Công tác đào tạo nhân lực cho doanh nghiệp trong các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Phước thực trạng và giải pháp

Chủ nhật - 29/05/2016 23:37
Thực trạng nguồn nhân lực
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 93 doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh trong KCN thu hút hơn 38.000 lao động làm việc. Trong đó 15,35% số lao động có trình độ Đại học và Cao đẳng; 11,2% lao động có trình độ Trung cấp nghề, còn lại hơn 73% là lao động phổ thông không qua đào tạo.

Các KCN của tỉnh Bình Phước đã thu hút và sử dụng cả lao động trực tiếp và gián tiếp trong các nhóm ngành cơ khí, gỗ, giày da, dệt may và nhiều ngành nghề khác... Bình quân trong KCN của Bình Phước mỗi năm giải quyết việc làm cho 3.000 - 5.000 lao động, mỗi ha đất bình quân đã tạo việc làm cho hơn 50 lao động. Số lượng lao động tham gia vào các KCN của Bình Phước tăng dần qua các năm. Theo quy hoạch được phê duyệt đến năm 2020, các KCN của Bình Phước sẽ tạo việc làm cho 100.000 lao động.

Bình Phước có 25 cơ sở dạy nghề, trong số các cơ sở đào tạo này có 2 cơ sở đào tạo nghề hệ cao đẳng, 01 cơ sở đào tạo nghề hệ trung cấp, còn lại là đào tạo sơ cấp và dạy nghề dưới 3 tháng. Nhiều năm qua, một thực trạng ở Bình Phước là hoạt động đào tạo nghề chính thức của các trường, các trung tâm chỉ thu hút được khoảng 500 học viên/năm, đáp ứng một phần rất nhỏ cho hoạt động công nghiệp trên địa bàn tỉnh. UBND tỉnh Bình Phước đang triển khai chương trình tuyên truyền “Nâng cao nhận thức trong nhân dân về vai trò vị trí của hoạt động dạy nghề, học nghề từ nay đến 2020”. Bình Phước cũng đang có kế hoạch đầu tư nâng cấp hệ thống các trường dạy nghề, thay đổi cơ cấu ngành nghề đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp. Phối hợp với doanh nghiệp trong quá trình đào tạo cũng đang là một trong những hướng đi của Bình Phước nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Trong chính sách khuyến khích và ưu đãi đầu tư của tỉnh có việc hỗ trợ đào tạo nghề sơ cấp và dạy nghề thường xuyên dưới 03 tháng cho lao động để đáp ứng nhu cầu sản xuất của từng doanh nghiệp. Mục tiêu của tỉnh là đến năm 2020, các cơ sở đào tạo nghề của Bình Phước có khả năng đáp ứng tốt nhu cầu nhân lực cho địa phương.

Giải pháp phát triển nguồn nhân lực

Để phát triển nguồn nhân lực chất lượng đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế nói chung và nguồn nhân lực cho các KCN của tỉnh Bình Phước nói riêng, cần tập trung vào những giải pháp trọng tâm sau:

Hoàn thiện hệ thống chính sách và công cụ khuyến khích, thúc đẩy phát triển nhân lực; thu hút đầu tư trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, đặc biệt là giáo dục - đào tạo chất lượng cao.
 
Hội thi tay nghề giỏi lần 2 năm 2016 do Trường Cao đẳng nghề Bình Phước phối hợp với Trung tâm hỗ trợ thanh niên công nhân tổ chức. (Ảnh: tư liệu)
Đổi mới công tác dự báo, quy hoạch, kế hoạch phát triển nguồn nhân lực; nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và toàn xã hội về phát triển nguồn nhân lực; hoàn thiện bộ máy quản lý phát triển nhân lực, đổi mới phương pháp quản lý, nâng cao năng lực, hiệu lực và hiệu quả hoạt động bộ máy quản lý.

Ưu tiên đầu tư ngân sách cho phát triển nhân lực; duy trì và phát triển các đề án đào tạo nhân lực chất lượng cao; khuyến khích các cơ sở đào tạo đầu tư hoàn thiện cơ sở vật chất, đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy, nâng cao trình độ đội ngũ giảng viên, giáo viên để cải thiện chất lượng đào tạo.

Thực hiện tốt các chế độ bảo hiểm, bảo trợ xã hội; thành lập Quỹ cho vay hỗ trợ giải quyết việc làm; xây dựng kế hoạch, đề án dạy nghề theo đặt hàng.

Huy động các nguồn vốn để phát triển hệ thống trường học chất lượng cao; khuyến khích các tổ chức tín dụng tạo điều kiện thuận lợi để các trường ngoài công lập vay vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, đổi mới trang thiết bị dạy học và nâng cao chất lượng đào tạo, đặc biệt là nguồn vốn ưu đãi đầu tư vào phát triển giáo dục đào tạo trên địa bàn thành phố.
Hoàn thiện khung thể chế, chính sách về thị trường lao động; đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng của thị trường lao động; mở rộng, tăng cường sự phối hợp và hợp tác để phát triển nhân lực, đặc biệt là mở rộng và tăng cường hợp tác quốc tế để nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực.

Rà soát, bổ sung sửa đổi các cơ chế chính sách về ưu đãi trong lĩnh vực đầu tư nhà ở xã hội cho KCN theo hướng ưu đãi tốt hơn để các nhà đầu tư hoạt động trong lĩnh vực này bảo đảm có lãi; đồng thời tập trung cân đối ngân sách để ưu tiên đầu tư đồng bộ hệ thống hạ tầng xã hội ngoài hàng rào KCN để công nhân lao động và người dân trong vùng dự án thu hồi đất có điều kiện sống tốt hơn.

Hoàn thiện hệ thống giáo dục theo hướng mở, hội nhập, thúc đẩy phân luồng, tổ chức, sắp xếp lại hệ thống giáo dục ở cả quy mô đào tạo, cơ cấu ngành nghề,... chú trọng công tác dự báo, đánh giá yêu cầu thị trường để thiết lập kênh thông tin liên hệ thường xuyên giữa doanh nghiệp với cơ sở đào tạo.

Đổi mới chương trình giáo dục nghề nghiệp theo hướng phát huy tư duy sáng tạo, năng lực tự học, tự nghiên cứu, tăng thời gian thực hành, tập trung vào những nội dung, kỹ năng người học và doanh nghiệp cần; có cơ chế để tổ chức, cá nhân và người sử dụng lao động tham gia xây dựng, điều chỉnh, thực hiện chương trình đào tạo và đánh giá năng lực người học...
Cần có những quy định về trách nhiệm của doanh nghiệp đối với sự phát triển nhân lực, tạo điều kiện thuận lợi và có cơ chế, chính sách để doanh nghiệp tham gia đầu tư phát triển nhân lực nói chung và đào tạo bồi dưỡng, dạy nghề nói riêng thông qua hình thức đào tạo tại chỗ và đào tạo ngắn hạn theo yêu cầu công việc.

Đổi mới chế độ tuyển dụng, chính sách thu nhập, tiền lương phù hợp, môi trường làm việc, chính sách việc làm, bảo hiểm, bảo trợ xã hội, điều kiện nhà ở và các điều kiện sinh sống tốt... để cho người lao động phát huy hết khả năng. Với lao động quản lý: phải có chuyên môn, nghiệp vụ, được đào tạo chính quy, giỏi về ngoại ngữ, tin học, có năng lực quản lý điều hành, có kinh nghiệm quản lý làm việc, đặc biệt là đối với các công ty có vốn đầu tư nước ngoài. Với lao động kỹ thuật: phải có trình độ chuyên môn tốt, tay nghề cao, có thể giao tiếp bằng ngoại ngữ, biết sử dụng vi tính, có khả năng điều hành sản xuất, các nhân viên kỹ thuật yêu cầu phải được đào tạo sát với ngành nghề của doanh nghiệp, có khả năng thực hành tốt. Với lao động phổ thông: có độ tuổi trẻ (tuổi từ 18-30), khả năng tiếp thu tốt, có khả năng chịu được sức ép công việc, có tác phong lao động công nghiệp, có hiểu biết tối thiểu về pháp luật, phải tốt nghiệp phổ thông trung học.

Để thực hiện thành công các giải pháp trên, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền về giáo dục đào tạo và pháp luật về phát triển nguồn nhân lực, để cho cán bộ, công chức, viên chức của toàn hệ thống các cấp, các ngành, nhà trường, cơ sở đào tạo, doanh nghiệp và nhân dân hiểu rõ vai trò, trách nhiệm đào tạo và sử dụng nhân lực, biến thách thức về nhân lực thành lợi thế để phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

Tác giả: Phan Duy Khiêm - Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy

 Tags: thực trạng

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Dang cs
quoc hoi
chinh phu
bp
hndn
cb
TUYEN GIAO
BAO BP

19/2023/LT

Lịch VPTU tuần thứ 19/2023

Thời gian đăng: 07/05/2023

lượt xem: 2075 | lượt tải:26

01/DSMT

Danh sách miễn thi ngoại ngữ, tin học CVC 2021

Thời gian đăng: 07/11/2021

lượt xem: 2451 | lượt tải:599

VB1111

Công văn V/v điều chỉnh, bổ sung lịch làm việc tuần 44

Thời gian đăng: 31/10/2021

lượt xem: 20620 | lượt tải:4464

8-HĐTNN

Số 08-HĐTNN

Thời gian đăng: 26/10/2021

lượt xem: 21223 | lượt tải:97579

số 16 /TB-QHTASXH

số 16 /TB-QHTASXH

Thời gian đăng: 10/05/2021

lượt xem: 19798 | lượt tải:381
Thống kê
  • Đang truy cập547
  • Máy chủ tìm kiếm22
  • Khách viếng thăm525
  • Hôm nay67,374
  • Tháng hiện tại277,617
  • Tổng lượt truy cập26,456,004
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây