Cần sớm bỏ hạn mức giao đất quy định trong Luật đất đai

Thứ ba - 31/10/2017 10:01
Quá trình tích tụ đất đai diễn ra còn chậm, cần tiếp tục có những đổi mới, hoàn thiện về chính sách, pháp luật, cần sớm bỏ hạn mức giao đất quy định trong Luật đất đai năm 2013 đây là một trong những nội dung mà đại biểu Nguyễn Tuấn Anh kiến nghị trong phiên thảo luận về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước năm 2017; kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2018 tại hội trường Diên Hồng sáng nay 31-10.
Theo đại biểu Nguyễn Tuấn Anh, trong quá trình thực hiện chủ chương của Chính phủ về tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, đất đai luôn được xác định là nguồn lực quan trọng trong phát triển kinh tế.

Hiện nay, ngành nông nghiệp đang đứng trước tác động mạnh của biến đổi khí hậu và nhiều thách thức trong hội nhập kinh tế quốc tế. Để phát triển bền vững đại biểu Nguyễn Tuấn Anh cho rằng không còn con đường nào khác là cần tổ chức lại sản xuất. Trong đó, tích tụ, tập trung ruộng đất trở thành một nội dung rất quan trọng, để phát triển nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn, công nghệ cao, gắn với bảo đảm việc làm và thu nhập của nông dân. Tuy nhiên, thực tế việc giải quyết vấn đề này rất chậm, gây khó khăn cho nông dân và doanh nghiệp.

Chủ trương của chúng ta là xây dựng những cánh đồng mẫu lớn, vùng chuyên canh cây công nghiệp, vùng nguyên liệu sản xuất hàng hóa để thuận tiện trong truy xuất nguồn gốc cũng như chủ động vùng nguyên liệu.

Tuy nhiên, đại biểu Nguyễn Tuấn Anh cho biết, qua khảo sát ở Bình Phước, nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chế biến nông sản xuất khẩu phản ánh là việc tích tụ đất đai để có vùng nguyên liệu ổn định cho sản xuất, kiểm soát chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm gặp nhiều khó khăn.

Một doanh nghiệp đưa ra dẫn chứng, muốn có được một 100ha đất để hình thành vùng nguyên liệu cho nhà máy chế biến nông sản theo tiêu chuẩn VietGap họ phải nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất của rất nhiều nông dân với giá thực tế của thị trường. Như ở Bình Phước là mỗi ha từ 500 triệu đến 1 tỷ đồng tùy theo vị trí đất. Tuy nhiên, khi hợp thửa thì chủ sở hữu chỉ được 30ha đất theo quy định của Luật, 70ha còn lại phải chuyển sang hình thức cho thuê trả tiền hàng năm hoặc 1 lần dù thực tế diện tích này họ bỏ tiền ra mua theo giá thị trường. Điều này cũng có nghĩa là 70ha đất có giá trị khoảng 50 tỷ đồng trở về giá trị tài sản bằng 0. Tức là không thể thế chấp vay ngân hàng để đầu tư, sản xuất.

Một bất cập trong chính sách về đất đai mà các doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Bình Phước và nhiều địa phương đang rất vướng và gặp khó khăn đó là họ phải thuê đất chính của mình đã bỏ tiền ra để nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất của người khác khi xây dựng nhà xưởng sản xuất, thành lập doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp cho biết, để thành lập doanh nghiệp, họ phải đầu tư hàng chục tỷ đồng để mua đất, xây dựng nhà xưởng sản xuất, tuy nhiên, khi trở thành doanh nghiệp, diện tích đất tiền tỷ của họ trở về giá trị bằng 0 vì chuyển sang thuê trả tiền hàng năm hoặc 1 lần, khiến họ không có tài sản đối ứng trong bước đầu hình thành doanh nghiệp. Điều này đã tước đi của họ một điều kiện quan trọng trong việc vay vốn ngân hàng để đầu tư sản xuất, mà đối với các doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp nhỏ, nguồn lực ban đầu vài chục tỷ đồng là rất lớn.

Đại biểu Nguyễn Tuấn Anh cũng đưa ra số liệu thống kê cho thấy, hiện nay, nước ta có tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp trên 10 triệu ha với gần 14 triệu hộ nông dân. Trong đó, 70,4% số hộ có tổng diện tích đất dưới 0,5 ha, 3,5% số hộ có diện tích trên 3 ha. Hệ lụy của sự manh mún này khó khăn trong sản xuất theo hướng hàng hóa, phụ thuộc nhiều vào tư thương và thường xuyên rơi vào cảnh được mùa mất giá. Với những hạn chế, bất cập như vậy, nếu không được tháo gỡ kịp thời, đồng bộ, nhiều nhà quản lý, nhà doanh nghiệp cho rằng sẽ rất khó tích tụ ruộng đất để sản xuất bền vững.

Chủ trương hỗ trợ của Nhà nước để tổ chức sản xuất có ý nghĩa rất lớn, vì vậy, đại biểu Nguyễn Tuấn Anh kiến nghị 3 nội dung, đó là: Cần có qui định xác lập quyền sở hữu về tài sản đầu tư trên đất; xác lập giá trị quyền sử dụng đất khi tham gia doanh nghiệp và cần sớm bỏ hạn mức giao đất quy định trong Luật đất đai năm 2013 và các văn bản pháp luật khác liên quan. Ðó là mong muốn của các nhà quản lý, nhà doanh nghiệp, các tổ chức, người nông dân cả nước nói chung và Bình Phước nói riêng. Đồng thời cũng là nội dung liên quan đến nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu của Chính phủ về cơ cấu lại nền kinh tế đồng bộ, toàn diện và thực chất, góp phần thực hiện thắng lợi kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội từ nay đến hết năm 2018 và những năm tiếp theo./.

Tác giả: Trần Thể

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Dang cs
quoc hoi
chinh phu
bp
hndn
cb
TUYEN GIAO
BAO BP

19/2023/LT

Lịch VPTU tuần thứ 19/2023

Thời gian đăng: 07/05/2023

lượt xem: 2075 | lượt tải:26

01/DSMT

Danh sách miễn thi ngoại ngữ, tin học CVC 2021

Thời gian đăng: 07/11/2021

lượt xem: 2451 | lượt tải:599

VB1111

Công văn V/v điều chỉnh, bổ sung lịch làm việc tuần 44

Thời gian đăng: 31/10/2021

lượt xem: 20620 | lượt tải:4464

8-HĐTNN

Số 08-HĐTNN

Thời gian đăng: 26/10/2021

lượt xem: 21223 | lượt tải:97579

số 16 /TB-QHTASXH

số 16 /TB-QHTASXH

Thời gian đăng: 10/05/2021

lượt xem: 19798 | lượt tải:381
Thống kê
  • Đang truy cập518
  • Máy chủ tìm kiếm29
  • Khách viếng thăm489
  • Hôm nay67,374
  • Tháng hiện tại277,233
  • Tổng lượt truy cập26,455,620
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây