PHONG TRÀO NÔNG DÂN SẢN XUẤT, KINH DOANH GIỎI

Thứ ba - 24/01/2017 21:02
Trong những năm qua, phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi trên địa bàn tỉnh có nhiều chuyển biến tích cực, phát triển sâu rộng, làm thay đổi bộ mặt nông thôn, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; đồng thời tạo tiền đề vững chắc cho tỉnh Bình Phước bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Vai trò của các cấp Hội nông dân
Năm 1989, Hội nông dân Việt Nam đã phát động phong trào “nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau xóa đói giảm nghèo và làm giàu chính đáng”. Từ năm 1997 đến nay, phong trào đã phát triển sâu rộng trong cả nước nói chung và ở Bình Phước nói riêng và thu hút đông đảo cán bộ, hội viên nông dân tham gia. Bình quân mỗi năm có trên 48 ngàn hộ đăng ký và trên 25 ngàn hộ đạt danh hiệu nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp. Điều này đã góp phần to lớn vào việc triển kinh tế xã hội của tỉnh.

Để có được những hiệu quả thiết thực, Ban thường vụ Hội nông dân tỉnh đã thay đổi phương thức chỉ đạo phong trào chuyển sang hoạt động tư vấn, hỗ trợ, giúp đỡ nông dân về vốn và giống, khoa học kỹ thuật, công nghệ mới, dạy nghề… Bằng những việc làm thiết thực, Hội nông dân tỉnh đã ký Nghị quyết liên tịch với một số ngân hàng giúp nông dân vay vốn phát triển sản xuất. Đến nay, đã xây dựng được 623 tổ tiết kiệm vay vốn phát triển sản xuất, với gần 25.000 thành viên tham gia chương trình cho vay hộ nghèo và đối tượng chính sách khác do ngân hàng chính sách xã hội ủy thác. Đồng thời, các cấp hội tích cực vận động xây dựng và quản lý hiệu quả Quỹ hỗ trợ nông dân. Từ năm 1997 đến nay, quỹ đã hỗ trợ nông các cấp trong tỉnh giải ngân hơn 27 tỷ đồng, giúp cho trên 8.500 hộ vay để sản xuất, kinh doanh thoát nghèo, tạo việc làm cho hàng chục ngàn lao động nông thôn.

20 năm qua, các cấp Hội nông dân trong tỉnh đã song hành cùng những nhà nông vượt qua khó khăn tạo ra những sản phẩm, thương hiệu tốt nhất, những mô hình nổi bật. Với nhiều cách làm hay, sáng tạo, phong trào nông dân sản xuất kinh doanh giỏi trên địa bàn tỉnh không ngừng phát triển, xuất hiện ngày càng nhiều tấm gương nông dân tiêu biểu sản xuất, kinh doanh giỏi.

Làm giàu trên vùng đất khó
Rời quê hương 1994 và đến vùng đất thôn 4, xã Bình Minh, huyện Bù Đăng lập nghiệp, sau hơn 20 năm, ông Đào Ngọc Chuẩn đã gây dựng được cơ ngơi khang trang với vườn cao su 28 ha, cùng trang trại heo hàng ngàn con. Mô hình trồng cao su, nuôi heo giúp ông có thu nhập cao và vững chắc. 
 

Trang trại nuôi heo của ông Đào Ngọc Chuẩn

Nhớ lại những ngày gian khổ, ông Chuẩn tâm sự: Vườn cao su xanh tốt bây giờ, trước đây là rừng lồ ô, cỏ tranh ngập đầu người, nếu không có ý chí thoát nghèo thì chắc chắn tôi sẽ không được như ngày nay. Hiện bình quân mỗi năm sau khi trừ các chi phí, gia đình ông thu nhập khoảng 2,3 tỷ đồng từ việc xuất 3.000 con heo và 60 tấn mủ quy khô, tạo việc làm ổn định cho 18 lao động thường xuyên với thu nhập bình quân 6,5 - 9 triệu đồng/người/tháng. Hằng năm, gia đình ông đóng góp cho địa địa phương từ 60 đến 100 triệu đồng. Với những thành quả và đóng góp vào sự phát triển của địa phương, ông được Ủy ban nhân dân tỉnh tỉnh tặng 3 bằng khen về nông dân sản xuất giỏi. 5 năm liền (từ năm 2011 - 2015), đạt danh hiệu nông dân sản xuất kinh doanh giỏi cấp tỉnh. 

Bơ sáp Mã Dưỡng - sản phẩm thương hiệu Việt
“Nếu ở Bình Phước làm nông không được thì không đi đâu làm được”. Đó là câu nói đầu tiên khi tôi tiếp xúc với ông Dương Mã Dưỡng ở thôn Đồng Tiến, xã Phước Tân, huyện Phú Riềng, người đã làm nên thương hiệu nổi tiếng – Bơ sáp Mã Dưỡng. Với ông, việc làm nên thương hiệu cho quả bơ trên đất Bình Phước như là một duyên nợ. Bởi trước đó, quả bơ của ông được mọi người biết đến là khi ông đang còn ở Bà Rịa Vũng Tàu, nhưng để trái bơ chính thức có mặt trên thị trường với tên tuổi rõ ràng và khẳng định được chất lượng, uy tín phải kể từ khi ông mang cây bơ đến trồng trên đất Bình Phước. Theo ông, khí hậu cân đối về lượng mưa, nắng, nhiệt độ làm cho chất lượng của quả bơ ngon hơn, năng suất nhiều hơn.

Chia sẻ về câu chuyện hành trình chinh phục “cây bơ” của mình ông cho biết: Lúc ông quyết định gắn bó với cây bơ thì người dân đang phải lo chuyện no bụng trước, không ai có điều kiện để nghĩ đến ăn trái bơ vì họ không có đủ tiền để mua đường và sữa. Những người không ủng hộ thường nói rằng: “Đói mà trồng bơ”. Không nản chí vì quanh ông vẫn có những người ăn bơ của ông và khen ngon làm ông có thêm động lực gắn bó với nó. Để tạo ra các giống chất lượng, ông đã qua Thái Lan học tập, nghiên cứu. Hiện tỷ lệ ghép thành công của ông đạt đến 97%. Khi khẳng định được chất lượng và có khách hàng ổn định, ông tiến tới một bước chuyển sang chăm sóc theo quy trình của Nhật. Vì Nhật là thị trường khó tính nhất, nhưng nếu đáp ứng được thị trường này thì sản phẩm của ông sẽ thâm nhập vào các thị trường khó tính khác như Mỹ, Hồng Kong. Từ một người nông dân, ông đã đưa quả bơ ra với thị trường thế giới, được người tiêu dùng đánh giá cao.

Hiện nay, sau khi trừ chi phí bình quân mỗi năm thu nhập khoảng 3,1 tỷ đồng. Ông tạo việc làm thường xuyên cho 10 lao động và 40 lao động theo mùa vụ, với thu nhập bình quân 4,5 triệu đồng/tháng/người. 
 
Trang trại giống Bơ sáp Mã Dưỡng

5 năm liền ông đạt danh hiệu nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi cấp tỉnh (2011 - 2015). Năm 2014, 2015 ông được trao đạt Cúp vàng, huy chương vàng và danh hiệu “sản phẩm, thương hiệu Việt chất lượng cao và quyền sử dụng dấu hiệu” do Viện chất lượng Việc Nam phù hợp tiêu chuẩn VNPACO MEDIA trao tặng. Được liên hiệp hội khoa học Doanh nhân Việt Nam trao tặng danh hiệu “Doanh nghiệp nhân - Bản lĩnh trí tuệ - Thương hiệu tiêu biểu vì người tiêu dùng”. Năm 2015 được Viện Sở hữu trí tuệ quốc tế chứng nhận “sản phẩm tin cậy” cho Bơ sáp cao cấp Mã Dưỡng. Năm 2015 được công nhận thương hiệu ASEAN Thái Lan.

Người sáng tạo máy thổi lá cao su
Với diện tích hơn 30 ha cao su và cây ăn trái, mỗi năm mang về cho ông Nguyễn Hữu Năm ( Thôn 3, xã Long Tân, huyện Phú Riềng) lợi nhuận 2 tỷ đồng. Để phục vụ công việc và tính đam mê sáng tạo, ông đã sáng chế ra máy phun thuốc cho cao su và máy thổi lá cao su. Ông đã nhiều lần đi dự báo cáo điển hình nông dân sản xuất giỏi toàn quốc và 10 năm liền là nông dân sản xuất giỏi cấp tỉnh. Trung ương Hội Nông dân Việt Nam công nhận ông là nông dân xuất sắc năm 2013. Không những làm kinh tế giỏi, ông còn đi đầu trong công tác xã xội. Từ những thành quả thu được, ông luôn gương mẫu trong việc đóng thuế và ủng hộ các quỹ phúc lợi xã hội như: góp 507 triệu đồng và hiến 3.000m2 đất làm đường. Tạo điều kiện cho 20 hộ dân mượn 100 triệu đồng và 20 ngàn cây giống không tính lãi để giúp các hộ nông dân phát triển kinh tế. Đóng góp cho hoạt động từ thiện 50 triệu đồng mỗi năm.  

Từ phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi đã xuất hiện những viên ngọc sáng giữa đời thường. Họ không những đóng góp cho tỉnh những mô hình kinh tế hay, những thương hiệu nổi tiếng mà còn tạo niềm vui cho cộng đồng bằng chính nguồn thu nhập chân chính từ sức lao động, trí tuệ của mình. Họ chính là những bông hoa thơm tỏa sáng giữa đời thường bằng chính sự đam mê, lao động và cống hiến để góp phần vào sự phát triển của tỉnh trong chặng đường 20 năm qua.

Tác giả: Quang Trung

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Dang cs
quoc hoi
chinh phu
bp
hndn
cb
TUYEN GIAO
BAO BP

19/2023/LT

Lịch VPTU tuần thứ 19/2023

Thời gian đăng: 07/05/2023

lượt xem: 2075 | lượt tải:26

01/DSMT

Danh sách miễn thi ngoại ngữ, tin học CVC 2021

Thời gian đăng: 07/11/2021

lượt xem: 2451 | lượt tải:599

VB1111

Công văn V/v điều chỉnh, bổ sung lịch làm việc tuần 44

Thời gian đăng: 31/10/2021

lượt xem: 20620 | lượt tải:4464

8-HĐTNN

Số 08-HĐTNN

Thời gian đăng: 26/10/2021

lượt xem: 21223 | lượt tải:97579

số 16 /TB-QHTASXH

số 16 /TB-QHTASXH

Thời gian đăng: 10/05/2021

lượt xem: 19798 | lượt tải:381
Thống kê
  • Đang truy cập517
  • Máy chủ tìm kiếm34
  • Khách viếng thăm483
  • Hôm nay67,374
  • Tháng hiện tại277,033
  • Tổng lượt truy cập26,455,420
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây