Là huyện biên giới, hơn 80% dân số phát triển kinh tế từ nông nghiệp, do đó, Đảng bộ huyện Bù Gia Mập luôn xác định đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nhằm tạo đột phá cho ngành nông nghiệp địa phương là nhiệm vụ trọng tâm, then chốt.
Nhiệm kỳ 2020-2025, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện đã ban hành Nghị quyết số 03-NQ/HU về đẩy mạnh phát triển nông nghiệp sạch, tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2020-2025. Qua đó, nâng chất các sản phẩm nông nghiệp, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống người dân.Đưa nghị quyết vào cuộc sốngĐể thực hiện các chỉ tiêu, từng bước đưa nghị quyết vào cuộc sống, thời gian qua, các cấp ủy, chính quyền từ huyện đến cơ sở đã đồng bộ triển khai 3 nhiệm vụ trọng tâm. Đó là, hình thành vùng nguyên liệu; thu hút đầu tư vào lĩnh vực bảo quản sau thu hoạch và chế biến nông sản; chỉ đạo, hướng dẫn hình thành liên kết chuỗi giá trị. Trong đó, phát triển 3 ngành trọng điểm là chăn nuôi, trồng trọt và lâm nghiệp để tạo nguồn nguyên liệu sản xuất. UBND huyện cũng đã ban hành Kế hoạch số 139/KH-UBND nhằm phân công trách nhiệm cụ thể cho các xã, cơ quan, đơn vị, tổ chức và người dân triển khai một cách chặt chẽ, có lộ trình phù hợp. Trong đó, huyện tập trung phát triển nhóm sản phẩm chính, đặc trưng, hình thành chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, chú trọng các quy trình sản xuất an toàn sinh học giúp nâng cao năng suất cây trồng, bảo vệ sinh thái, hướng đến nông nghiệp an toàn. Mô hình trồng điều hữu cơ của Hợp tác xã nông nghiệp Bù Gia Mập
Nhờ định hướng cụ thể cùng những bước đi phù hợp, đồng thời áp dụng tiến bộ khoa học - công nghệ mới, trên địa bàn huyện đã xây dựng được nhiều vùng liên kết sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao, tạo đột phá mới trong phát triển sản xuất.Những kết quả bước đầuSau hơn 3 năm thành lập, Hợp tác xã (HTX) bưởi da xanh Đa Kia hiện có 19 thành viên với diện tích hơn 35 ha, sản lượng trung bình 1.000 tấn bưởi/năm, tạo thu nhập ổn định cho các thành viên HTX. Năng suất đảm bảo, chất lượng đạt chuẩn VietGAP, HTX đã thực hiện mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị. Chủ tịch Hội đồng quản trị, Giám đốc HTX bưởi da xanh Đa Kia Hồ Quang Bình chia sẻ: Áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, năng suất, chất lượng bưởi da xanh của HTX được nâng lên, người tiêu dùng ưa chuộng, thu nhập của các thành viên HTX cũng cao hơn. Thành viên Hợp tác xã bưởi da xanh Đa Kia thu hoạch sản phẩm
Sau hơn 2 năm triển khai đưa Nghị quyết số 03 vào cuộc sống, huyện Bù Gia Mập có 15 HTX và 20 tổ hợp tác đang hoạt động hiệu quả và chủ yếu sản xuất theo hướng nông nghiệp sạch. Đến nay, trên địa bàn huyện có 2 sản phẩm (mít sấy và tiêu sạch Cô Hai) được công nhận OCOP 3 sao và 3 sản phẩm đang hoàn thiện hồ sơ thủ tục đánh giá.Bên cạnh đó, các mô hình sản xuất và chăn nuôi nông nghiệp an toàn gắn với xây dựng nông thôn mới cũng được thành lập và đang phát huy hiệu quả như: Mô hình chăm sóc tiêu theo hướng sinh học tại các xã Phước Minh, Phú Văn, Đắk Ơ; mô hình màng phủ nông nghiệp tại các xã Bù Gia Mập, Bình Thắng, Phú Nghĩa; mô hình chăn nuôi dê; trồng ca cao dưới tán điều, chăm sóc cây ăn trái... Ông Phùng Hiệp Quốc, Bí thư Huyện ủy Bù Gia Mập thăm mô hình chăn nuôi bò tại xã Bù Gia Mập
Riêng đối với nhóm sản phẩm chủ lực, sản phẩm đặc trưng của huyện như điều, tiêu, cà phê, cây ăn trái và cây lúa được ngành nông nghiệp huyện hỗ trợ tái canh, áp dụng khoa học - kỹ thuật, đưa giống mới vào trồng nhằm tăng năng suất; đồng thời liên kết với công ty, doanh nghiệp hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm cho nông dân. Hiện nay, trên địa bàn huyện có 2 HTX được cấp mã vùng trồng xuất khẩu sầu riêng sang thị trường Trung Quốc với diện tích 187 ha.Phát triển nông nghiệp công nghệ cao theo tinh thần Nghị quyết số 03, nông dân Bù Gia Mập đã từng bước thay đổi tư duy sản xuất từ canh tác nhỏ lẻ, manh mún sang phát triển kinh tế tập thể như HTX, tổ hợp tác, câu lạc bộ... tạo được một số cánh đồng mẫu lớn, hình thành một số vùng trồng chuyên canh. Từ trồng trọt, chăn nuôi theo hướng truyền thống sang canh tác, chăn nuôi áp dụng khoa học - kỹ thuật tiên tiến đã mang lại hiệu quả kinh tế cao. Việc triển khai Nghị quyết số 03 đã và đang mang lại gam màu tươi sáng cho bức tranh nông nghiệp huyện với những kết quả tích cực: Phó Chủ tịch UBND huyện Bù Gia Mập NGUYỄN XUÂN HOANSong song đó, việc quảng bá, giới thiệu sản phẩm nông nghiệp thông qua sàn thương mại điện tử đã được triển khai thực hiện. Trong đó, thương hiệu “Tiêu sạch Cô Hai” đã được đưa lên nền tảng thương mại Shopee, Sàn giao dịch nông sản tỉnh Bình Phước (www.ecombinhphuoc.com.vn) với 4 sản phẩm chủ lực…Xu hướng tất yếuỨng dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất, tạo ra những sản phẩm công nghệ cao được xem là xu hướng tất yếu, giúp sản xuất nông nghiệp phát triển vượt bậc. Vì vậy, Nghị quyết số 03 đặt ra mục tiêu đến năm 2025, toàn huyện phấn đấu có khoảng 8 sản phẩm OCOP và thành lập mới ít nhất 12 HTX sản xuất nông nghiệp duy trì phát triển bền vững. Khoảng 40-50% HTX nông nghiệp tham gia chương trình OCOP. 15% diện tích trồng cây công nghiệp đạt tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, Organic. Hình thành các vùng trồng cây ăn trái chất lượng cao và đạt tiêu chuẩn về nông nghiệp sạch; phát triển chăn nuôi theo mô hình trang trại tập trung, có quy mô theo chuỗi liên kết, bảo đảm an toàn thực phẩm, an toàn sinh học với quy mô đạt khoảng 20% trên tổng đàn trong toàn huyện… Hệ thống tưới nước tự động của Hợp tác xã nông - lâm nghiệp - dịch vụ Phương Nghĩa
Để thực hiện các mục tiêu nêu trên, huyện đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên, nhân dân thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2020-2025 và chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Đồng thời duy trì, nâng cao hoạt động cũng như mở rộng mô hình kinh tế tập thể; tập trung phát triển nhóm sản phẩm đặc trưng của huyện, hình thành chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Thành lập các cụm công nghiệp, mời gọi nhà đầu tư, xây dựng nhà máy, hình thành các cánh đồng mẫu lớn. Song song đó, tổ chức cho HTX, tổ hợp tác tham gia các gian hàng hội chợ quảng bá thương hiệu; nâng cao vai trò của cơ quan quản lý, vận động người dân tham gia các chuỗi liên kết... Khó khăn, thử thách vẫn còn ở phía trước, tin rằng với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận của người dân sẽ giúp Bù Gia Mập hoàn thành các chỉ tiêu nghị quyết đã đề ra. Qua đó, góp phần tạo xung lực mới cho ngành nông nghiệp huyện, đưa Bù Gia Mập ngày càng khởi sắc.