Giải pháp nào cho những bến đò tự phát trên địa bàn huyện Bù Gia Mập

Thứ ba - 12/07/2016 03:39
Trên địa bàn huyện Bù Gia Mập hiện nay có 19 bến đò hoạt động đưa rước người dân qua lại làm ăn trên các lòng hồ thủy điện Thác Mơ, thủy điện Cần Đơn. Điều đáng nói là tất cả những bến đò này mở ra một cách tự phát và hiện nay chưa được các cơ quan chức năng cấp giấy phép hoạt động. Nhằm đảm bảo an toàn trong việc di chuyển bằng đường thủy của người dân, ngày 3/11/2014, UBND huyện BGM có quyết định đình chỉ hoạt động các bến đò khách tự phát. Từ đó đến nay, những chủ đò cảm thấy lo lắng, bất an và quan trọng hơn là họ không biết phải làm gì để có thể có được giấy phép hoạt động, trong khi nhu cầu đi lại của người dân hằng ngày là rất cần thiết.
Bến đò trên địa bàn xã Đức Hạnh
 Đã hơn 10 năm nay, con đò, bến nước trên lòng hồ thủy điện Thác Mơ thuộc xã Đức Hạnh huyện Bù Gia Mập đã gắn bó với ông Võ Đức Thông như một cái nghiệp. Ngày ngày, dù nắng hay mưa, ông cùng với chiếc đò của mình vẫn cần mẫn đưa khách sang sông, cho kịp những công việc thường nhật. Chiếc đò được đầu tư hơn 200 triệu đồng, với đầy đủ những trang thiết bị cần thiết để đảm bảo an toàn giao thông đường thủy. Chính bản thân ông cũng đã đi học và được cấp các loại giấy tờ cần thiết trong hoạt động đường thủy như giấy chứng nhận bơi lội, bằng thuyền viên. Thế nhưng, ông vẫn luôn rất lo lắng vì biết rằng, hoạt động đưa đò của mình vẫn chưa hoàn toàn đúng luật pháp.
Cùng cảnh ngộ, chủ đò Phạm Văn Hồng ở Xã Phú Văn, huyện Bù Gia Mập người đã gắn bó với công việc đưa đò gần 20 năm nay. Các loại giấy tờ, từ Chứng chỉ chuyên môn người lái phương tiện thủy nội địa, giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện thủy nội địa, giấy chứng nhận phương tiện kỹ thuật… đều đủ cả. Nhưng cái cần thiết nhất là giấy phép hoạt động của bến đò thì không thể có. Biết việc đưa đò này là không đúng pháp luật, thế nhưng những bến đò vẫn phải hoạt động vì nếu không, người dân sẽ phải qua lại sông nước bằng những chiếc xuồng gỗ tự trang bị thì rất nguy hiểm, thiếu an toàn nếu gặp gió lớn, sóng to trên lòng hồ. Chính vì vậy, những người chủ đò đã kiến nghị nhiều lần và rất mong muốn là làm sao các ngành chức năng của huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước tạo điều kiện cấp giấy phép hoạt động cho các bến đò, để việc đưa khách qua đò là hợp pháp, giúp người dân đi lại thuận tiện hơn.

Lý giải nguyên nhân tại sao các bền đò vẫn chưa được cấp phép hoạt động, các ngành chức năng của huyện Bù Gia Mập cho biết: Hiện nay nhiều bến đò đã đóng tàu vỏ sắt, trang bị bảo hộ, áo phao và các giấy tờ thủ tục đảm bảo cho hoạt động giao thông đường thủy. Thế nhưng cái khó nhất là các bến đò hoạt động trên lòng hồ thủy điện, do thủy thủy điện quản lý, không có bến bãi hợp pháp, không có hợp đồng bến bãi nên không thể cấp phép hoạt động được. Để cấp phép hoạt động cho các bến đò thì cần phải có sự đồng ý từ phía công ty thủy điện, vấn đề này về phía người dân chưa làm được và đang kiến nghị với huyện và tỉnh giải quyết.

Thực tế trong nhiều năm qua, nhu cầu di chuyển bằng đò trên lòng hồ thủy điện thác Mơ, thủy điện Cần Đơn của người dân là rất lớn. Vào thời điểm mùa vụ, mỗi ngày có đến hàng trăm chuyến đò chở khách và hàng hóa, nông sản qua lại trên lòng hồ, không kể đêm ngày. Bên cạnh đó mỗi ngày còn có hàng trăm chiếc xuồng, ghe gỗ do người dân tư đóng để đi câu, giăng lưới đánh bắt cá, qua lại trên lòng hồ đi làm nương rẫy. Chính vì vậy vấn đề an toàn giao thông đường thủy nhất là trong mùa mưa bão rất được các ngành chức năng quan tâm. Thời gian qua đã có những vụ tai nạn giao thông đường thủy thương tâm xảy ra do những chiếc đò gỗ nhỏ của người dân tự trang bị không đảm bảo an toàn khi gặp phải những cơn gió to và sóng lớn trên lòng hồ. Để đảm bảo an toàn giao thông đường thủy, các  ngành chức năng của huyện và tỉnh đã tiến hành kiểm tra nhắc nhở, xử phạt nhiều lần nhưng việc cấm tuyệt đối các bến đò hoạt động thì không thể được vì nhu cầu của người dân qua lại lòng hồ để làm ăn là rất lớn. Theo những người dân đi đò cho biết: Đa số khách qua đò sinh sống ở bù gia mập nhưng vườn rẫy lại ở Bù Đăng nên nhu cầu qua lại của người dân thì không thể dừng lại được. Để di chuyển từ xã Đức Hạnh và Phú Văn huyện Bù Gia Mập sang xã Bom Bo huyện Bù Đăng bằng đường bộ phải mất từ 60-70km với thời gian khoảng hơn 1 tiếng đồng hồ. Tuy nhiên nếu di chuyển bằng đường thủy, với số tiền khoảng 20 nghìn đồng thì chỉ tốn khoảng 10 phút là đã đến nơi. Chính vì vậy, rất nhiều người dân vẫn ưu tiên lựa chọn việc di chuyển bằng đường thủy, mặc dù những chuyến đò đang hoạt động tại đây vẫn chưa được cấp phép đầy đủ.

Rõ ràng, việc di chuyển bằng đường thủy của người dân trên địa bàn huyện Bù Gia Mập, mà cụ thể là tại 2 xã Đức Hạnh và Phú Văn là chuyện cấp thiết, không thể trách người dân, càng không thể cấm hoạt động của những bến đò, bởi “có cầu ắt có cung”. Vấn đề đặt ra hiện nay là chính quyền các cấp cần có giải pháp tháo gỡ vướng mắc cho người dân trong việc cấp giấy phép hoạt động cho các bến đò. Bên cạnh đó các ngành chức năng  cần có sự quản lý chặt chẽ và thường xuyên kiểm tra việc hoạt động của các bến đò nhằm đảm bảo an toàn giao thông đường thủy, tránh được những tai nạn đáng tiếc có thể xảy ra.

Tác giả: Thanh Lâm - Minh Nhật đài PTTH Bình Phước

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Dang cs
quoc hoi
chinh phu
bp
hndn
cb
TUYEN GIAO
BAO BP

19/2023/LT

Lịch VPTU tuần thứ 19/2023

Thời gian đăng: 07/05/2023

lượt xem: 2075 | lượt tải:26

01/DSMT

Danh sách miễn thi ngoại ngữ, tin học CVC 2021

Thời gian đăng: 07/11/2021

lượt xem: 2451 | lượt tải:599

VB1111

Công văn V/v điều chỉnh, bổ sung lịch làm việc tuần 44

Thời gian đăng: 31/10/2021

lượt xem: 20620 | lượt tải:4464

8-HĐTNN

Số 08-HĐTNN

Thời gian đăng: 26/10/2021

lượt xem: 21223 | lượt tải:97579

số 16 /TB-QHTASXH

số 16 /TB-QHTASXH

Thời gian đăng: 10/05/2021

lượt xem: 19798 | lượt tải:381
Thống kê
  • Đang truy cập515
  • Máy chủ tìm kiếm36
  • Khách viếng thăm479
  • Hôm nay67,374
  • Tháng hiện tại278,290
  • Tổng lượt truy cập26,456,677
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây