Hiệu quả chính sách phát triển kinh tế số

Thứ năm - 28/11/2024 21:30
Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình vừa ký Quyết định số 1437/QĐ-TTg ngày 20/11/2024 ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về phát triển kinh tế số giai đoạn 2024 - 2025.
Mục tiêu của Kế hoạch là thúc đẩy phát triển kinh tế số nhằm đạt được các mục tiêu đề ra tại Quyết định số 411/QĐ-TTg ngày 31/3/2022 phê duyệt Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 (Chiến lược). Trong đó, xác định không gian tăng trưởng chủ yếu của kinh tế số Việt Nam là phát triển kinh tế số theo ngành, lĩnh vực; từng bước đưa công nghệ số và dữ liệu số trở thành yếu tố đầu vào quan trọng của các hoạt động sản xuất, kinh doanh trong từng ngành, lĩnh vực, từ đó nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh tổng thể của nền kinh tế.

Tại Kế hoạch này, Thủ tướng Chính phủ đề ra 04 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm yêu cầu các bộ, ban, ngành và địa phương triển khai thực hiện để phát triển kinh tế số giai đoạn 2024-2025.

Một là, phát triển kinh tế số ICT: Phát triển công nghiệp công nghệ thông tin trở thành ngành công nghiệp nền tảng để thúc đẩy kinh tế số. Doanh nghiệp công nghệ số mạnh là lực lượng sản xuất tiên tiến để phát triển kinh tế số ICT và thúc đẩy kinh tế số ngành, lĩnh vực.

Hai là, phát triển dữ liệu số: Đẩy nhanh mức độ sẵn sàng của các bộ dữ liệu chất lượng cao và thúc đẩy lưu thông, chia sẻ, mở dữ liệu; thúc đẩy việc mở dữ liệu, tích hợp, tái sử dụng, lưu thông dữ liệu và cải thiện hiệu quả nhờ đổi mới sáng tạo dựa trên dữ liệu; nghiên cứu và triển khai thí điểm các kịch bản khai thác và sử dụng dữ liệu và phát triển các ứng dụng số; định kỳ đánh giá chất lượng dữ liệu bảo đảm "đúng, đủ, sạch, sống".

Ba là, phát triển kinh tế số ngành, lĩnh vực: Chuyển đổi số tất cả các ngành, lĩnh vực, trọng tâm là các doanh nghiệp, tạo động lực tăng trưởng mới dựa trên dữ liệu, công nghệ số và đổi mới sáng tạo, nâng cao năng lực quản trị, quản lý vận hành hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, quản trị hoạt động của các doanh nghiệp, tạo ra các mô hình kinh doanh mới. Thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng sản phẩm, dịch vụ trên môi trường số. Ưu tiên tập trung vào một số ngành, lĩnh vực trọng điểm mà Việt Nam có tiềm năng lớn và dư địa phát triển kinh tế số gồm: thương mại bán buôn, bán lẻ; nông nghiệp; công nghiệp chế biến, chế tạo; du lịch; logistics.

Phát triển kinh tế số trong lĩnh vực thương mại bán buôn, bán lẻ thông qua chuyển đổi mô hình hoạt động của doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cửa hàng trong lĩnh vực bán buôn, bán lẻ dựa trên công nghệ số và dữ liệu số. Phát triển kinh tế số lĩnh vực nông nghiệp, tập trung chú trọng vào nông nghiệp thông minh, nông nghiệp chính xác, tăng tỷ trọng của nông nghiệp công nghệ số trong nền kinh tế. Phát triển kinh tế số trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo theo hướng ứng dụng các công nghệ tiên tiến, hiện đại để thực hiện chuyển đổi các nhà máy trở thành các nhà máy thông minh phù hợp với xu hướng phát triển xanh trên thế giới.

 
Không gian tăng trưởng chủ yếu của kinh tế số Việt Nam là phát triển kinh tế số theo ngành, lĩnh vực - Ảnh minh họa.

Phát triển kinh tế số du lịch theo hướng ứng dụng công nghệ nhằm tối ưu hóa hoạt động quản trị, vận hành, khai thác, kinh doanh của các cơ sở lứu trú du lịch, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ khách, các khu du lịch, điểm du lịch, khu vui chơi, giải trí, các danh lam thắng cảnh, các khu bảo tồn di sản văn hóa đậm đà bản sác dân tộc. Phát triển kinh tế số lĩnh vực logistics theo hướng ứng dụng công nghệ nhằm tối ưu chi phí logistics toàn trình, xuyên suốt toàn bộ quá trình vận chuyển hàng hóa từ các cảng biển, cửa khẩu, kho - bãi - cảng tới tận tay người tiêu dùng và ngược lại.

Bốn là, quản trị số: Triển khai thí điểm ở các bộ, ngành, địa phương, sau đó nhân rộng các nền tảng trợ lý ảo hỗ trợ cán bộ, công chức trong xây dựng văn bản pháp luật, thực thi công vụ; hỗ trợ người dân về các vấn đề pháp lý và các trợ lý ảo khác. Hoàn thiện mô hình điều hành dựa trên dữ liệu qua Trung tâm Điều hành Thông minh (IOC) để phổ biến cho các địa phương.


Chỉ còn hơn một tháng nữa là kết thúc năm 2024. Vì vậy, năm 2025 sẽ là năm phải hành động mạnh mẽ hơn, quyết liệt hơn, tạo ra các kết quả thiết thực hơn, toàn diện hơn cho người dân, theo kế hoạch hành động.

Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 là thành tựu chung của trí tuệ nhân loại. Thế giới đang chuyển đổi số mạnh mẽ, trên tất cả các lĩnh vực. Những năm qua, Việt Nam được đánh giá có tốc độ tăng trưởng kinh tế số nhanh bậc nhất thế giới và dự báo tiếp tục nằm trong nhóm dẫn đầu thế giới về tốc tốc độ tăng trưởng kinh tế số giai đoạn 2022 - 2026. Tuy thị trường số của Việt Nam chưa quá lớn, nhưng Việt Nam có tiềm năng phát triển quy mô thị trường, khi tổng dân số đang xếp thứ 15 toàn cầu. Chỉ riêng lĩnh vực thanh toán và giải trí kỹ thuật số trong đời sống đã cho thấy kinh tế số ở nước ta đang tăng trưởng mạnh mẽ. Trả tiền bằng chuyển khoản và quét mã QR đã và đang trở thành một thói quen, thành “văn hóa”. Trong nhiều ngành kinh tế Việt Nam, việc áp dụng công nghệ số đã và đang tạo ra đột phá, thúc đẩy tăng trưởng, giảm chi phí logistics.

Cùng với những thực tế đã trải qua, chúng ta tin rằng Kế hoạch hành động quốc gia về phát triển kinh tế số giai đoạn 2024 - 2025 nhất định sẽ đạt được các mục tiêu.

Tác giả: Hải Đăng

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Dang cs
quoc hoi
chinh phu
bp
hndn
cb
TUYEN GIAO
BAO BP

19/2023/LT

Lịch VPTU tuần thứ 19/2023

Thời gian đăng: 07/05/2023

lượt xem: 2075 | lượt tải:26

01/DSMT

Danh sách miễn thi ngoại ngữ, tin học CVC 2021

Thời gian đăng: 07/11/2021

lượt xem: 2450 | lượt tải:599

VB1111

Công văn V/v điều chỉnh, bổ sung lịch làm việc tuần 44

Thời gian đăng: 31/10/2021

lượt xem: 20619 | lượt tải:4464

8-HĐTNN

Số 08-HĐTNN

Thời gian đăng: 26/10/2021

lượt xem: 21223 | lượt tải:97579

số 16 /TB-QHTASXH

số 16 /TB-QHTASXH

Thời gian đăng: 10/05/2021

lượt xem: 19798 | lượt tải:381
Thống kê
  • Đang truy cập287
  • Máy chủ tìm kiếm90
  • Khách viếng thăm197
  • Hôm nay36,355
  • Tháng hiện tại240,017
  • Tổng lượt truy cập26,418,404
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây