Cần bổ sung chim yến là vật nuôi để điểu chỉnh trong luật

Thứ sáu - 08/06/2018 20:16
Cần bổ sung chim yến là vật nuôi để điểu chỉnh trong luật, đồng thời có chính sách phù hợp để phát triển và tiêu thụ đối với các nhóm sản phẩm xuất khẩu chủ lực, có lợi thế quốc gia, lợi thế địa phương và các đặc sản vùng, miền. Đây là đề xuất của đại biểu Tôn Ngọc Hạnh tại phiên thảo luận về Dự án Luật Chăn nuôi.
Thảo luận về dự án Luật Chăn nuôi, các đại biểu trong đã tập trung cho ý kiến vào một số nội dung như: Chính sách của Nhà nước về chăn nuôi; quản lý giống vật nuôi; quản lý thức ăn chăn nuôi; quản lý môi trường, chất thải trong chăn nuôi; quản lý nhà nước trong chăn nuôi…

Đại biểu Tôn Ngọc Hạnh – Phó trưởng đoàn ĐBQH tỉnh nêu ra một thực tế là hiện nay lĩnh vực nuôi chim yến phát triển rất nhanh về số lượng lẫn quy mô. Theo thống kết quả khảo sát, đến nay, cả nước có hơn 3.000 nhà nuôi chim yến ở 36 tỉnh, thành phố. Tuy nhiên, việc quy hoạch xây dựng nhà nuôi chim yến ở một số địa phương chưa được quan tâm đúng mức. Nhiều nơi phát triển ồ ạt, gây ảnh hưởng không tốt tới môi trường, đời sống người dân. Việc quy hoạch những khu vực phát triển làng nghề nuôi chim yến trong nhà đang là vấn đề được nhiều người quan tâm, cần được giải quyết rốt ráo. Do vậy, luật cần bổ sung nội dung để diều chỉnh loài vật nuôi này nếu không sau nay triển khai thực hiện sẽ vướn và khó khi xử lý những phát sinh.

Về điều điều kiện cơ sở chăn nuôi và các quy định về hoạt động chăn nuôi trong dự thảo luật, đại biểu Tôn Ngọc Hạnh đề nghị cần tạo cơ sở pháp lý để phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, theo chuỗi và nâng cao giá trị gia tăng để phát triển thành một ngành kinh tế mũi nhọn, tiên tiến và hạn chế dần việc chăn nuôi nhỏ lẻ, đảm bảo an toàn thực phẩm và vệ sinh môi trường. 

Về cơ chế chính sách theo đại biểu Tôn Ngọc Hạnh thì phải quan tâm đặc biệt đối với những hộ chăn nuôi nhỏ lẻ. Bởi đảm bảo các hộ chăn nuôi phát triển sẽ góp phần đảm bảo đời sống an sinh xã hội. Tuy nhiên, các quy định trong dự thảo luật sẽ gây khó khăn cho các đối tượng này, nhất là quy định chuồng trại phải tách biệt nơi ở. Việc quy định như vậy rất khó khả thi đối với vùng nông thôn, miền núi.

Đại biểu Tôn Ngọc Hạnh cũng đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu, xem xét quy định về điều kiện cơ sở chăn nuôi và cơ sở sản xuất, kinh doanh tinh, phôi, trứng giống, ấu trùng tại các Điều 38 và Điều 39 cho phù hợp hơn với từng đối tượng vật nuôi, quy mô vật nuôi, mật độ chăn nuôi và địa điểm chăn nuôi.

Dự thảo luật gồm 8 chương, 65 điều. Luật quy định về quản lý các hoạt động trong lĩnh vực giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, hoạt động chăn nuôi, chăn nuôi động vật cảnh và động vật bán hoang dã gây nuôi; xuất, nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi; trách nhiệm quản lý nhà nước về chăn nuôi./.

Tác giả: Trần Thể

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Dang cs
quoc hoi
chinh phu
bp
hndn
cb
TUYEN GIAO
BAO BP

19/2023/LT

Lịch VPTU tuần thứ 19/2023

Thời gian đăng: 07/05/2023

lượt xem: 2075 | lượt tải:26

01/DSMT

Danh sách miễn thi ngoại ngữ, tin học CVC 2021

Thời gian đăng: 07/11/2021

lượt xem: 2451 | lượt tải:599

VB1111

Công văn V/v điều chỉnh, bổ sung lịch làm việc tuần 44

Thời gian đăng: 31/10/2021

lượt xem: 20620 | lượt tải:4464

8-HĐTNN

Số 08-HĐTNN

Thời gian đăng: 26/10/2021

lượt xem: 21223 | lượt tải:97579

số 16 /TB-QHTASXH

số 16 /TB-QHTASXH

Thời gian đăng: 10/05/2021

lượt xem: 19798 | lượt tải:381
Thống kê
  • Đang truy cập447
  • Máy chủ tìm kiếm18
  • Khách viếng thăm429
  • Hôm nay67,374
  • Tháng hiện tại275,634
  • Tổng lượt truy cập26,454,021
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây