Thời gian qua, công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện Phú Riềng tiếp tục huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, việc thực hiện mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo được các địa phương triển khai đồng bộ với nhiều giải pháp nhằm đảm bảo ổn định cuộc sống của các hộ nghèo, hộ cận nghèo.
Trong gần hết 2 nhiệm kỳ làm Thủ tướng (từ 1997 đến năm 2006), không chỉ có công lớn duy trì ổn định kinh tế, cởi trói cho kinh tế tư nhân, thúc đẩy mạnh mẽ khu vực kinh tế tư nhân phát triển, hay tiên phong cho phong trào học tập suốt đời mà đồng chí Phan Văn Khải còn đặc biệt quan tâm đến các tỉnh mới tái lập như Bình Phước. Bằng những chỉ đạo kịp thời, sát thực tế tình hình từng địa phương của đồng chí đã tạo động lực cho tỉnh mới như Bình Phước có thêm các nguồn lực để vượt qua khó khăn, tăng nguồn thu ngân sách.
Theo Cục thống kê tỉnh, trong 2 tháng đầu năm 2018, tình hình kinh tế - xã hội tiếp tục ổn định và phát triển. Sản xuất công nghiệp tăng hơn so với cùng kỳ; hoạt động thương mại và dịch vụ đáp ứng tốt các yêu cầu phục vụ nhân dân.
Huyện Phú Riềng thành lập cách nay hơn 2 năm trên cơ sở điều chỉnh địa giới hành chính huyện Bù Gia Mập để thành lập huyện mới Phú Riềng. Toàn huyện hiện có 1.759 cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, đơn vị sự nghiệp từ cấp huyện đến cơ sở.
Phát huy truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, “thương người như thể thương thân”, 20 năm qua, đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong tỉnh luôn đặc biệt quan tâm công tác “đền ơn đáp nghĩa”, “xóa đói, giảm nghèo”. Nhờ đó, nhiều gia đình chính sách, nhiều hộ đã vượt qua hoàn cảnh khó khăn, vươn lên có cuộc sống ổn định và làm giàu.
Sau 20 năm tái lập tỉnh, dưới sự chỉ đạo sát sao của Tỉnh ủy, giám sát chặt chẽ của Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam tỉnh và sự linh hoạt, nhạy bén trong quản lý, điều hành của Ủy ban nhân dân tỉnh kinh tế của tỉnh tiếp tục phát triển ổn định và có nhiều chuyển biến tích cực. Cơ cấu kinh tế của tỉnh chuyển dịch mạnh theo hướng tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp, dịch vụ; kết cấu hạ tầng phục vụ cho kinh tế được quan tâm đầu tư phát triển; đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân không ngừng phát triển. Nhân dân trong tỉnh an tâm phát triển sản xuất, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và đường lối đổi mới của đất nước.
Thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 22/11/2012 của Bộ Chính trị “về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế giai đoạn 2012 - 2020”, công tác tuyên truyền chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế của tỉnh đã được triển khai sâu rộng trong toàn đảng, toàn dân, bám sát hướng dẫn của trung ương và tình hình thực tế tại địa phương, đạt hiệu quả thiết thực, góp phần ổn định đời sống nhân dân, thực hiện công bằng và tiến bộ xã hội.
Các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp được các cấp, các ngành của thị xã Phước Long triển khai thực hiện đúng hướng, chất lượng và hiệu quả từng bước cải thiện tốt môi trường đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp duy trì, ổn định sản xuất, kinh doanh, đảm bảo đời sống, việc làm cho người lao động, đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Thực hiện Kế hoạch số 13-KH/TU ngày 22/4/2011 của Tỉnh ủy về “tiếp tục triển khai phong trào thi đua dân vận khéo giai đoạn 2011 - 2015”, các cấp ủy Đảng, chính quyền, ban ngành, đoàn thể trong tỉnh đã tổ chức thực hiện và đạt được những kết quả nổi bật, góp phần giữ vững ổn định an ninh chính trị, trật tự xã hội, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Năm 2015, Ban Chỉ đạo cuộc vận động “Mỗi tổ chức, mỗi cá nhân gắn với một địa chỉ nhân đạo” các cấp đã rà soát, lập hồ sơ 3.940 hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; vận động trợ giúp thường xuyên cho 2.854 đối tượng; vận động làm mới và sửa chữa nhà ở cho nạn nhân chất độc da cam, người nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, giúp họ ổn định cuộc sống. Kết quả ban chỉ đạo các cấp đã vận động xây mới 29 căn nhà, tặng 119 chiếc xe lăn, xe lắc, trợ giúp vốn sản xuất, hỗ trợ lương thực, ngày công trợ giúp thường xuyên với tổng trị giá thành tiền trên 11 tỷ đồng.