Qua 20 năm thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) về “Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”, tỉnh Bình Phước đã vận dụng đúng đắn, phù hợp với tình hình thực tiễn, khơi dậy và phát huy khối đại đoàn kết toàn dân tộc, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ chính trị của tỉnh.
Ngay sau khi Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX ban hành Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 12/3/2003 về “Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Chương trình hành động số 22-CTr/TU ngày 19/5/2003 để thực hiện Nghị quyết 23-NQ/TW; tổ chức hội nghị triển khai Nghị quyết trong Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, cán bộ lãnh đạo chủ chốt các sở, ban, ngành, MTTQ và các đoàn thể tỉnh; Ban Thường vụ các huyện, thị ủy, Đảng ủy trực thuộc đã tổ chức triển khai học tập Nghị quyết cho đội ngũ cán bộ, đảng viên trong phạm vi quản lý.
Tỉnh đã tăng cuờng công tác lãnh đạo, chỉ đạo, đổi mới cơ chế chính sách và tăng mức đầu tư cho vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới với quan điểm Nhà nuớc và Nhân dân cùng làm, góp phần ổn định đời sống của đồng bào các dân tộc; điển hình là các chuơng trình 134, 135, Chuơng trình xây dựng nông thôn mới đã thu hút các nguồn vốn phát triển khu vực biên giới, đời sống nhân dân đuợc nâng cao, cơ sở hạ tầng nông thôn ngày càng đổi mới. Kết quả các dự án, công trình kỹ thuật, cơ sở hạ tầng cho vùng biên giới đuợc đầu tư xây dựng hàng trăm tỷ đồng; nhất là trên địa bàn các xã biên giới đã thực hiện 04 dự án định canh, định cư tập trung theo dự án 33 ở huyện Lộc Ninh (xã Lộc Hòa, xã Lộc Thành, xã Lộc Thịnh), dự án 33 tiểu khu 119 Thôn 10, xã Đắk Ơ, huyện Bù Gia Mập cấp cho 323 hộ đồng bào dân tộc khó khăn về nhà ở và thiếu đất sản xuất; Đề án 84 về “Xây dựng điểm dân cư tập trung, bố trí việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số ở khu vực biên giới đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh”...
Lễ hội cồng chiêng của đồng bào S’tiêng Bình Phước (Ảnh: Báo Bình Phước online)
Đặc biệt là những kết quả nổi bật trong công tác giảm nghèo: Giai đoạn 2001-2005, toàn tỉnh đã giảm đuợc 12.573 hộ nghèo, đưa tỷ lệ hộ nghèo từ 10,15% vào đầu năm 2001 xuống còn 4% cuối năm 2005 theo chuẩn nghèo do Trung uơng quy định. Giai đoạn 2006- 2010, áp dụng theo theo chuẩn nghèo đuợc quy định tại Quyết định số 170/2005/QĐ-TTg ngày 08/7/2005 của Thủ tuớng Chính phủ. Đầu năm 2006, toàn tỉnh có 19.206 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 11,2% trên tổng số hộ dân. Đến cuối năm 2010, toàn tỉnh còn 9.486 hộ nghèo, chiếm 4,30% tổng số hộ dân. Trong đó, hộ nghèo dân tộc thiểu số giảm 1.846 hộ (từ 7.665 hộ đầu năm 2006 xuống còn 5.819 hộ cuối năm 2010).
Giai đoạn 2011- 2015, áp dụng theo chuẩn quy định tại Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg ngày 30/01/2011 của Thủ tuớng Chính phủ về việc ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011- 2015. Tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm từ 9,29% (20.498 hộ) đầu năm 2011 xuống còn 2,96% (7.224 hộ) vào cuối năm 2015. Trong đó, hộ nghèo dân tộc thiểu số giảm từ 8.519 hộ xuống còn 3.479 hộ. Giai đoạn 2016- 2020, chuẩn nghèo đuợc áp dụng theo quy định tại Quyết định 59/2015/QĐ-TTg ngày 19/11/2015 của Thủ tuớng Chính phủ ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều giai đoạn 2016-2020. Đầu năm 2016, toàn tỉnh có 14.627 hộ nghèo chiếm 6,15%. Hộ nghèo khu vực nông thôn có 13.789 hộ, chiếm 94,27% trên tổng số hộ nghèo, trong đó hộ nghèo dân tộc thiểu số có 6.308 hộ. Cuối năm 2020, toàn tỉnh còn 3.568 hộ nghèo chiếm 1,34% trên tổng số hộ dân, trong đó có 1.803 hộ nghèo dân tộc thiểu số, chiếm 50,53% trên tổng số hộ nghèo. Bình quân mỗi năm giảm đuợc 2.211 hộ (tuơng ứng với 0,96%), đạt 192% kế hoạch đề ra. Tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số trên tổng số hộ dân tộc thiểu số giảm từ 15,3% xuống còn 3,95%. Bình quân mỗi năm giảm 2,27%, đạt 113% kế hoạch đề ra (kế hoạch đề ra bình quân mỗi năm giảm 2% tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số trên tổng số hộ dân tộc thiểu số). Cuối năm 2021 rà soát theo chuẩn mới (Nghị định số 07/NĐ-CP ngày 27/01/2021 của Chính phủ quy định chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021-2025) toàn tỉnh có 4.894 hộ nghèo, chiếm tỉ lệ 1,76%/tổng số hộ dân, trong đó có 2.820 hộ nghèo dân tộc thiểu số (chiếm 57,91%/tổng số hộ nghèo).
Đồng chí Phan Văn Thảo, Phó giám đốc Đài Phát thanh – Truyền hình và Báo Bình Phước cùng Đoàn công tác của tỉnh trao quà cho các hộ đồng bào chăm có hoàn cảnh khó khăn
Ngoài việc thực hiện tốt các chính sách quy định của Trung uơng đối với các đối tuợng bảo trợ xã hội, nguời nghèo, khó khăn, yếu thế... từ năm 2019, tỉnh đã ban hành Kế hoạch thực hiện Chuơng trình giảm 1.000 hộ nghèo dân tộc thiểu số, đây là chuơng trình đặc thù riêng của tỉnh, với tổng nguồn lực bố trí thực hiện Chuơng trình trong 03 năm là 277 tỷ đồng để hỗ trợ gần 10.000 lượt nhu cầu của nguời dân về hỗ trợ đất ở, nhà ở, nuớc sinh hoạt, kéo điện, đào tạo nghề, vay vốn uu đãi tín dụng, tiếp cận thông tin, tạo điều kiện để hộ nghèo dân tộc thiểu số có động lực vuơn lên thoát nghèo bền vững. Chuơng trình góp phần làm nâng cao nhận thức của chính quyền địa phuơng, nguời dân trong công tác giảm nghèo nói chung, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng; tạo việc làm, nâng cao thu nhập, làm thay đổi diện mạo nông dân, nông thôn vùng dân tộc thiểu số. Kết quả trong 03 năm thực hiện Chuơng trình (2019 -2021), toàn tỉnh giảm 3.258 hộ nghèo dân tộc thiểu số, bình quân mỗi năm giảm 2,36% đạt 118% kế hoạch đuợc giao.
Đối với chính sách người có công với cách mạng trong 20 năm qua, toàn tỉnh đã có gần 20.000 lượt người có công được đi điều dưỡng; 100% người có công được mua thẻ bảo hiểm y tế. Phong trào “Đền ơn đáp nghĩa” có được sự hưởng ứng và đóng góp tích cực của toàn xã hội. Toàn tỉnh đã vận động xây dựng, sửa chữa trên 2.700 căn nhà tình nghĩa, trị giá trên 60 tỷ đồng. Từ giai đoạn 2016 đến nay, tỉnh đã xây dựng và sửa chữa được 483 căn nhà tình nghĩa với tổng số tiền trên 17 tỷ đồng, trong đó, có 223 căn được xây mới với số tiền gần 12 tỷ đồng và 260 căn được sửa chữa với số tiền trên 5,2 tỷ đồng; tặng 1.100 sổ tiết kiệm tình nghĩa, trị giá gần 1,2 tỷ đồng. Hiện nay, các cơ quan, đoàn thể, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh nhận phụng dưỡng 48 đối tượng người có công, trong đó có 18 Mẹ Việt Nam Anh hùng với mức phụng dưỡng từ 300 ngàn đến 2 triệu đồng/người/tháng.
Phát huy vai trò đoàn kết, tập hợp rộng rãi các tầng lớp nhân dân, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đã tích cực đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, tập trung củng cố, mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Trên cơ sở đó, MTTQ các cấp trong tỉnh và các tổ chức thành viên đã tích cực vận động các tầng lớp nhân dân, đoàn viên, hội viên tham gia các phong trào thi đua yêu nước, vận động đóng góp các nguồn quỹ để thực hiện công tác an sinh xã hội. Kết quả đã vận động hỗ trợ xây mới và sửa chữa cho 1.476 căn nhà tình nghĩa cho các gia đình chính sách, người có công khó khăn về nhà ở, trong đó có 700 căn (xây mới 275 căn, sửa chữa 425 căn); riêng MTTQVN tỉnh đã trích quỹ Vì người nghèo tỉnh hỗ trợ xây dựng mới 46 căn nhà cho thân nhân người có công, trị giá 4,6 tỷ đồng; hỗ trợ sinh kế cho 6 hộ gia đình người có công, trị giá 180 triệu đồng, ngoài ra MTTQVN các cấp đã tặng hàng ngàn phần quà cho gia đình chính sách và người có công nhân dịp các ngày lễ, tết,… với số tiền 28 tỷ 595 triệu đồng và hàng trăm sổ tiết kiệm góp phần cùng với Đảng, Nhà nước chăm sóc gia đình chính sách và người có công với nước ổn định cuộc sống, phát triển kinh tế.
Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” tiếp tục mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho cộng đồng dân cư trên địa bàn của tỉnh, thông qua cuộc vận động đã phát huy được sự đoàn kết trong toàn dân góp phần xây dựng thôn, ấp, khu phố phát triển về mọi mặt, đời sống nhân dân được cải thiện cả về vật chất lẫn tinh thần, số hộ đạt chuẩn “Gia đình văn hóa” và khu dân cư đạt chuẩn “Khu dân cư văn hóa” đều tăng qua từng năm; 100% khu dân cư đều duy trì hiệu quả việc tổ chức Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc nhân kỷ niệm ngày truyền thống MTTQVN; các chính sách an sinh xã hội và công tác giảm nghèo bền vững được các địa phương thực hiện đạt hiệu quả. Thông qua cuộc vận động, MTTQVN các cấp đã vận động vốn vay với trên 6 tỷ đồng, 266 ngàn cây giống, 19 ngàn con giống, 11 ngàn ngày công giúp cho hơn 09 ngàn lượt hộ nghèo, khó khăn để có điều kiện phát triển kinh tế, nâng cao đời sống và vươn lên thoát nghèo.
Trong thời gian đại dịch Covid-19, MTTQVN các cấp trong tỉnh đã chủ động tham mưu tổ chức các đợt phát động và tiếp nhận hàng trăm tấn lương thực, thực phẩm cùng túi an sinh xã hội, qua đó đã kịp thời phân bổ các nguồn lực hỗ trợ các địa phương trên địa bàn tỉnh cũng như nhân dân các tỉnh thành lân cận đang gặp khó khăn do đại dịch Covid-19. Kết quả: Đợt dịch từ năm 2020 đến 31/3/2022, Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp trong tỉnh đã tiếp nhận là 84.689.306.655 đồng, đã phân bổ sử dụng là 67.329.661.927 đồng. Đặc biệt là 02 đợt xuất quân chuyển 220 tấn lương thực, thực phẩm cùng 6.352 túi an sinh xã hội trị giá 16,432 tỷ đồng để hỗ trợ các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai và thành phố Hồ Chí Minh chống dịch.
Thực tiễn cho thấy việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW trên địa bàn tỉnh đã phát huy được tác dụng to lớn, thiết thực, tạo được sự chuyển biến rõ nét về nhận thức, trách nhiệm các cấp uỷ đảng, chính quyền, Mặt trận, các đoàn thể và sự đồng thuận của xã hội về quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà nước và nhiệm vụ xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Các phong trào thi đua yêu nước gắn với việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí minh được triển khai thực hiện đi vào nề nếp và từng bước nâng cao chất lượng. Nhiều mô hình, điển hình “Dân vận khéo” thực sự lan tỏa trên mọi mặt đời sống xã hội, đã thu hút, tập hợp, động viên, khích lệ sự tham gia, cống hiến của các tầng lớp Nhân dân góp phần xây dựng sự đồng thuận, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc.