Thực hiện lời dạy của Bác Hồ "Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công", những năm qua, phong trào thi đua Dân vận khéo trên địa bàn tỉnh Bình Phước đã được triển khai rộng khắp với nhiều hình thức đa dạng, thiết thực, góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn, xây dựng thành công xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, Nông thôn kiểu mẫu.
Tập trung trọng tâm vào: khéo tham mưu, tổ chức thực hiện, khéo tuyên truyền, vận động; khéo vận động phát triển kinh tế, xây dựng kết cấu hạ tầng; khéo vận động xây dựng văn hoá - xã hội - môi trường lành mạnh và xây dựng hệ thống chính trị, địa phương vững mạnh.Phát huy vai trò công tác dân vận trong xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu, Ban Dân vận Tỉnh uỷ phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh căn cứ các văn bản hướng dẫn của Trung ương và Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bình Phước về thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu (giai đoạn 2021-2025), xây dựng kế hoạch phối hợp với ngành chức năng để triển khai thực hiện.Qua triển khai thực hiện xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu, nhận thức của cán bộ, công chức, đảng viên trong hệ thống chính trị cơ sở có sự chuyển biến tích cực, xem đây là trách nhiệm, là động lực để xây dựng các mục tiêu nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu. Qua triển khai, đã từng bước nâng cao nhận thức của người dân về vai trò chủ thể trong xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu, vừa là quyền lợi, vừa là trách nhiệm, từ đó tích cực tham gia đóng góp vật chất, ngày công lao động, thực hiện các công trình phần việc ở địa phương, hộ gia đình, đặc biệt là khắc phục tình trạng trông chờ, ỷ lại vào sự đầu tư của nhà nước. Trong quá trình xây dựng nông thôn mới, cấp ủy đảng, chính quyền, các đoàn thể từ tỉnh xuống cơ sở đã phát huy trách nhiệm; phân công, phân nhiệm từng cấp, từng ngành, từng thành viên ban chỉ đạo, từng cơ quan đơn vị sao cho đạt hiệu quả cao nhất. Với nhiều cách làm hay sáng tạo, công khai, dân chủ, qua thực hiện, đã xuất hiện nhiều mô hình về công tác dân vận, mô hình trong phong trào thi đua “Dân vận khéo”; huy động được sức mạnh của cộng đồng dân cư và doanh nghiệp, tiêu biểu như: Mô hình “Tổ hợp tác phát triển kinh tế” của Hội Liên hiệp thanh niên thị xã Bình Long; Mô hình “Hợp tác xã trồng rau an toàn” của khu phố Suối Đá, phường Tân Xuân, thành phố Đồng Xoài; Mô hình “Chuỗi cung ứng thịt heo an toàn sinh học từ trang trại đến người tiêu dùng” của Tổ 5, Khu phố Phú An, phường An Lộc, thị xã Bình Long; Mô hình Hợp tác xã chăn nuôi dê Lộc Hiệp” của Ấp Hiệp Thành, xã Lộc Hiệp, huyện Lộc Ninh; Mô hình “Tuổi trẻ Bình Phước xây dựng nông thôn mới”; Mô hình “Tổ hợp tác phát triển kinh tế” của Hội Liên hiệp Thanh niên thị xã Bình Long; Mô hình “Cựu chiến binh tự quản các tuyến đường sáng, xanh, sạch, đẹp” của Hội Cựu chiến binh phường Tân Đồng, Đồng Xoài; mô hình “zalo an ninh” và “Camera an ninh” của thành phố Đồng Xoài; mô hình “Thắp sáng đường quê” và “Thắp sáng đường tuần tra biên giới” của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Bình Phước. Năm 2022, Chủ tịch UBND tỉnh đã tặng thưởng Bằng khen cho 18 tập thể và 33 cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua “Toàn tỉnh chung sức xây dựng nông thôn mới”. Sáng 21/9/20239, UBND thị xã Bình Long tổ chức hội nghị tập huấn triển khai hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới nâng cao và Bộ tiêu chí khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu trên địa bàn thị xã
Tuy nhiên, công tác dân vận trong xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu vẫn còn những khó khăn, hạn chế nhất định. Vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của một số cấp uỷ đảng cơ sở có lúc, có nơi chưa sâu sát và thường xuyên. Một bộ phận cán bộ, đảng viên và Nhân dân chưa nhận thức đầy đủ về trách nhiệm, nghĩa vụ, vai trò chủ thể của mình đối với xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu. Nhiều địa phương mới chú trọng thực hiện các nội dung tiêu chí nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu do cấp xã đảm nhận, chưa thực sự quan tâm đầy đủ việc thực hiện các nội dung ở cấp thôn, bản và hộ gia đình.Từ thực tiễn công tác dân vận trong xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu ở Bình Phước, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm sau:Thứ nhất, nơi nào có sự vào cuộc quyết liệt của cấp ủy đảng, chính quyền và sự quan tâm phối hợp đồng bộ của các ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội các cấp là nơi đó công tác dân vận trong xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu thành công.Thứ hai, hệ thống ban dân vận từ tỉnh đến khối dân vận xã, phường, thị trấn được kiện toàn và hoạt động có hiệu quả; nhất là cán bộ làm công tác dân vận cấp cơ sở nhiệt tình, năng lực, uy tín, thường xuyên phối hợp tổ chức vận động, kiểm tra, đôn đốc thực hiện là yếu tố quan trọng đảm bảo sự thành công trong xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu.Thứ ba, lồng ghép các nội dung thực hiện mô hình hộ gia đình thi đua “Chung sức xây dựng nông thôn mới” với các chương trình, mục tiêu, đề án quốc gia; các kế hoạch liên tịch với lực lượng vũ trang về công tác vận động quần chúng; các phong trào thi đua yêu nước của các tổ chức chính trị - xã hội đã tạo ra sức mạnh tổng hợp, đồng bộ làm tăng thêm nguồn lực và giúp cho mô hình hộ gia đình thi đua “Chung sức xây dựng nông thôn mới” đến năm 2025 đạt được hiệu quả toàn diện hơn.Thứ tư, việc phối hợp tổ chức tốt xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu đã có tác dụng nâng cao nhận thức, vai trò, vị trí của hệ thống ban dân vận từ tỉnh đến khối dân vận xã, phường, thị trấn, nhằm cổ vũ, động viên mạnh mẽ tinh thần thi đua yêu nước của các tầng lớp nhân dân, phấn đấu thực hiện tốt các nội dung và mục tiêu của cuộc vận động, góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, giữ vững quốc phòng, an ninh của từng địa phương, được Nhân dân đồng tình hưởng ứng.Thứ năm, thường xuyên đổi mới công tác dân vận, phương pháp kiểm tra, giám sát, xây dựng và ban hành văn bản phù hợp tình hình hoạt động cấp cơ sở. Kịp thời tổng kết biểu dương, khen thưởng hàng năm và từng giai đoạn đã khích lệ được tinh thần và là nguồn động lực thúc đẩy sự phát triển ở địa phương.Để tiếp tục thực hiện tốt công tác dân vận trong xây dựng nông thôn mới theo chúng tôi trong thời gian tới cần triển khai đồng bộ, hiệu quả những giải pháp cơ bản như sau:1. Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân tham gia chương trình mục tiêu xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu với vai trò là chủ thể để chủ động, tích cực trong thực hiện chương trình và hưởng lợi trực tiếp từ chương trình. Đồng thời, chuyển đổi phương thức vận hành chương trình: “Nhà nước chuyển từ vai trò quản lý, điều hành chương trình sang vai trò định hướng, hỗ trợ phát triển, người dân từng bước tham gia vận hành, kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện chương trình”.2. Đổi mới nội dung, phương thức chia sẻ thông tin, huy động và sử dụng các nguồn lực để khơi dậy, phát huy tính chủ động, sáng tạo, đặc thù, thế mạnh của từng địa phương, vai trò tự quản của cộng đồng, tinh thần tự nguyện, tự giác của mọi người dân trong phát triển cộng đồng và làm giàu chính đáng.3. Tích cực đổi mới mạnh mẽ việc phối hợp hành động giữa các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam góp phần thực hiện có hiệu quả các tiêu chí chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu. Làm tốt công tác giám sát, phản biện xã hội gắn với lắng nghe ý kiến, kịp thời phản ánh, tham mưu với cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền các cấp những nguyện vọng, đề xuất, sáng kiến của nhân dân trong quá trình thực hiện các công trình, phần việc trong xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu.4. Nâng cao năng lực, trình độ, kỹ năng của cán bộ khối dân vận, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội ở cơ sở trong công tác tuyên truyền, vận động và đảm nhận triển khai thực hiện các công trình, phần việc cụ thể để tham gia chương trình xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu.5. Trong chỉ đạo triển khai các phong trào, cuộc vận động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội nên triển khai thí điểm (hoặc làm điểm) để sơ kết, đánh giá và nhân ra diện rộng. Đồng thời, thống nhất các phong trào, cuộc vận động có tính chất tương đồng; ban hành các nội dung, tiêu chí, danh hiệu thi đua, tránh chồng chéo, hình thức.6. Phát huy vai trò chủ thể của người dân trong tham gia vận hành, kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện các tiêu chí của chương trình xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu./.