20 năm đền ơn đáp nghĩa và xóa đói giảm nghèo

Thứ ba - 25/04/2017 04:24
Phát huy truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, “thương người như thể thương thân”, 20 năm qua, đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong tỉnh luôn đặc biệt quan tâm công tác “đền ơn đáp nghĩa”, “xóa đói, giảm nghèo”. Nhờ đó, nhiều gia đình chính sách, nhiều hộ đã vượt qua hoàn cảnh khó khăn, vươn lên có cuộc sống ổn định và làm giàu.
Uống nước nhớ nguồn
Những năm qua, các cấp ủy đảng và chính quyền trong tỉnh luôn quan tâm ưu tiên bố trí ngân sách để thực hiện các chính sách trợ cấp ưu đãi; mở rộng hệ thống cơ sở dịch vụ và sự nghiệp để phục vụ thương binh, thân nhân liệt sĩ và người có công; thực hiện các chính sách ưu đãi về giáo dục, đào tạo, miễn giảm thuế, cải thiện nhà ở, chăm sóc sức khỏe, chương trình dạy nghề, tạo việc làm cho con em gia đình người có công. Tỉnh đã động viên mọi nguồn lực, tổ chức các phong trào toàn dân chăm sóc thương, bệnh binh, gia đình liệt sĩ và người có công với cách mạng. Các phong trào: xây dựng nhà tình nghĩa, quỹ đền ơn đáp nghĩa, sổ tiết kiệm tình nghĩa, nhận phụng dưỡng bà Mẹ Việt Nam anh hùng… đã nhanh chóng lan rộng trong toàn tỉnh và mang lại hiệu quả thiết thực, cải thiện hơn đời sống vật chất, tinh thần của thương, bệnh binh, gia đình liệt sĩ và người có công với cách mạng.
Lãnh đạo tỉnh dự lễ an táng hài cốt liệt sỹ tại Nghĩa trang tỉnh. Ảnh: Sỹ Hòa
 
Hàng năm, tỉnh đều tổ chức thăm tặng quà trong những dịp tết cổ truyền của dân tộc, ngày Thương binh, liệt sĩ. Tỉnh đã mở rộng đối tượng cũng như tăng mức thăm tặng quà từ 200.000 đến 400.000đ/đối tượng năm 1997 và đến nay đã tăng lên từ 600.000 đến 1.000.000đ/đối tượng cho các thương, bệnh binh hạng 1, hạng 2, các đối tượng thờ cúng liệt sĩ…. Từ năm 1997 đến nay, toàn tỉnh đã có trên 44.360 lượt đối tượng chính sách được tặng quà, với tổng số tiền gần 21 tỷ đồng. Tỉnh đã cân đối ngân sách mua BHYT hàng năm cho thương, bệnh binh đã hết tuổi lao động, con thương bệnh binh dưới 18 tuổi hoặc trên 18 tuổi nhưng còn đi học, con liệt sĩ đã hết tuổi lao động, thân nhân chủ yếu của liệt sĩ đã hết tuổi lao động.

Hiện nay, tỉnh Bình Phước đang cố gắng hoàn thành việc xây dựng nhà tình nghĩa cho các đối tượng chính sách còn khó khăn về nhà ở. Hàng năm, các huyện, thị xã thường xuyên kiểm tra tình trạng nhà ở của người có công để có kế hoạch vận động đề xuất hỗ trợ trong việc xây, sửa kịp thời. Từ năm 1997 - 2015, toàn tỉnh đã xây, sửa chữa được 2.232 căn nhà tình nghĩa, với tổng số tiền gần 43 tỷ đồng, tặng 901 sổ tiết kiệm tình nghĩa, với trên 600 triệu đồng.

Ngoài phần ngân sách nhà nước, các cấp, các ngành và các huyện, thị xã đã vận động các tổ chức, cá nhân đóng góp xây dựng nhà tình thương, nhà tình nghĩa, nhà đồng đội… Điển hình trong phong trào “Đền ơn đáp nghĩa” là Công ty TNHH MTV Cao su Phú Riềng đã tặng 85 căn nhà tình nghĩa với tổng trị giá 1,275 tỷ đồng và nhận phụng dưỡng suốt đời 4 Bà Mẹ Việt Nam Anh hùng. Công ty Cổ phần Cao su Đồng Phú đã tặng 61 căn nhà tình nghĩa với tổng trị giá gần 950 triệu đồng, tặng 27 sổ tiết kiệm và nhận phụng dưỡng suốt đời 01 Bà mẹ Việt Nam Anh hùng. Công ty TNHH MTV Cao su Lộc Ninh, tặng 43 căn nhà tình nghĩa với tổng trị giá hơn 645 triệu đồng, nhận phụng dưỡng suốt đời 01 Bà Mẹ Việt Nam Anh hùng. Công ty TNHH MTV Cao su Sông Bé, tặng 22 căn nhà tình nghĩa và nhận phụng dưỡng suốt đời 1 Bà Mẹ Việt Nam Anh hùng. Bên cạnh việc chăm sóc sức khỏe thông qua việc cấp bảo hiểm y tế, các mẹ Việt Nam anh hùng, các thương, bệnh binh nặng được chăm sóc sức khỏe theo chế độ tốt hơn.
          
20 năm qua, tỉnh đã huy động được 56 tỷ 735 triệu đồng để nâng cấp và cải tạo hệ thống nghĩa trang liệt sĩ tỉnh, đài tưởng niệm và nhiều công trình ghi công liệt sĩ. Tổ chức tìm kiếm quy tập được 9.950 mộ liệt sĩ. Các phần mộ liệt sĩ thường xuyên được chăm sóc sạch, đẹp. Công tác quản lý nghĩa trang luôn được cải thiện tốt phục vụ nhu cầu tìm kiếm và thăm viếng của nhân dân. Hệ thống nghĩa trang liệt sĩ trong tỉnh luôn được chỉnh trang, nâng cấp để xứng đáng là những công trình văn hóa truyền thống cách mạng mang tính giáo dục cao. Hiện nay, tỉnh đang quản lý 1 nghĩa trang liệt sĩ cấp tỉnh, 4 nghĩa trang liệt sĩ cấp huyện, 4 nhà bia, đài tưởng niệm cấp huyện, 31 nhà bia, đài tưởng niệm cấp xã và 5 tượng đài chiến thắng.

Tập trung xóa đói giảm nghèo
Xác định xóa đói, giảm nghèo là một trong những biện pháp thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, 20 năm qua các cấp ủy đảng, chính quyền, ban, ngành, đoàn thể tỉnh luôn tích cực thực hiện các hoạt động này, góp phần quan trọng vào phát triển bền vững của tỉnh. Trong những năm đầu mới tái lập, hoạt động xóa đói, giảm nghèo được các cấp lãnh đạo tỉnh chỉ đạo triển khai bằng nhiều hình thức: tích cực chủ động chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp nhằm tạo thêm việc làm mới cho người lao động; tập trung đầu tư và phát triển công tác đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm; hỗ trợ giúp người dân vận dụng hiệu quả các nguồn lực giảm nghèo… Ðến nay, tỉnh đã quy hoạch hơn 4 ngàn ha đất, huy động hơn 50 tỷ đồng để trồng hơn 600 ha và đang khẩn trương trồng tiếp diện tích cao su còn lại để gây quỹ xóa đói, giảm nghèo. Riêng 2.600 ha đất phục vụ an sinh xã hội, tỉnh giao các huyện trồng cao-su, tạo quỹ xóa đói, giảm nghèo. Trong đó ưu tiên các hộ nghèo, dân tộc thiểu số tại địa phương tham gia nhận khoán hoặc trực tiếp lao động tại vườn cao su. Ngoài quy hoạch đất trồng cao su tạo quỹ xóa đói, giảm nghèo, tỉnh đã cấp cho 2.481 hộ đồng bào dân tộc thiểu số, hộ nghèo không có đất, diện tích 1.786 ha sản xuất, ổn định đời sống. Nhiều hộ nghèo từ khi được cấp đất ở, đất sản xuất đều ổn định cuộc sống và từng bước thoát khỏi cảnh nghèo, đói.

Thực hiện Nghị quyết 07/2009/NQ-HĐND về việc thông qua đề án điều chỉnh chương trình xóa đói giảm nghèo tỉnh Bình Phước giai đoạn 2006 - 2010, các chính sách giảm nghèo của tỉnh được thực hiện với nhiều giải pháp như tuyên truyền, huy động các nguồn lực và triển khai các chính sách hỗ trợ về y tế, giáo dục, nhà ở, vay vốn tín dụng, việc làm, dạy nghề, trợ cấp khó khăn, hỗ trợ trực tiếp đến người nghèo, hộ nghèo, xã khó khăn. Thực hiện lồng ghép các dự án hỗ trợ cho vay vốn xóa đói giảm nghèo, hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn; hỗ trợ mua thẻ bảo hiểm y tế cho người thuộc hộ nghèo; chi từ ngân sách và các nguồn vận động xã hội để cứu tế - cứu trợ đột xuất và thường xuyên cho các đối tượng xã hội khó khăn, hỗ trợ khám chữa bệnh, tặng quà cho người cao tuổi, tặng quà cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Năm 1997, số hộ đói nghèo của tỉnh là 22.991 hộ, chiếm 17,82%. Đến năm 2000, về cơ bản tỉnh đã xóa hết hộ đói. Đến năm 2015, tỷ lệ hộ nghèo còn 6,15% (theo chuẩn đa chiều).

Qua 20 năm, Bình Phước thực hiện tốt các chính sách, chế độ ưu đãi đối với người có công. Các chính sách đền ơn đáp nghĩa, xóa đói giảm nghèo đã mang lại hiệu quả thiết thực. Đó là đời sống của nhiều gia đình chính sách, người có công từng bước ổn định và nâng cao.

Tác giả: Minh An (BTGTU)

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Dang cs
quoc hoi
chinh phu
bp
hndn
cb
TUYEN GIAO
BAO BP

19/2023/LT

Lịch VPTU tuần thứ 19/2023

Thời gian đăng: 07/05/2023

lượt xem: 2075 | lượt tải:26

01/DSMT

Danh sách miễn thi ngoại ngữ, tin học CVC 2021

Thời gian đăng: 07/11/2021

lượt xem: 2451 | lượt tải:599

VB1111

Công văn V/v điều chỉnh, bổ sung lịch làm việc tuần 44

Thời gian đăng: 31/10/2021

lượt xem: 20620 | lượt tải:4464

8-HĐTNN

Số 08-HĐTNN

Thời gian đăng: 26/10/2021

lượt xem: 21223 | lượt tải:97579

số 16 /TB-QHTASXH

số 16 /TB-QHTASXH

Thời gian đăng: 10/05/2021

lượt xem: 19798 | lượt tải:381
Thống kê
  • Đang truy cập521
  • Máy chủ tìm kiếm25
  • Khách viếng thăm496
  • Hôm nay67,374
  • Tháng hiện tại276,698
  • Tổng lượt truy cập26,455,085
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây