế ước cao su Việt Nam”. Đây là thắng lợi chưa từng có trong lịch sử đấu tranh của công nhân cao su. Tháng 10/1955, được sự phát động của Đảng bộ cao su miền Đông, công nhân các đồn điền Xa Cam, Xa Cát, Minh Thạnh, Xa Trạch thuộc Chơn Thành, Hớn Quản lập tức đứng lên đấu tranh chống “trưng cầu dân ý”, đòi tăng lương 50%, đòi quyền lợi dân sinh, dân chủ... Năm 1957, nhận thấy phong trào đấu tranh của các tầng lớp xã hội ở miền Nam ngày càng dâng cao, có tổ chức, có sự tham gia chỉ đạo của Đảng ta, Mỹ - Diệm đẩy mạnh chiến dịch “tố cộng, diệt cộng” vô cùng ác liệt. Chúng công khai tuyên bố “không hiệp thương tổng tuyển cử”, “Đặt cộng sản ra ngoài vòng pháp luật”, “Đặt miền nam trong tình trạng chiến tranh”, chúng tiến hành “thanh lọc nội bộ”… Ở Chơn Thành, địch bắt nhiều người yêu nước tra tấn dã man, trước những hành động của địch, người dân đã thấy rõ bộ mặt phản dân, hại nước của chúng, nên kiên quyết không khai báo cộng sản, không “ly khai” cách mạng.Trước sự đàn áp, khủng bố, kìm kẹp dữ dội của địch, đồng chí Lê Duẩn, Bí thư Xứ ủy Nam Bộ đã thảo ra “Đề cương cách mạng miền Nam” làm phương hướng chỉ đạo cho các cấp bộ Đảng. Đến tháng 12/1956, Xứ ủy Nam Bộ ra Nghị quyết về tình hình nhiệm vụ, trong đó đặt vấn đề cần xây dựng lực lượng vũ trang tuyên truyền, xây dựng căn cứ rừng núi. Nghị quyết của Xứ ủy Nam Bộ nói rõ: “Do nhu cầu của phong trào cách mạng miền Nam, trong một chừng mực nào đó cần phải có một lực lượng vũ trang tự vệ và vũ trang tuyên truyền để hỗ trợ cho đấu tranh chính trị và tiến tới sau này dùng lực lượng vũ trang đó để làm cách mạng lật đổ Mỹ - Diệm, con đường tiến lên của cách mạng miền Nam là phải dùng bạo lực khởi nghĩa giành chính quyền”.Hưởng ứng và thi hành Nghị quyết của Xứ ủy, đến cuối năm 1956, ở Chơn Thành đã thành lập được một đội công tác do đồng chí Lê Văn Năm và Tám Cường chỉ huy làm nhiệm vụ vũ trang tuyên truyền hỗ trợ cho Nhân dân đấu tranh chính trị, quần chúng xây dựng và bảo vệ các cơ sở cách mạng trong vùng địch kiểm soát, một hình thức đấu tranh kết hợp với đấu tranh vũ trang để giành thắng lợi cuối cùng.Những năm 1956 - 1958, trên địa bàn Chơn Thành, lực lượng ta ở các xã Tân Quan, Tân Khai, Minh Thạnh đã đấu tranh rất quyết liệt. Đặc biệt là cuộc đấu tranh của công nhân đồn điền Xa Trạch, đồn điền Lộc Ninh và các cuộc biểu tình nhỏ lẻ nổ ra đòi quyền lợi dân sinh, dân chủ thiết thực hằng ngày, chống khủng bố.Tháng 01/1959, Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp Hội nghị lần thứ 15 mở rộng để xác định đường lối, phương châm, phương pháp cách mạng ở miền Nam trong giai đoạn mới. Hội nghị ra dự thảo Nghị quyết 15, trong đó xác định “Con đường phát triển cơ bản của cách mạng Việt Nam ở miền Nam là khởi nghĩa giành chính quyền về tay Nhân dân”, “lấy sức mạnh của quần chúng, dựa vào quần chúng là chủ yếu, kết hợp với lực lượng vũ trang để đánh đổ quyền thống trị của đế quốc và phong kiến, dựng lên chính quyền cách mạng của Nhân dân”.Dưới ánh sáng chỉ đạo của Nghị quyết 15, phong trào cách mạng miền Nam phát triển mạnh mẽ. Trên địa bàn Chơn Thành hình thành 07 đội mũi công tác. Các đội, mũi công tác luôn đứng vững trên địa bàn được phân công, lãnh đạo sâu sát các hoạt động đấu tranh của quần chúng, đáp ứng tốt yêu cầu “bám trụ kiên cường”: dân bám đất, cán bộ, đảng viên bám dân, xây dựng được nhiều cơ sơ cách mạng trong quần chúng và cả nội tuyến trong lòng địch.Đến cuối năm 1961, Trung ương Cục còn điều 10 cán bộ từ Bến Tre về để tăng cường cho tỉnh Bình Long, trong đó các đồng chí Năm Phong (Bùi Thanh Phong), Hai Ngôn... điều về hoạt động tại huyện Chơn Thành.Thực hiện Kế hoạch Stalây - Taylo trong hai năm 1961-1962, Mỹ - Diệm đẩy mạnh việc thực hiện công cuộc bình định, ra sức gom dân lập ấp chiến lược. Ban cán sự Đảng Chơn Thành đã phát động quần chúng có sự hỗ trợ của lực lượng quân sự nổi dậy phá ấp, kết hợp trừ gian, diệt ác diễn ra rộng khắp, làm cho binh lính trong các dinh điền hoang mang bỏ chạy, một số nộp vũ khí đầu hàng. Thừa thắng, các đội mũi công tác phát động quần chúng nhân dân nổi dậy phá ấp chiến lược, làm chủ các ấp, mở rộng vùng giải phóng.Đầu năm 1965, đế quốc Mỹ đưa quân Mỹ và chư hầu vào miền Nam tiến hành chiến tranh cục bộ, đồng thời mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc hòng ngăn cản sức tiến công của các lực lượng cách mạng ở miền Nam. Được sự chi viện của chủ lực tỉnh và miền, quân và dân Chơn Thành tổ chức đánh chặn và làm hạn chế hoạt động của địch trên đường 13, 14, cùng với quân và dân miền Nam làm thất bại 02 cuộc phản công mùa khô 1965 - 1966 và 1966 - 1967 của Mỹ - Ngụy.Đến cuối năm 1967, những thắng lợi lớn trên chiến trường đã làm thay đổi cơ bản thế và lực giữa ta và địch: địch bị dồn vào thế phòng ngự bị động; còn ta có điều kiện chuyển cuộc chiến tranh cách mạng miền Nam bước sang thời kỳ mới, thời kỳ tổng tiến công và nổi dậy. Trên cơ sở nhận định tình hình chiến trường có nhiều chuyển biến có lợi cho cách mạng, tháng 10/1967, Trung ương Cục ra “Nghị quyết Quang Trung” về Tổng công kích - Tổng khởi nghĩa trên chiến trường miền Nam. Quán triệt Nghị quyết của Trung ương Cục, thực hiện nhiệm vụ do Khu ủy và Tỉnh ủy đề ra, với vai trò hỗ trợ cho An Lộc (nơi ta đánh vào cơ quan đầu não địch ở tỉnh Bình Long), Đảng bộ đã lãnh đạo quân dân Chơn Thành tích cực chuẩn bị lực lượng về mọi mặt cho Tổng tiến công và nổi dậy. Chiến thắng ngày 30/4/1975 là chiến thắng vĩ đại nhất trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta
Đêm 30 rạng ngày 31/01/1968, diễn ra cuộc Tổng công kích và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968, đánh vào hầu hết các đô thị, những nơi trọng yếu của quân đội Mỹ và chế độ Việt Nam cộng hòa tại miền Nam. Ở Bình Long, lực lượng vũ trang đồng loạt tiến công vào các mục tiêu ở An Lộc, cùng lúc đó tại Chơn Thành, bộ đội địa phương và du kích xã tiến công vào khu Chơn Thành, chi cảnh sát và một số mục tiêu khác. Những tháng cuối năm 1968, Khu ủy khu 10 chỉ đạo các lực lượng vũ trang kiên quyết bám trụ địa bàn, xây dựng củng cố lực lượng, đặc biệt là bên trong ấp chiến lược. Nhưng do lực lượng bị tổn thất nhiều trong 3 đợt Tổng tiến công và ổi dậy, nên dù cố gắng đánh địch phản kích và phát động phong trào quần chúng đấu tranh ta vẫn lâm vào tình thế khó khăn, vùng giải phóng bị uy hiếp, thu hẹp, cách mạng gặp nhiều tổn thất. Từ đây cuộc chiến đấu của Đảng bộ và nhân dân Chơn Thành bước vào thời kỳ gay go, quyết liệt mới đầy thử thách.4.2 Đẩy mạnh kháng chiến, tiến tới giải phóng Chơn Thành (1969 - 1975)Cuộc Tổng công kích và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 của quân và dân miền Nam tuy được kéo dài nhưng không đạt được mục tiêu chiến lược của Đảng đề ra từ đầu, lực lượng vũ trang, chính trị của ta có tổn thất lớn, nhưng thắng lợi của ta đã gây một tác động chính trị rất lớn trên thế giới và ngay chính bản thân nước Mỹ, góp phần làm thất bại chiến lược “chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mỹ, buộc chúng phải tính đến chuyện “xuống thang chiến tranh” và chịu ngồi vào bàn đàm phán tại Paris (Pháp). Sau năm Mậu Thân 1968, Mỹ - Ngụy chuyển dần chiến lược “chiến tranh cục bộ” sang chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” với kế hoạch “quét và giữ” kết hợp các chương trình bình định cấp tốc, bình định đặc biệt… Trên địa bàn tỉnh Bình Long, chúng tăng cường càn quét đánh phá sâu vào vùng căn cứ, vùng giải phóng, ráo riết gom dân lập ấp chiến lược bằng nhiều phương tiện và hành động cực kỳ tàn bạo, kể cả B52 và chất độc màu da cam cùng với triệt để bao vây kinh tế.Có thể nói, năm 1969 và những tháng đầu năm 1970 là thời kỳ cách mạng miền Nam trải qua ác liệt và khó khăn gay gắt nhất, nhưng đây cũng là thời kỳ quân và dân tỉnh Bình Long tỏ rõ tinh thần cách mạng, anh dũng kiên cường vượt qua mọi khó khăn thử thách, bám trụ chiến trường, tiếp tục thế tiến công đánh địch, duy trì cơ sở, khôi phục phong trào, từng bước tạo thế, tạo lực và phát triển phong trào đấu tranh cách mạng. Cùng với quả đấm chủ lực, quân và dân tỉnh Bình Long đã tham gia chiến dịch Nguyễn Huệ hè 1972, nhằm tiêu diệt phần lớn quân chủ lực ngụy, tiêu diệt và làm tan rã phần lớn lực lượng vũ trang địa phương bộ máy kìm kẹp của địch, phá vỡ tuyến phòng thủ biên giới của địch ở Bắc Sài Gòn, giải phóng những khu vực quan trọng, tạo bàn đạp tiến công vững chắc để chủ lực uy hiếp Sài Gòn. Sau chiến dịch Nguyễn Huệ, ta đã giải phóng hoàn toàn các huyện Lộc Ninh, Bù Đốp, Bù Gia Mập và từng mảng ấp chiến lược, mở rộng vùng căn cứ nối liền biên giới Campuchia thành hậu phương trực tiếp của chiến trường B2, góp phần buộc Mỹ phải chịu thất bại trên bàn Hội nghị.Hiệp định Paris được ký kết ngày 27/01/1973, Mỹ chịu rút hết quân viễn chinh và chư hầu, chấm dứt dính líu vào cuộc chiến tranh xâm lược miền Nam. Đây là một thắng lợi to lớn của cách mạng Việt Nam, là kết quả tất yếu của 18 năm đấu tranh kiên cường của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta.Trong chiến cuộc Đông Xuân 1974 - 1975, được sự chi viện của Trung ương và của Miền, quân và dân Bình Phước đã tấn công giải phóng hoàn toàn huyện Bù Đăng ngày 14/12/1974, ngày 26/12/1974 tấn công giải phóng Đồng Xoài, ngày 31/12/1974 tấn công giải phóng hoàn toàn chi khu quận lỵ Phước Bình và đến ngày 06/01/1975, tấn công giải phóng tiểu khu - tỉnh lỵ Phước Long. Chiến thắng Phước Long có ý nghĩa chiến lược quan trọng, lần đầu tiên một tỉnh của miền Nam được hoàn toàn giải phóng, là một đòn trinh sát chiến lược, tạo tiền đề cho Bộ Chính trị, Trung ương có quyết định và hạ quyết tâm giải phóng hoàn toàn miền Nam trong thời gian sớm. Phát huy thắng lợi ta tiếp tục củng cố vùng giải phóng, đồng thời bao vây, tiêu diệt cụm cứ điểm An Lộc (Bình Long). Nhận thấy không có khả năng tiếp cứu cho nhau và biết nguy cơ bị tiêu diệt, ngày 23/3/1975, địch rút chạy về Chơn Thành, trung tâm tỉnh lỵ An Lộc, tỉnh Bình Long được giải phóng.Ngày 02/4/1975, huyện Chơn Thành là địa phương cuối cùng của tỉnh Bình Long được giải phóng, góp phần cùng quân và dân các tỉnh miền Nam và các binh đoàn chủ lực tiến về giải phóng Sài Gòn vào ngày 30/4/1975, hoàn thành trọn vẹn sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.