Cần quy định nội dung trợ giúp pháp lý đối với phụ nữ là nạn nhân bạo lực giới

Thứ năm - 10/11/2016 04:22
Sáng ngày 10-11, phát biểu tại Hội trường Diên Hồng về dự án Luật trợ giúp pháp lý (sửa đổi), đại biểu Điểu Huỳnh Sang, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Phước đề nghị: Cần quy định nội dung trợ giúp pháp lý đối với phụ nữ là nạn nhân bạo lực giới.

Theo đại biểu Điểu Huỳnh Sang, quy định về người được trợ giúp pháp lý trong dự thảo luật là chưa đầy đủ, chưa thống nhất với một số luật khác. Theo tờ trình của Chính phủ là đã mở rộng đối tượng được trợ giúp pháp lý, nhưng trên thực tế chưa bao quát được các đối tượng thật sự cần được trợ giúp pháp lý như trẻ em, hộ cận nghèo, nạn nhân bị bạo lực gia đình. Luật cần quy định theo hướng không giới hạn quyền được trợ giúp pháp lý của trẻ em, không hạn chế về điều kiện kinh tế, hoàn cảnh xuất thân, địa bàn sinh sống. Trong đó, đáng lưu ý là 14 nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, kể cả việc trợ giúp pháp lý cho cha mẹ, người chăm sóc cho nhóm trẻ em này theo quy định của Luật Trẻ em và Công ước quốc tế về quyền trẻ em. 
Description: Untitled 01_242
Đại biểu Điểu Huỳnh Sang phát biểu tại Hội trường Diên Hồng
 
Theo đại biểu Điểu Huỳnh Sang, vấn nạn bạo lực gia đình trong thời gian qua rất đáng báo động cả về số lượng lẫn mức độ nghiêm trọng. Nạn nhân thường là người yếu thế, bị tổn thương nặng và gặp khó khăn trong việc tìm kiếm sự trợ giúp của pháp luật. Theo số liệu thống kê, có đến 87% nạn nhân bị bạo hành chưa tìm đến sự trợ giúp pháp lý, trừ các vụ việc nghiêm trọng, các vụ xử lý hình sự. Trong khi đó, dự luật lại chưa quy định mô hình trợ giúp pháp lý cho phụ nữ. Nhiều phụ nữ là nạn nhân chưa biết được quyền được trợ giúp pháp lý hoặc còn e ngại khi tiếp cận với trợ giúp pháp lý và người thực hiện trợ giúp pháp lý cũng chưa được đào tạo kỹ năng làm việc với nạn nhân bạo lực giới. Từ thực trạng trên, đại biểu Sang đề nghị luật cần bổ sung hoàn thiện khung pháp luật cho đối tượng này để phù hợp với bản chất của hoạt động trợ giúp pháp lý.

Đại biểu Điểu Huỳnh Sang cho rằng, hiện nay, vai trò nòng cốt của Nhà nước trong cung ứng dịch vụ công đang có sự thay đổi theo hướng xã hội hóa hoạt động trợ giúp pháp lý. Dự thảo luật trình Quốc hội lần này có quy định xã hội hóa trong trợ giúp pháp lý song nội dung, phạm vi chưa đáp ứng được mục tiêu này. Do đó, luật cần bổ sung về vị trí, vai trò của Nhà nước theo hướng thay vì làm nòng cốt trong trợ giúp pháp lý thì chỉ giữ vai trò quản lý, điều phối và tổ chức thực hiện hoạt động trợ giúp pháp lý, đảm bảo nguồn lực cần thiết cho hoạt động này.

Luật Trợ giúp pháp lý (sửa đổi) có 8 chương, 49 điều. Luật quy định về người được trợ giúp pháp lý, tổ chức và người thực hiện trợ giúp pháp lý, hoạt động trợ giúp pháp lý, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức trong hoạt động trợ giúp pháp lý.

Đây là lần đầu tiên dự thảo luật được đưa ra thảo luận trong phiên họp toàn thể tại Hội trường Diên Hồng.

Tác giả: Trần Thể

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Dang cs
quoc hoi
chinh phu
bp
hndn
cb
TUYEN GIAO
BAO BP

19/2023/LT

Lịch VPTU tuần thứ 19/2023

Thời gian đăng: 07/05/2023

lượt xem: 2075 | lượt tải:26

01/DSMT

Danh sách miễn thi ngoại ngữ, tin học CVC 2021

Thời gian đăng: 07/11/2021

lượt xem: 2451 | lượt tải:599

VB1111

Công văn V/v điều chỉnh, bổ sung lịch làm việc tuần 44

Thời gian đăng: 31/10/2021

lượt xem: 20620 | lượt tải:4464

8-HĐTNN

Số 08-HĐTNN

Thời gian đăng: 26/10/2021

lượt xem: 21223 | lượt tải:97579

số 16 /TB-QHTASXH

số 16 /TB-QHTASXH

Thời gian đăng: 10/05/2021

lượt xem: 19798 | lượt tải:381
Thống kê
  • Đang truy cập471
  • Máy chủ tìm kiếm16
  • Khách viếng thăm455
  • Hôm nay67,374
  • Tháng hiện tại275,879
  • Tổng lượt truy cập26,454,266
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây