Ở Việt Nam chúng ta cũng thế, hiện nay đã có trên 800 mạng xã hội khác nhau hoạt động, trong đó phổ biến nhất là Facebook, Youtobe, Zalo, Tiktok. Thống kê cho đến hết quý I/2023, cả nước có trên 77 triệu thuê bao internet, chiếm 79,1% dân số, có trên 70 triệu tài khoản mạng xã hội, 66 tiệu tài khoản Facebook, 63 triệu tài khoản Youtobe, 50 triệu tài khoản Tiktok.
Hiện nay cụm từ cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đã len lỏi và được nhắc tới nhiều trong tất cả các ngành nghề, các lĩnh vực, vì nó đã đang diễn ra, đã làm thay đổi cuộc sống, thay đổi thế giới từng ngày. Với cuộc cách mạng số này, vạn vật đều được kết nối qua internet, tất cả nhu cầu của con người từ cơ bản đến hiện đại nhất đều được giải quyết triệt để.
Nhận diện rõ nguy cơ trên không gian mạng
Cuộc cách mạng 4.0 bùng nổ bên cạnh những tiện ích mà mạng xã hội mang lại thì hiện nay đây lại chính là một kênh vô cùng hấp dẫn để các thế lực thù địch lợi dụng, chống phá; nhiều trang webisite, hội, nhóm được thành lập với mục đích chống phá Đảng, Nhà nước ta, hạ bệ uy tín, danh dự của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước; chống phá các chủ trương, chính sách lớn về phát triển kinh tế, quốc phòng, an ninh, chia rẽ dân tộc, tôn giáo; đưa tin giả, thông tin chưa được kiểm chứng gây hoang mang dư luận quần chúng Nhân dân, kích động bạo lực để tạo ra điểm nóng chính trị nhằm chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc.
Ở Việt Nam chúng ta cũng thế, hiện nay đã có trên 800 mạng xã hội khác nhau hoạt động, trong đó phổ biến nhất là Facebook, Youtobe, Zalo, Tiktok. Thống kê cho đến hết quý I/2023, cả nước có trên 77 triệu thuê bao internet, chiếm 79,1% dân số, có trên 70 triệu tài khoản mạng xã hội, 66 tiệu tài khoản Facebook, 63 triệu tài khoản Youtobe, 50 triệu tài khoản Tiktok.
Nội dung thông tin trên không gian mạng xuyên tạc, sai trái, thù địch đa dạng, phức tạp, trên tất cả các lĩnh vực: tư tưởng, chính trị, xây dựng Ðảng, kinh tế, văn hoá, xã hội..., trong đó tập trung tấn công vào một số nội dung cốt lõi thuộc hệ tư tưởng, đường lối của Ðảng ta, như: đòi Ðảng ta từ bỏ chủ nghĩa Mác-Lênin làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động; chúng chống phá, xuyên tạc, phủ nhận quan điểm, chủ trương, đường lối của Ðảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước hiện nay, nhất là đường lối đổi mới của Ðảng ta; chúng phủ nhận nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đòi xoá bỏ vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước; cổ suý phi chính trị hoá lực lượng vũ trang, phủ nhận bản chất cách mạng và Nhân dân của lực lượng vũ trang, chia rẽ quân đội Nhân dân và công an Nhân dân; tán dương nền tự do báo chí tư sản, vai trò “quyền lực thứ tư” của báo chí, nhân danh tự do sáng tạo để tách sự lãnh đạo của Ðảng khỏi hoạt động báo chí, văn học, nghệ thuật; thúc đẩy hình thành các tổ chức “xã hội dân sự” trá hình, từ đó cho ra đời các tổ chức đối lập chính trị ở Việt Nam; tiếp tục lợi dụng các vấn đề dân chủ, nhân quyền, tôn giáo để chống phá...
Dưới tác động của quá trình chuyển đổi số hiện nay, hầu hết tất cả cán bộ, đảng viên đều sở hữu ít nhất một tài khoản mạng xã hội hoặc trang mạng internet cá nhân của mình để thuận tiện cho việc tìm kiếm, chia sẻ, kết nối các thông tin phục vụ cho công việc và cuộc sống hàng ngày, nhưng vấn đề đặt ra hiện nay là mỗi cá nhân từng cán bộ, đảng viên đã ý thức hết vai trò, trách nhiệm của mình khi thiết lập, sử dụng tài khoản cá nhân của mình một cách hiệu quả trên không gian mạng để từng bươc góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng hay chưa? Các thế lực thù địch phản động luôn lợi dụng các trang mạng xã hội để lôi kéo, tuyên truyền, tác động đến một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên nhằm làm suy yếu nội bộ từ bên trong, làm cho cán bộ, đảng viên “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”.
Khi tham gia mạng xã hội nếu cán bộ, đảng viên chỉ vì một phút hoài nghi, dao động, nghi ngờ, mất niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng thì họ có thể bình luận, chia sẻ, đăng tải những thông tin sai sự thật làm ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, Nhà nước, cá nhân, tổ chức … từ đó làm hoang mang dư luận, mất niềm tin của Nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng.
Đảng viên phải “Làm chủ” không gian mạng để bảo vệ Ðảng
Ðại hội XIII của Ðảng đề cập trực tiếp và nhấn mạnh việc quản lý và phát triển thông tin trên không gian mạng, trong đó có việc đấu tranh phản bác các luận điệu xuyên tạc, sai trái, thù địch: “Tăng cường quản lý và phát triển các loại hình truyền thông, thông tin trên Internet. Kiên quyết đấu tranh, loại bỏ các sản phẩm, thông tin độc hại, xuyên tạc, phản động, ảnh hưởng xấu đến ổn định chính trị - xã hội, thuần phong mỹ tục”.
Đ/c Nguyễn Anh Đức – Trưởng phòng Tuyên truyền – Tổng hợp, Báo cáo viên cấp tỉnh triển khai tập huấn cho đảng viên thị xã Phước Long sử dụng mạng xã hội năm 2023
Do đó, mỗi đảng viên khi tham gia mạng xã hội phải xác định nhiệm vụ đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi thông tin xuyên tạc, sai trái, thù địch trên không gian mạng có vai trò đặc biệt quan trọng, góp phần giữ vững trận địa tư tưởng của Ðảng. Theo đó, mỗi cán bộ, đảng viên chúng ta phải thực hiện một số giải pháp:
Một là, Tự nâng cao nhận thức trách nhiệm về nhiệm vụ đấu tranh, phòng, chống các quan điểm sai trái, thù địch, cơ hội chính trị trên không gian mạng là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục. Phải nhận thức “tính hai mặt” của không gian mạng, “nhận diện” rõ âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù trong việc sử dụng không gian mạng để chống phá cách mạng nước ta. Từ đó, nêu cao nhận thức, có tinh thần cảnh giác cách mạng cao, có nhãn quan chính trị đúng đắn, đủ sức “phản biện” trước các thông tin xấu, độc trên không gian mạng. Khi sử dụng không gian mạng phải tỉnh táo không để các thế lực thù địch lôi kéo, kích động, xúi giục, móc nối, tác động tiêu cực tới tư tưởng, ý chí và bản lĩnh. Phải chủ động làm chủ không gian mạng, để không gian mạng trở thành phương tiện, công cụ đắc lực phục vụ cho công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng
Hai là, bản thân mỗi cán bộ, đảng viên phải tích cực nghiên cứu, học tập Luật An ninh mạng năm 2018; bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội (do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành ngày 17/6/2021); một số nội dung tại Quy định 85-QĐ/TW ngày 07/10/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về việc cán bộ, đảng viên thiết lập và sử dụng trang thông tin điện tử cá nhân trên Internet, mạng xã hội” phù hợp và kịp thời. Trên cơ sở đó, nhằm giúp mỗi cán bộ, đảng viên, hiểu rõ ý nghĩa, giá trị, nội dung, quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm và những hành vi bị cấm của cán bộ, đảng viên khi tham gia mạng xã hội, hướng tới xây dựng môi trường mạng lành mạnh, an toàn.
Đảng viên thị xã Phước Long dự hội nghị tập huấn sử dụng mạng xã hội năm 2023
Thư ba, cán bộ, đảng viên chủ động sử dụng trang thông tin điện tử cá nhân, tài khoản mạng xã hội của mình để tuyên truyền lan tỏa thông tin chính thống, tích cực trên internet, mạng xã hội. Trong đó có mấy góc độ lan tỏa qua “4 tích”: Tích cực bình luận (comment), Tích cực thích (like), Tích cực chia sẻ (share), Tích cực đăng tin, bài, hình ảnh tuyên truyền thông tin tích cực về những kết quả nổi bật trong công tác lãnh đạo của Đảng ta trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội ở các cấp; giới thiệu, quảng bá các hình ảnh, thông tin tốt, có ích về địa phương, cơ quan, đơn vị và đất nước…những gương người tốt việc tốt, các điển hình tiên tiến, các câu chuyện có giá trị nhân văn trên trang cá nhân hoặc các trang cộng đồng để từ đó từng bước củng cố lòng tin của Nhân dân vào chủ trường, đường lối của Đảng.
Thứ tư, chịu trách nhiệm về toàn bộ nội dung thông tin mà mình lưu trữ, truyền đưa, cung cấp hoặc tán phát trên trang cá nhân của mình. Khi sử dụng mạng xã hội phải tuyệt đối tuân thủ “9 không”: Không thích (like); Không chia sẻ (share); Không bình luận (comment) cổ súy những thông tin sai trái, thù địch, tiêu cực; Không đăng phát thông tin tiêu cực, không đúng chuẩn mực đạo đức xã hội; Không được cung cấp, để lộ, làm mất, viết bài, đăng những thông tin bí mật; Không tàng trữ, tán phát những thông tin, quan điểm trái quy định; Không viết bài hoặc cung cấp tài liệu cho người khác viết, tin, bài sai sự thật; Không sáng tác, tán phát các tác phẩm, công trình văn học – nghệ thuật không lành mạnh; Không tán phát bài viết, phỏng vấn, hồi ký, phim, ảnh không đúng quy định.
Thứ năm, khi sử dụng các trên trang mạng internet và địa chỉ mạng xã hội cá nhân của mình, phải tích cực kêu gọi, động viên mọi người trên không gian mạng chấp hành tốt các quy định của pháp luật, các chủ trương, chính sách, các cuộc vận động, nhất là các nội dung có tính thời sự, đang cần sự tham gia của đông đảo người dân, các vấn đề đang có ý kiến khác nhau…. Ngoài ra, khi phát hiện trang thông tin điện tử cá nhân của mình, hoặc của người thân, đồng nghiệp có dấu hiệu bất thường, bị mất kiểm soát, bị giả mạo, bị lợi dụng cho mục đích xấu, ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân thì phải dừng ngay hoạt động, kịp thời thông báo cho cấp ủy, cơ quan chức năng và nhà cung cấp dịch vụ để có hướng khắc phục sớm.
Nhiêm vụ của mỗi đảng viên là xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh về mọi mặt đặc biệt về tư tưởng thì việc đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên không gian mạng là nhiệm vụ quan trọng trong giai đoạn hiện nay. Mỗi cán bộ, đảng viên phải xác định trách nhiệm của mình khi tham gia mạng xã hội. Như lời đồng chí Võ Văn Thưởng - Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, từng nói: “Nếu mỗi một cán bộ, đảng viên dùng smartphone, facebook mỗi ngày chủ động chia sẻ cho nhau một bài báo hay, một clip tốt, viết một bình luận tích cực, tìm kiếm một thông tin tốt đẹp, gửi đi thông điệp hay thì đã góp phần làm cho công tác tư tưởng tốt hơn”.