Những năm qua, Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước luôn quan tâm chỉ đạo thực hiện công tác cải các hành chính và được triển khai toàn diện trên cả sáu nội dung: Cải cách thể chế; cải cách thủ tục hành chính; cải cách tổ chức bộ máy hành chính; xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức; cải cách tài chính công; hiện đại hóa hành chính nhà nước.
Trong quá trình triển khai, các nhiệm vụ cải cách được tiến hành đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm, đảm bảo nguyên tắc đầy đủ, hiệu quả, đúng thời gian, bám sát các mục tiêu đã đề ra. Công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật được thực hiện theo đúng quy định. Thủ tục hành chính thường xuyên được rà soát và niêm yết công khai, rõ ràng tại nơi tiếp nhận và trả kết quả. Chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các sở, ngành được thực hiện theo quy định; việc đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy, biên chế của các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh được chỉ đạo thực hiện quyết liệt. Đặc biệt, tỉnh đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào cải cách cách hành chính góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước. Bình Phước đưa vào vận hành hệ thống dịch vụ công trên môi trường điện tử góp phần nâng cao chỉ số cải cách thủ tục hành chính (Ảnh Báo Bình Phước Online)
Nổi bật là trong công tác tuyên truyền cải cách hành chính được thể hiện trong kế hoạch cải cách hành chính của các cơ quan, đơn vị, địa phương và được thực hiện tuyên truyền phổ biến, quán triệt các văn bản liên quan đến công tác cải cách hành chính trong các buổi họp cơ quan, trong ngày pháp luật định kỳ hàng tháng, qua hệ thống quản lý văn bản và trên trang Website của các cơ quan, đơn vị, địa phương; trên loa truyền thanh, bằng pano ap-phich và phát hành Bản tin cải cách hành chính và tổ chức nhà nước; thông qua tổ chức các Hội thi tuyên truyền cải cách hành chính; tuyên truyền trên sóng phát thanh, truyền hình với nhiều phóng sự, các chuyên mục, chuyên đề…
Công tác xây dựng chính quyền điện tử, chuyển đổi số được cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp trong tỉnh quan tâm chỉ đạo. Số lượng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 tăng cao; cơ bản các thủ tục hành chính của các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố được đưa lên Cổng dịch vụ công để xử lý, giải quyết. Hệ thống phần mềm ứng dụng đã giúp các cơ quan nhà nước phối hợp giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường mạng xuyên suốt, liên thông; các phần mềm chuyên ngành được đưa vào sử dụng góp phần nâng cao hiệu quả giải quyết công việc. Là một trong những địa phương sớm triển khai xây dựng đô thị thông minh, bước đầu mang lại kết quả tích cực và rút được những kinh nghiệm quý. Trung tâm giám sát điều hành thông minh (IOC) đưa vào vận hành giúp lãnh đạo tỉnh thuận tiện trong việc giám sát, chỉ đạo, điều hành. Việc tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh ngày càng được công khai, minh bạch.Quyết liệt trong chỉ đạo, điều hànhĐể cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, ngày 18/5/2021, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bình Phước đã ban hành Nghị quyết số 04-NQ/TU về chuyển đổi số đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh, với quan điểm: Chuyển đổi số là một bước cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng trên địa bàn tỉnh. Vì vậy, chuyển đổi số phải do cấp ủy lãnh đạo, chính quyền thực hiện với sự quyết liệt và chung tay của toàn hệ thống chính trị nhằm chuyển đổi số thành công trên mọi lĩnh vực. Nghị quyết 04-NQ/TU của Tỉnh ủy đưa ra quan điểm, mục tiêu là thực hiện chuyển đổi từng lĩnh vực tiến tới chuyển đổi tổng thể và toàn diện; coi doanh nghiệp, người dân vừa là mục tiêu, vừa là động lực của quá trình này; lĩnh vực nào doanh nghiệp, người dân cần thì tập trung chuyển đổi trước; chọn một số ngành, địa phương, doanh nghiệp chuyển đổi toàn diện, làm điểm để rút kinh nghiệm.Với phương châm “lấy người dân và doanh nghiệp làm động lực kiến tạo, phát triển”, Bình Phước chọn nhóm 9 lĩnh vực ưu tiên chuyển đổi số đến năm 2025, gồm: Quản lý dân cư, tài nguyên, giáo dục, y tế, tài chính-ngân hàng, nông nghiệp, giao thông, năng lượng, sản xuất công nghiệp. Đồng thời, tỉnh xây dựng nhóm 5 mô hình thí điểm chuyển đổi số toàn diện, gồm: mô hình doanh nghiệp với 5 công ty; mô hình hợp tác xã với 2 đơn vị; mô hình cơ quan hành chính với 12 cơ quan; mô hình cấp huyện với 3 địa phương (thành phố Đồng Xoài, thị xã Phước Long và huyện Lộc Ninh); mô hình cấp xã với 20 xã, phường, thị trấn. Ngoài ra, Nghị quyết 04-NQ/TU của Tỉnh ủy còn đề cập việc Bình Phước tăng cường hợp tác với các tập đoàn, công ty có uy tín, năng lực trong lĩnh vực công nghệ thông tin để hợp tác, thuê dịch vụ, ưu tiên triển khai ứng dụng dùng chung, giảm mua sắm, nâng cao hiệu quả của chuyển đổi số. Mục tiêu đến năm 2025, cơ bản hình thành chính quyền số, nền kinh tế số và xã hội số trên địa bàn tỉnh Bình Phước. Trong đó các hoạt động của chính quyền cơ bản diễn ra trên không gian mạng; hoàn thiện nền tảng dữ liệu số. Các giao tiếp giữa chính quyền và người dân, doanh nghiệp đều diễn ra trên không gian mạng. Quản lý và đảm bảo an ninh, an toàn các giao dịch trên không gian mạng. Phấn đấu đến năm 2025, kinh tế số chiếm 20% GRDP; Đẩy mạnh phát triển công nghiệp CNTT và dịch vụ viễn thông (ICT); các hoạt động kinh tế số nền tảng trên mạng Internet (kinh tế số Internet); kinh tế số ngành. Phấn đấu đến năm 2025, tỷ trọng kinh tế số của mỗi ngành chiếm tỷ trọng từ 7-10% trong tổng GRDP của tỉnh. Phấn đấu 100% hộ gia đình sử dụng phương tiện kết nối thông minh; khuyến khích người dân áp dụng công nghệ thông tin vào mọi lĩnh vực trong cuộc sống; tham gia giám sát hoạt động của các cơ quan hành chính, phản ánh hiện trường qua hệ thống camera.Những bước tiến mang tính đột pháNăm 1997 khi tái thành lập tỉnh, lĩnh vực công nghệ thông tin còn khá mờ nhạt, chỉ có một số ít đơn vị đã xây dựng được mạng LAN; đa số máy tính đều sử dụng phần mềm ứng dụng văn phòng (Word, Excel) phục vụ cho việc báo cáo, thống kê, tính toán. Đến năm 2002, toàn tỉnh có 5 công chức có trình độ đại học và cao đẳng về tin học... Đến nay, tỷ lệ cán bộ, công chức trong các cơ quan khối Đảng và Nhà nước của tỉnh Bình Phước được trang bị máy tính phục vụ công tác đạt 100%; 100% cơ quan, đơn vị có kết nối internet tốc độ cao, được trang bị mạng nội bộ kết nối theo mô hình máy chủ/máy trạm. Lĩnh vực bưu chính, viễn thông đã triển khai thử nghiệm phát sóng thành công mạng 5G tại khu vực trung tâm tỉnh từ tháng 2/2021; đang thực hiện đẩy mạnh phủ sóng thông tin di động 100% các khu vực trên địa bàn tỉnh, nhất là khu vực biên giới; toàn tỉnh đạt gần 1,2 triệu thuê bao (bình quân đạt 115,9 thuê bao/100 dân). Trên nền tảng công nghệ thông tin hiện có, Bình Phước đang đẩy mạnh thanh toán trực tuyến, tổ chức xây dựng các phần mềm để minh bạch các khoản thu trong giáo dục; thuế, phí đến tận cấp xã, phường... Bình Phước đang xây dựng Đề án khám, chữa bệnh từ xa bằng hình thức trực tuyến để nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh cho nhân dân... Với những nội dung đã triển khai, đến năm 2021 tỉnh bứt phá, vươn lên đứng đầu cả nước ở các nhóm công việc như: Về dịch vụ công trực tuyến, từ chỗ xếp thứ 47/63 tỉnh, thành phố đã vươn lên xếp thứ nhất cả nước (tính đến 31/12/2021 tỉnh có 1.450 dịch vụ công được kết nối với Cổng dịch vụ công quốc gia); từ một tỉnh chưa có hồ sơ cấp bản sao chứng thực điện tử từ bản chính đã thành công vươn lên đứng đầu cả nước (tính đến 31/12/2021 có hơn 35.000 hồ sơ chứng thực điện tử thành công). Về thanh toán nghĩa vụ tài chính về đất đai, các loại phí, lệ phí trực tuyến, từ chỗ chưa có thanh toán trực tuyến nào vươn lên xếp thứ 1/63 tỉnh, thành phố cả về tổng số giao dịch và số tiền thanh toán trực tuyến. Bình Phước hiện có bốn trung tâm điều hành thông minh kết nối với lãnh đạo các cấp theo dõi và điều hành công việc hằng ngày.
Những định hướng trong thời gian tớiViệc thực hiện công tác cải cách thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh cũng còn những tồn tại, hạn chế, khó khăn như: một số nội dung cải cách thực hiện còn chậm; một số cơ quan, đơn vị, địa phương chưa quyết liệt trong cải cách hành chính; nhân lực thực hiện công tác cải cách hành chính còn thiếu; kinh phí bố trí cho công tác cải cách hành chính còn hạn hẹp; cơ sở vật chất, phương tiện và điều kiện làm việc phục vụ cho công tác cải cách hành chính chưa được đầu tư đúng mức. Thời gian tới, để tiếp tục làm tốt công tác cải cách hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp, tỉnh Bình Phước đã đề ra nhiều nhóm nhiệm vụ, giải pháp thực hiện, cụ thể:Một là, triển khai thực hiện Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 15/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2021 - 2030, Chỉ thị số 23/CT-TTg ngày 02/9/2021 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2021 - 2030. Tăng cường đổi mới, sáng tạo trong chỉ đạo, điều hành của các cấp ủy, chính quyền trong việc thực hiện công tác cải cách hành chính để nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính được giao, xác định cải cách hành chính là trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương.Hai là, tổ chức thực hiện hoàn thành đúng tiến độ các nhiệm vụ cải cách hành chính đã đề ra. Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật để triển khai kịp thời, có chất lượng các quy định của Trung ương trên địa bàn tỉnh phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; kiểm tra, rà soát và hệ thống hóa các văn bản quy phạm pháp luật của tỉnh để kịp thời bãi bỏ, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn và quy định của pháp luật hiện hành. Một phân cảnh trong tiểu phẩm dự thi hội thi tuyên truyền cải cách hành chính tỉnh Bình Phước
Ba là, thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật; thường xuyên rà soát để đơn giản hóa thủ tục hành chính trên tất cả các lĩnh vực quản lý nhà nước; cập nhật, công bố kịp thời thủ tục hành chính và nhập dữ liệu vào Cổng dịch vụ công quốc gia. Triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án đổi mới việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong thực hiện giải quyết thủ tục hành chính theo Kế hoạch số 269/KH-UBND ngày 16/8/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh; tăng cường giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính trên môi trường điện tử, tiếp nhận và trả kết quả giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích.Bốn là, đẩy mạnh triển khai thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 18/5/2021 của Tỉnh ủy về chuyển đổi số tỉnh Bình Phước đến năm 2025. Khẩn trương hoàn thành các nhiệm vụ trong kế hoạch ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin, tập trung thực hiện các nội dung ứng dụng công nghệ thông tin trong nội bộ cơ quan Nhà nước, phục vụ người dân và doanh nghiệp; hoàn thiện các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu chuyên ngành; phát triển hạ tầng kỹ thuật; xây dựng địa phương thông minh và phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin.Năm là, chuyển đổi, áp dụng từ hệ thống quản lý chất lượng theo yêu cầu của Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008 sang hệ thống quản lý chất lượng theo yêu cầu của Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015 tại các cơ quan, đơn vị, địa phương theo Kế hoạch đề ra. Nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền cải cách hành chính, kịp thời giải đáp các phản ánh, kiến của người dân, tổ chức về thực hiện cải cách hành chính; tiến hành kiểm tra công tác cải cách hành chính, chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương hành chính.