Những điểm sángGhi nhận thực tế tại các địa phương, mặc dù nguồn lực đầu tư của Nhà nước thời gian qua còn hạn chế nhưng với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, “dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giáp sát, dân thụ hưởng”, “việc nước, việc làng đất vàng cũng hiến”, “xây dựng NTM có điểm khởi đầu, không có điểm kết thúc”, “tiêu chí dễ làm trước, tiêu chí khó từng bước hoàn thành sau”… Với phương châm đó, cấp uỷ, chính quyền, đoàn thể địa phương đã huy động cả hệ thống chính trị, người dân cùng chung tay vào cuộc thực hiện đạt nhiều thành quả thiết thực. Tuyến đường nông thôn xã Minh Lập, thị xã Chơn Thành đầu tư xây dựng rộng từ 14m-16m, không khác gì đường liên xã rất thuận lợi để lưu thông
Chỉ trong vòng 4 năm nhưng xã Tân Hiệp, huyện Hớn Quản đã vận động nhân dân đóng góp hơn 100 tỷ đồng bê tông xi măng và nhựa hóa hơn 70km đường giao thông nông thôn. Trong đó có khu dân cư đã vận động làm được 26 km đường bê tông xi măng, tương đương với một xã bình thường khác. Qua đó, góp phần đưa Tân Hiệp cán đích NTM năm 2019 và về đích NTM nâng cao trong năm 2023. Đây là điểm sáng toàn tỉnh về vận động nhân dân hiến đất, cây trồng và kinh phí làm đường giao thông nông thôn trong xây dựng NTM. Chủ tịch UBND xã Tân Hiệp Trần Văn Quyền cho biết: Tất cả các tuyến đường được bê tông, nhựa hóa đều rộng từ 4m trở lên, trong đó đều có sự đóng góp đối ứng của nhân dân với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”. Ngoài làm đường giao thông, nhân dân còn đóng góp hàng tỷ đồng làm đèn đường thắp sáng và trồng hoa 2 bên lề. Đây là thành tích ấn tượng mà cho đến nay toàn huyện chưa địa phương nào làm được.Tại xã Minh Lập, thị xã Chơn Thành, các tuyến đường giao thông nông thôn ở các khu dân cư được trải nhựa rộng thênh thang không thua kém gì tuyến đường liên xã, liên huyện, là điểm sáng trong toàn tỉnh. Các tuyến đường được xây dựng rộng từ 14m-16m, trong đó mặt đường được bê tông nhựa nóng rộng 10m, 2 bên là hành lang và hệ thống mương thoát nước. Và việc mở rộng đường như thế này sẽ thuận tiện hơn rất nhiều so với tuyến đường bê tông xi măng chỉ rộng từ 3m-4m.Một nét nổi bật riêng khác nữa chỉ có Minh Lập là 7/7 ấp thì tất cả đều có quỹ đất đất rộng, diện tích vượt so với quy định. Có diện tích đất rộng, từ nguồn vốn NTM nâng cao đã đầu tư hàng tỷ đồng xây dựng các nhà văn hóa và khuôn viên đạt chuẩn, tạo điều kiện cho người dân hội họp, vui chơi, thụ hưởng thiết chế văn hóa. Chủ tịch UBND xã Minh Lập Phạm Văn Nam phấn khởi: Theo quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, mỗi khuôn viên nhà văn hóa rộng 300m2 là đạt theo quy định, tuy nhiên 7/7 khu dân cư địa bàn xã đều có quỹ đất lớn để xây dựng nhà văn hóa ấp, nhỏ nhất là 362m2, lớn nhất hơn 2.000m2.Để về đích NTM nâng cao, ngoài nguồn vốn đối ứng của nhân dân, những năm qua, UBND thị xã Bình Long đã ưu tiên nguồn vốn hàng tram tỷ đồng để xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, trạm y tế, nhà văn hoá cho xã Thanh Lương đạt chuẩn. Và điểm nhấn ấn tượng và cũng khác biệt nhất của cả tỉnh khi đến xã Thanh Lương là Trạm y tế được đầu tư mới khang trang, sạch đẹp với tổng kinh phí 2,6 tỷ đồng. Trước đó, khi Thanh Lương về đích NTM tiêu chuẩn trạm cũng đã được đầu tư mua sắm trang thiết bị tạo điều kiện thuận lợi cho người dân đến khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ.Xã Long Giang, thị xã Phước Long cán đích NTM năm 2022 với kết cấu hạ tầng được đầu tư xây dựng đồng bộ, mức hưởng thụ của người dân được nâng cao, theo đó tất cả các chỉ tiêu, tiêu chí đều hoàn thành, không còn nợ đọng. Với phương châm “xây dựng NTM không có điểm kết thúc”, phát huy thành quả đạt được, cả hệ thống chính trị và người dân đang nỗ lực phấn đấu nâng chất các tiêu chí hướng đến xã NTM kiểu mẫu. Tuyến đường giao thông nông thôn ở xã Tân Hiệp, huyện Hớn Quản được xây dựng khang trang, bên lề trồng hoa, cây cảnh tạo điểm nhấn ở khu dân cư
Điểm nhấn đầu tiên khi đến với Long Giang là Trung tâm văn hóa xã được đầu tư xây dựng khang trang, bề thế, hiện đại. Từ quỹ đất rộng cạnh trung tâm xã, địa phương được đầu tư nguồn kinh phí hơn 4,5 tỷ đồng xây dựng Trung tâm văn hóa với nhiều công trình, hạng mục, gồm cổng, hàng rào, nhà bảo vệ, khuôn viên, sân bóng đá min ni, đặc biệt là nhà thi đấu đa năng rộng hàng trăm mét vuông. Đây không chỉ là nơi tổ chức các sự kiện, thi đấu các môn thể thao mà là địa điểm thích hợp để người dân vui chơi, rèn luyện sức khỏe mỗi ngày.Long Giang có khoảng hơn 40km đường giao thông nông thôn thì đều được nhựa hóa, bê tông xi măng 100%. Trong đó, nhiều tuyến đường trải nhựa được đầu tư mở rộng thênh thang, tạo điều kiện cho người dân đi lại, buôn bán, giao thương thuận tiện. Đặc biệt, tại thôn An Lương, UBND thị xã Phước Long đang đầu tư xây dựng chiếc cầu bắc qua dòng sông Bé nối thị xã Phước Long với huyện Bù Gia Mập. Chiếc cầu có chiều dài 123,54m, rộng 15m kết hợp tuyến đường nhựa dài 1,7km, tổng kinh phí 80 tỷ đồng. Sau khi công trình hoàn thành sẽ tạo điểm nhấn về giao thông ở địa phương này, nhất là phục vụ các phương tiện trọng tải nặng. Bởi trước đó, tại thôn An Lương đã xây dựng chiếc cầu treo rất đẹp, tuy nhiên cầu nhỏ chỉ phục vụ nhu cầu cho người dân bằng các phương tiện xe thô sơ, xe gắn máy và đi bộ.Nỗ lực của cả hệ thống chính trịCông tác xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh đã huy động cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc. Tại huyện Đồng Phú, nhờ sự quan tâm đầu tư của nhà nước, đóng góp của nhân dân, đến nay chương trình xây dựng NTM trên địa bàn đạt nhiều kết quả nổi bật với 10/10 xã đạt chuẩn NTM, 3/10 xã công nhận đạt chuẩn NTM nâng cao và Đồng Phú đang trình các cấp công nhận huyện đạt chuẩn NTM. Nhờ huy động tổng lực sức mạnh của nhân dân nên không chỉ thực hiện đạt mà còn vượt các chỉ tiêu, tiêu chí đề ra. Điển hình như xã NTM nâng cao Thuận Phú. Theo quy định, xã có 1 khu dân cư nông thôn kiểu mẫu là đạt theo quy định nhưng đến nay Thuận Phú có 3 khu dân cư được UBND huyện công nhận kiểu mẫu, vượt 2 khu dân cư. Trung tâm văn hóa xã Long Giang, thị xã Phước Long được xây dựng khang trang, tạo điểm nhấn ở xã NTM nâng cao này
Bù Đốp là huyện biên giới với điều kiện kinh tế - xã hội, đời sống người dân còn nhiều khó khăn nhưng sau hơn 10 triển khai xây dựng NTM, đến nay Bù Đốp đã có sự đổi thay diệu kỳ với nhiều điểm nhấn nổi bật. Hiện 6/6 xã của huyện đạt chuẩn NTM và Thiện Hưng về đích NTM nâng cao trong năm 2023. Kết quả đó là nhờ huyện đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức người dân cũng như nhân rộng các gương điển hình, các mô hình mới, cách làm hay trong NTM. Qua đó nhận được sự đồng tình ủng hộ, chung tay đóng góp sức người, sức của cho NTM. Xã Đức Liễu, huyện Bù Đăng đón nhận quyết định xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2022 vào cuối năm 2023
So với 11 huyện, thị xã, thành phố toàn tỉnh thì Bù Đăng là huyện có địa bàn rộng, các tuyến giao thông dài, hệ thống trường học nhiều nên cần nguồn lực rất lớn để đầu tư xây dựng. Để hoàn thành các tiêu chí NTM đề ra, ngoài nguồn lực của nhà nước, sự chung tay góp sức của người dân thì Bù Đăng đang gặp nhiều khó khăn, vướng mắc cần được quan tâm hỗ trợ, tháo gỡ của các cấp có thẩm quyền. Đó là nhiều tuyến đường dân sinh thuộc đất lâm phần và quy hoạch khu vực khu vực khoáng sản bô xít nên nhiều tuyến đường, công trình trường học chưa được đầu tư xây dựng. Dù gặp nhiều khó khăn nhưng đến nay Bù Đăng có 10/15 xã đạt chuẩn NTM tiêu chuẩn, 2/15 xã đạt chuẩn NTM nâng cao. Và phấn đấu cuối năm 2024 có 15/15 xã đạt chuẩn NTM, 3 xã đạt chuẩn NTM nâng cao. Đây là kết quả rất đáng được ghi nhận đối với địa phương còn nhiều khó khăn như Bù Đăng.Hoàn thành 100% xã nông thôn mới vào năm 2025Sau hơn 10 năm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, đến nay Bình Phước có 73/86 xã đạt chuẩn NTM, 21/86 xã đạt chuẩn NTM nâng cao. Ngoài ra, 7 xã phấn đấu về đích NTM và 6 xã phấn đấu về đích NTM nâng cao năm 2023 đang được tỉnh thẩm định và công nhận đạt chuẩn thời gian tới. Thị xã Bình Long, thị xã Phước Long và thành phố Đồng Xoài đã được công nhận đạt chuẩn. Huyện Đồng Phú đang hoàn thiện các bước cuối cùng để công nhận huyện đạt chuẩn NTM; thị xã Chơn Thành cũng đang hoàn thiện hồ sơ công nhận thị xã hoàn thành nhiệm vụ xât dựng NTM.Năm 2023 đã đi qua với những khó khăn nhất định, nhưng công tác xây dựng NTM vẫn đạt nhiều kết quả với điểm nhấn ấn tượng. Phó Chánh văn phòng Điều phối xây dựng NTM tỉnh Bình Phước Lường Đình Hải chia sẻ: Năm 2023, các yếu tố khách quan không ủng hộ cho chương trình NTM như tăng trưởng kinh tế, giá cả nông sản, nhưng chính quyền các cấp đã làm được những việc vượt trội hơn các năm trước. Đó là các địa phương đã có các giải pháp cụ thể trong thực hiện tiêu chí cụ thể. Cụ thể, trong công tác giải phóng mặt bằng thực bằng câu châm ngôn “việc nước, việc làng đất vàng cũng hiến”, “việc nhỏ việc to dân lo là xong hết”. Bởi vậy, công tác giải phó mặt bằng làm đường giao thông nông thôn đã trở thành phong trào lan tỏa trong toàn tỉnh.Hiện toàn tỉnh còn 6 xã sẽ phấn đấu về đích NTM năm 2024 và năm 2025. Đây là những xã vùng sâu, xa, điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn, xuất phát điểm thấp, bởi vậy để cán đích NTM cần nguồn lực lớn và chung tay vào cuộc của cả hệ thống chính trị và người dân, doanh nghiệp. Phát huy những kết quả đạt được, kỳ vọng năm 2024 và năm 2025 tới Bình Phước sẽ thực hiện thành công, thắng lợi trên tất cả các lĩnh vực trong đó có chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM.